Trang chủ » Lệnh Chown Linux – Hướng dẫn Cách sử dụng Chi Tiết
Lệnh Chown Linux – Hướng dẫn Cách sử dụng Chi Tiết
- 19/02/2023
- LANIT JSC
Lệnh Chown (Change Owner) được sử dụng rất phổ biến trong hệ điều hành Linux. Nó có tính năng thay đổi quyền sở hữu của người dùng đối với các file dữ liệu, thư mục hoặc symbolic link. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, LANIT sẽ giúp các bạn tìm hiểu thật chi tiết.
Cú pháp Lệnh Chown trong Linux
Lệnh Chown Linux có cấu trúc định dạng như sau;
Trong cấu trúc trên, USER chỉ tên người dùng hoặc UID của chủ sở hữu mới. GROUP chỉ tên nhóm hoặc GID của nhóm mới. FILE hiển thị tên file, thư mục hoặc symbolic link và đây cũng chính là file đích cần xử lý.
- Nếu trong tệp file được khởi tạo chỉ có một user được chỉ định thì người đó chính là chủ sở hữu.
- Nếu có nhiều người được chỉ định thì thông tin sẽ được nhập vào mục USER và được ngăn cách bởi các dấu hai chấm (:). Nếu GROUP không được nhập, người dùng sẽ là chủ sở hữu, còn tất cả người dùng được mặc định là nhóm sở hữu của tệp.
- Trong trường hợp cả USER và GROUP đều được chỉ định thì người dùng chỉ định và nhóm chỉ định đều có quyền sở hữu tệp.
- Nếu USER bỏ trống, còn GROUP được nhập thì quyền sở hữu sẽ đổi thành GROUP được chỉ định.
- Trong trường hợp chỉ có dấu hai chấm thì tệp vẫn thuộc sở hữu ban đầu, không có thay đổi nào xảy ra.
Hướng dẫn sử dụng lệnh Chown Linux
Lệnh Chown trong Linux giúp người dùng có thể thay đổi cả chủ sở hữu và nhóm sở hữu. Để thực hiện các thay đổi mong muốn, bạn chỉ cần sử dụng lệnh Chown (theo cú pháp) + tên chủ sở hữu mới + (:) + tên nhóm mới vào + tệp cần thay đổi quyền sở hữu.
Cách thay đổi chủ của tập tin
Lệnh Chown trong Linux giúp người dùng thay đổi chủ sở hữu tệp. Để thực hiện thay đổi này, các bạn hãy theo dõi những hướng dẫn sau.
Bước 1: Bạn sử dụng lệnh Chown trong hệ điều hành Linux >> nhập tên người dùng chủ sở hữu ngay phía sau lệnh và tên file cần thay đổi quyền.
Bước 2: Sau khi thay đổi, cú pháp trên câu lệnh Chown sẽ trở thành tên mới như sau.
Đối với trường hợp muốn thay đổi quyền sở hữu nhiều file, bạn phân tách bằng dấu cách.
Ví dụ: Để thay đổi quyền sở hữu file có tên file 1 và thư mục dir1 thành chủ sở hữu với tên freetuts, bạn cũng dùng lệnh Chown Linux >> Nhập tên chủ sở hữu mới >> tên file cũ và thư mục cũ.
Cách thay đổi chủ sở hữu của nhóm tệp
Để thay đổi tên người dùng sở hữu và nhóm sở hữu mới, các bạn cũng sử dụng cấu trúc lệnh Chown Linux >> nhập tên người dùng mới và tên nhóm sở hữu ngay sau lệnh (tên người dùng và nhóm phân tách bằng dấu (:)). Cấu trúc lệnh như sau;
Ví dụ: Để đổi chủ sở hữu từ tệp FILE thành freetuts và nhóm sở hữu thành freetutsteam.
Trường hợp bỏ qua tên GROUP thì group sở hữu sẽ thuộc về nhóm của các user được chỉ định.
Cách thay đổi nhóm tệp
Khi bạn chỉ muốn thay đổi nhóm sở hữu mà không cần thay đổi chủ sở hữu, bạn chỉ cần nhập tên nhóm mới vào GROUP còn bỏ qua phần USER.
Ví dụ: Bạn sẽ thay đổi nhóm sở hữu tệp có tên FILE1 thành www-data, chỉ cần áp dụng lệnh Chown Linux sau.
Cách thay đổi quyền sở hữu liên kết tượng trưng
Các liên kết tượng trưng có nghĩa là các folder ảo. Khi tùy chọn đệ quy không được chọn, lệnh Chown sẽ thay đổi quyền sở hữu của nhóm tệp liên kết này.
Để thay đổi quyền sở hữu các liên kết tượng trưng các bạn sử dụng lệnh Chown bằng cách trỏ symlink 1 đến /var/www/file1: theo cú pháp như sau.
Nếu muốn thay đổi quyền sở hữu nhóm của các liên kết tượng trưng, ta dùng tùy chọn -h:
Cách thay đổi đệ quy quyền sở hữu tệp
Đối với đệ quy, để duyệt tất cả tệp trong cùng thư mục có nhiều cấp, bạn sử dụng tùy chọn đệ ruy -R (-recursive):
Chẳng hạn: Bạn muốn thay đổi quyền sở hữu của tất cả tệp và thư mục con trong folder mẹ /var/www thành chủ sở hữu mới với tên ww-date, cách thực hiện như sau;
Trong trường hợp thư mục mẹ chứa các thư mục ảo, bạn sẽ dùng tùy chọn -h: (hoặc tùy chọn -L, tùy chọn -H).
Sử dụng Tệp Tham chiếu
Với tệp tham chiếu, bạn dùng tùy chọn -reference = ref_file để thay đổi người dùng sở hữu và nhóm giống với file được chỉ định. Trong trường hợp, file tham chiếu là liên kết tượng trưng (thư mục ảo), khi đó lệnh Chown Linux sẽ dùng tên người dùng và nhóm tệp đích.
Trên đây, LANIT và các bạn vừa cùng nhau tìm hiểu về lệnh Chown và cách sử dụng lệnh chi tiết. Nếu các bạn cần giải đáp thêm điều gì, vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn dưới bài viết. LANIT sẽ giải đáp sớm nhất tới các bạn!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các lệnh khác của Linux như: