RAM là gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Kiểm Tra RAM

RAM là gì? Cấu tạo của RAM? Chọn RAM bao nhiêu là đủ? Cần lưu ý những gì khi nâng cấp RAM cho máy tính. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để được LANIT giải đáp chi tiết nhé!

RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, một thành phần quan trọng trong máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử. RAM lưu trữ tạm thời dữ liệu và các chương trình mà hệ thống đang xử lý, giúp truy cập nhanh chóng và dễ dàng. Khác với ổ cứng, dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa khi tắt nguồn thiết bị. RAM đóng vai trò then chốt trong việc tăng tốc độ và hiệu suất hoạt động của máy tính, đặc biệt là khi chạy nhiều chương trình hoặc tác vụ cùng một lúc.

RAM là gì?
RAM là gì?

Chức năng của RAM là gì?

RAM có chức năng rất quan trọng trong việc vận hành và tối ưu hóa hiệu suất của máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Dưới đây là những chức năng chính của RAM:

  • Lưu trữ tạm thời dữ liệu: RAM giữ các dữ liệu và chương trình mà hệ thống đang xử lý trong thời gian ngắn giúp CPU truy cập nhanh chóng vào dữ liệu mà không cần phải lấy từ ổ cứng.
  • Tăng tốc độ xử lý: RAM giảm thời gian tải dữ liệu từ ổ cứng hoặc các bộ lưu trữ khác, giúp hệ thống phản hồi nhanh hơn khi mở ứng dụng, chuyển giữa các tác vụ hoặc thực hiện các hoạt động phức tạp.
  • Hỗ trợ đa nhiệm: Một trong những chức năng quan trọng của RAM là khả năng cho phép máy tính hoặc điện thoại mở và xử lý nhiều chương trình cùng một lúc mà không bị chậm hay treo. RAM càng lớn, hệ thống càng có thể xử lý nhiều tác vụ đồng thời mà không làm giảm hiệu suất.
  • Hỗ trợ các tác vụ nặng: RAM đảm bảo rằng các chương trình yêu cầu nhiều tài nguyên như phần mềm chỉnh sửa video, game 3D, và các ứng dụng đồ họa có thể hoạt động trơn tru bằng cách cung cấp không gian để lưu trữ dữ liệu mà không cần dựa quá nhiều vào ổ cứng.

>>> Xem thêm: RAM Server là gì? Tìm hiểu cấu trúc và nguyên lý hoạt động chi tiết

Cấu tạo của RAM có mấy bộ phận?

Cấu tạo của RAM bao gồm 5 bộ phận chính: Bo mạch, vi xử lý, ngân hàng bộ nhớ, chip SPD, và bộ đếm.

Cấu tạo của RAM có mấy bộ phận?
Cấu tạo của RAM có mấy bộ phận?
  • Bo mạch: Bo mạch là bảng mạch chính của RAM, nơi kết nối tất cả các thành phần bên trong với máy tính. Nó dùng mạch bán dẫn silicon để liên kết các bộ phận bộ nhớ với hệ thống máy tính.
  • Vi xử lý: Không giống như RAM DRAM thông thường, SDRAM có vi xử lý giúp đồng bộ hóa hoạt động bộ nhớ với hệ thống, giúp đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ các tín hiệu không cần thiết, tăng hiệu suất hoạt động.
  • Ngân hàng bộ nhớ: RAM chứa các mô-đun bộ nhớ gọi là ngân hàng bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu. Trong SDRAM, thường có ít nhất hai ngân hàng bộ nhớ, giúp tăng khả năng truy cập dữ liệu đồng thời và nhanh chóng.
  • Chip SPD: Chip SPD (Serial Presence Detect) chứa thông tin về loại RAM, kích thước, tốc độ và thời gian truy cập. Máy tính sẽ đọc dữ liệu từ chip này khi khởi động để xác định các thông số của RAM.
  • Bộ đếm: Bộ đếm của RAM theo dõi các địa chỉ cột để giúp truy cập dữ liệu với tốc độ cao. Nó hoạt động theo hai cách: tuần tự và xen kẽ, tối ưu hóa việc truy xuất dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm >>> Disk I/O là gì? Hướng Dẫn Kiểm Tra Hiệu Suất “Nhanh Chóng”

Các loại RAM

Dung lượng RAM càng lớn sẽ giúp máy tính xử lý đa nhiệm tốt hơn và tăng tốc độ hoạt động tổng thể. Vậy hiện nay có những loại RAM nào phổ biến trên thị trường?

Phân loại theo cấu tạo

  • RAM tĩnh (SRAM): Lưu trữ dữ liệu quan trọng để khởi động máy tính, không bị mất dữ liệu khi tắt máy. Thường dùng trong các bộ nhớ cache và hệ thống khởi động.
  • RAM động (DRAM): Cần nạp lại dữ liệu liên tục và bị xóa khi tắt máy. Đây là loại RAM phổ biến trong hầu hết các máy tính hiện nay.

Phân loại theo thế hệ RAM

Phân loại theo thế hệ RAM
Phân loại theo thế hệ RAM
  • DDR1: Đây là phiên bản đầu tiên của DDR, hiện nay hầu như không còn được sử dụng do đã lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu xử lý của các máy tính hiện đại.
  • DDR2: Phiên bản tiếp theo của DDR1, thường được sử dụng với các bo mạch chủ dùng chipset Intel dòng 945 -> G31 và CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo. Mặc dù DDR2 đã cũ, vẫn còn một số máy tính đời cũ sử dụng loại RAM này.
  • DDR3: Loại RAM phổ biến nhất hiện nay, dùng cho các máy tính đời mới. DDR3 tương thích với các CPU Intel Core i3, i5, i7 và được biết đến với hiệu năng ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng thông thường.
  • DDR4: Đây là loại RAM tiên tiến nhất hiện tại, chỉ tương thích với các phần cứng đời mới. DDR4 có tốc độ nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn so với các thế hệ trước, phù hợp cho các hệ thống yêu cầu hiệu năng cao như chơi game, đồ họa hoặc xử lý dữ liệu lớn.

Xem thêm >>> Review RAM DDR4: Giải pháp Đột Phá Để Tăng Hiệu Suất Máy Chủ

Ý nghĩa các thông số trong RAM

Dưới đây là ý nghĩa các thông số chính của RAM:

  • Dung lượng RAM (Capacity): Đo bằng GB. Máy tính có nhiều dung lượng RAM sẽ chạy mượt hơn khi mở nhiều ứng dụng cùng lúc (ví dụ: 8GB, 16GB, 32GB)
  • Loại RAM (Type): Ví dụ, DDR3, DDR4, DDR5. Các thế hệ RAM này khác nhau về tốc độ và công nghệ. DDR4 và DDR5 hiện là phổ biến nhất cho máy tính hiện đại, DDR5 có tốc độ và hiệu năng cao hơn.
  • Tốc độ RAM (Frequency): Đo bằng MHz, tốc độ càng cao thì dữ liệu được truyền nhanh hơn. Ví dụ, RAM 3200MHz sẽ xử lý nhanh hơn 2400MHz.
  • Độ trễ CAS (CAS Latency): Độ trễ trong việc truy xuất dữ liệu của RAM. CAS càng thấp thì thời gian phản hồi càng nhanh, ví dụ CL16 nhanh hơn CL18.
  • Băng thông (Bandwidth): Khả năng xử lý dữ liệu của RAM trong một giây. Ví dụ, PC4-25600 cho băng thông 25.6GB/s, thể hiện tốc độ truyền dữ liệu của RAM.
  • Điện áp (Voltage): Điện áp càng thấp, RAM càng tiết kiệm điện và ít tỏa nhiệt. DDR4 thường có điện áp 1.2V, còn DDR3 là 1.5V. Điện áp thấp giúp RAM hoạt động ổn định hơn và ít tiêu tốn năng lượng.
  • Kiểu RAM (Form Factor): DIMM dùng cho máy tính để bàn (desktop), SO-DIMM dành cho laptop. Kích thước và chuẩn cắm khác nhau nên phải chọn đúng loại cho thiết bị của bạn.
  • Xung nhịp hiệu quả (Effective Clock Speed): Ví dụ: DDR4-3200. Thông số này thể hiện tốc độ truyền dữ liệu gấp đôi so với xung nhịp thông thường, nhờ khả năng truyền dữ liệu 2 lần mỗi chu kỳ.
  • ECC (Error-Correcting Code): RAM ECC có tính năng phát hiện và sửa lỗi tự động, thường dùng trong các máy chủ hoặc hệ thống quan trọng, giúp đảm bảo tính ổn định và độ tin cậy cao.
  • Overclocking (Khả năng ép xung): Khả năng ép xung cho phép RAM chạy ở tốc độ cao hơn mặc định, tăng hiệu suất. Tuy nhiên, việc ép xung đòi hỏi hệ thống hỗ trợ tốt và khả năng tản nhiệt hiệu quả.

Chọn RAM bao nhiêu là đủ?

Việc lựa chọn dung lượng RAM phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn:

Chọn RAM bao nhiêu là đủ?
Chọn RAM bao nhiêu là đủ?
  • Người dùng cơ bản: Nếu chỉ sử dụng máy tính để lướt web, xem phim, và làm các tác vụ văn phòng, 4GB đến 8GB RAM là đủ để máy hoạt động ổn định mà không gặp tình trạng chậm.
  • Người chơi game và làm đồ họa: Đối với game thủ hoặc những người làm việc với các phần mềm đồ họa nặng, 16GB đến 32GB RAM là cần thiết để đảm bảo hiệu suất và giúp các tác vụ được xử lý mượt mà hơn.
  • Điện thoại di động: Với điện thoại thông minh, 4GB đến 8GB RAM đủ để chạy ứng dụng mượt mà và hỗ trợ đa nhiệm. Tuy nhiên, các dòng điện thoại cao cấp hiện nay có thể lên tới 12GB hoặc 16GB RAM để đáp ứng nhu cầu xử lý cao và chạy nhiều ứng dụng cùng lúc.

Làm thế nào để kiểm tra RAM của máy tính/điện thoại?

Dưới đây là các bước chi tiết giúp bạn kiểm tra RAM của máy tính/ điện thoại siêu đơn giản:

Kiểm tra RAM trên máy tính Windows

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager.

Mở Task Manager
Mở Task Manager

Bước 2: Chọn tab Performance (Hiệu suất), sau đó chọn Memory (Bộ nhớ). Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin về dung lượng RAM đã cài đặt và sử dụng.

Chọn Memory
Chọn Memory

Kiểm tra RAM trên macOS

Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình và chọn About This Mac.

Chọn About This Mac
Chọn giới thiệu về Máy mac này

Bước 2: Trong tab Overview, bạn sẽ thấy dung lượng Memory (RAM) được hiển thị.

RAM được hiển thị trong tab Overview
RAM được hiển thị trong tab Overview

Kiểm tra RAM trên điện thoại Android

Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) và chọn Giới thiệu về thiết bị(About phone).

Chọn Giới thiệu về điện thoại

Bước 2: Chọn bộ nhớ (Memory), tại đây bạn sẽ thấy dung lượng RAM của điện thoại.

Chọn bộ nhớ

Kiểm tra RAM trên iPhone (iOS)

iOS không cung cấp trực tiếp thông tin về RAM trong cài đặt, nhưng bạn có thể sử dụng các ứng dụng từ bên thứ ba như Lirum Device Info Lite để kiểm tra dung lượng RAM của iPhone.

Cần lưu ý điều gì khi nâng cấp RAM cho máy tính?

Khi nâng cấp RAM cho máy tính, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý một số yếu tố để lựa chọn RAM sao cho phù hợp nhất nhé!

  • Kiểm tra khả năng tương thích: Trước tiên, hãy xác định loại RAM mà máy tính của bạn hỗ trợ (DDR3, DDR4, DDR5, v.v.) và dung lượng tối đa mà bo mạch chủ có thể lắp. Bạn có thể tìm thông tin này trong tài liệu hướng dẫn hoặc trang web của nhà sản xuất bo mạch chủ.
  • Tốc độ RAM: Tốc độ RAM (đo bằng MHz) cũng rất quan trọng. Chọn RAM có tốc độ phù hợp với bo mạch chủ của bạn để tối ưu hóa hiệu suất. Nếu bạn kết hợp RAM với tốc độ khác nhau, nó sẽ chạy ở tốc độ thấp nhất trong số đó.
  • Số lượng thanh RAM: Nếu có thể, hãy sử dụng hai thanh RAM giống nhau (dual-channel) để tăng tốc độ truy cập, giúp bạn cải thiện hiệu suất hơn so với việc sử dụng một thanh RAM đơn.
  • Tháo lắp an toàn: Trước khi tháo lắp RAM, hãy chắc chắn rằng máy tính đã được tắt và ngắt nguồn. Sử dụng găng tay chống tĩnh điện nếu có thể, để tránh gây hại cho các linh kiện bên trong.
  • Kiểm tra sau khi nâng cấp: Sau khi lắp đặt, khởi động máy và kiểm tra xem máy có nhận đủ RAM không. Bạn có thể vào BIOS hoặc hệ điều hành để xác nhận. Đồng thời, theo dõi xem máy có hoạt động ổn định hay không.
  • Cập nhật BIOS: Nếu máy không nhận RAM mới, thử cập nhật BIOS của bo mạch chủ, vì phiên bản cũ có thể không hỗ trợ RAM mới.

>>> Có thể bạn biết: Ổ Cứng SSD là gì? Ổ Cứng SSD và HDD Nên Dùng Cái Nào?

FAQS (Câu Hỏi Thường Gặp)

Dưới đây là những câu hỏi được khá nhiều người dùng quan tâm xoay quanh về chủ đề RAM như:

RAM DDR4 có thể dùng chung với DDR3 không?

Trả lời: Không, DDR4 và DDR3 không thể dùng chung với nhau vì chúng có sự khác biệt về thiết kế và chuẩn kết nối. Cả hai loại RAM này có số chân cắm khác nhau, điện áp hoạt động khác nhau, và khe cắm trên bo mạch chủ cũng không tương thích.

Tại sao điện thoại cần nhiều RAM hơn máy tính?

Trả lời: Điện thoại thông minh cần nhiều RAM hơn để xử lý đa nhiệm và ứng dụng nặng như chụp ảnh, vừa nghe nhạc, vừa lướt web và nhắn tin. Cần nhiều RAM giúp thiết bị chuyển đổi mượt mà giữa các ứng dụng mà không bị giật, lag.

Cần bao nhiêu RAM để chơi game?

Trả lời: Tối thiểu 8GB, nhưng tốt nhất là 16GB hoặc hơn để chơi các game nặng.

Tại sao máy tính có nhiều RAM nhưng vẫn chạy chậm?

Trả lời: Máy tính có thể chậm do nhiều yếu tố khác ngoài RAM, chẳng hạn như bộ xử lý yếu, ổ cứng chậm, hoặc quá nhiều ứng dụng chạy nền. Nâng cấp RAM không phải lúc nào cũng là giải pháp duy nhất để tăng hiệu suất.

RAM trong hosting là gì?

Trả lời: RAM trong hosting là bộ nhớ tạm thời được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu của các website đang hoạt động trên máy chủ hosting. Khi một người dùng truy cập vào website, hệ thống sẽ sử dụng RAM để nhanh chóng xử lý các yêu cầu, như tải trang, truy xuất cơ sở dữ liệu, và xử lý mã nguồn.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về khái niệm RAM là gì cùng với những điều bạn nên biết về RAM hay cần lưu ý những gì khi nâng cấp RAM. Nếu có bất kỳ những thắc mắc nào thì đừng ngại để lại bình luận, LANIT sẽ giải đáp bạn nhanh chóng nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!