Băng thông là gì? Các khái niệm liên quan
Băng thông là gì?
Băng thông hay Bandwidth là sự đo lường về số lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải qua Internet trong 1 khoảng thời gian xác định. Băng thông có thể được truyền tải qua 2 dạng chính là kết nối có dây và không dây. Băng thông đại diện cho số lượng Bits, Kilobits hoặc cao hơn là Megabits và Gigabits được truyền tải trong thời gian 1 giây.

Tăng băng thông là gì?
Tăng băng thông là hành động giúp gia tăng dung lượng của băng thông truyền dẫn, mở rộng khả năng truyền tải dữ liệu của tuyến mạng. Nó được thực hiện thông qua việc nâng cấp phần cứng, tối ưu cấu hình hoặc tối ưu hóa khả năng truyền dẫn. Tăng băng thông rất cần thiết trong một vài trường hợp để đạt các hiệu quả mong muốn như:
- Rút ngắn thời gian tải trang và download tài liệu
- Tăng trải nghiệm cho User cùng với nhiều tác vụ đồng thời
- Hỗ trợ nhiều người dùng và Online Session cùng lúc
- Phòng ngừa các ứng dụng ngốn băng thông
Hạ băng thông là gì?
Hạ băng thông là quá trình giảm dung lượng băng thông phù hợp để truyền dữ liệu từ nguồn tới đích. Việc hạ băng thông nhằm tiết kiệm băng thông và tối ưu hóa việc truyền dữ liệu bằng việc thực hiện các kỹ thuật nén dữ liệu.
Bóp băng thông là gì?
Bóp băng thông là quá trình làm giảm bớt hoặc hạn chế dung lượng băng thông của một kết nối mạng hoặc tuyến đường truyền dữ liệu. Nó được thực hiện nhằm mục đích kiểm soát và quản lý việc sử dụng băng thông, thông qua các cơ chế và chính sách mạng.
Nguyên lý hoạt động của băng thông
Hãy hình dung băng thông như một con đường cao tốc:
- Làn đường rộng (băng thông lớn): Nhiều xe (dữ liệu) có thể di chuyển nhanh chóng mà không bị tắc nghẽn.
- Làn đường hẹp (băng thông thấp): Chỉ một số xe được lưu thông cùng lúc, nếu quá tải sẽ gây ra tình trạng kẹt xe (mạng chậm).
Khi bạn truy cập website, xem video hoặc tải file, thiết bị sẽ gửi yêu cầu qua mạng và nhận dữ liệu trả về. Nếu băng thông đủ lớn, quá trình này diễn ra nhanh và mượt mà. Nhưng khi băng thông bị giới hạn hoặc có quá nhiều thiết bị truy cập đồng thời, tốc độ truyền tải sẽ giảm, gây ra hiện tượng:
- Tải trang web chậm hoặc không load được hình ảnh, nội dung.
- Video bị giật lag, giảm chất lượng hoặc phải chờ buffering.
- Tải file lâu hơn hoặc bị đứt kết nối giữa chừng.

Đo lường băng thông bằng cách nào?
Băng thông có thể đo lường bằng Bits Per Second (bps). Tuy nhiên hiện nay băng thông được đo lường bằng Mbps hoặc Gbps. Dưới đây là bảng các đơn vị đo lường băng thông:
Đơn vị đo lường | Ký hiệu | Ý nghĩa | Ví dụ minh họa |
Bit/giây | bps | Đơn vị cơ bản nhất, đo số bit truyền qua mạng mỗi giây. | 1Mbps = 1.000.000 bit/giây |
Byte/giây | Bps | Đo tốc độ truyền tải thực tế, 1 byte = 8 bit. | 1MBps = 8Mbps |
Kilobit/giây | Kbps | 1.000 bit truyền trong một giây. | 512Kbps = 512.000 bit/giây |
Megabit/giây | Mbps | 1 triệu bit truyền mỗi giây, phổ biến trong mạng gia đình. | 100Mbps ≈ 12,5MBps |
Gigabit/giây | Gbps | 1 tỷ bit truyền mỗi giây, thường thấy ở mạng doanh nghiệp lớn. | 1Gbps = 1.000Mbps |
Terabit/giây | Tbps | 1 nghìn tỷ bit truyền mỗi giây, dùng cho hạ tầng viễn thông. | 1Tbps = 1.000Gbps |
>>> Xem thêm: Byte là gì? bit là gì? 1 byte bằng bao nhiêu bit?
Trước khi đo lường băng thông tại nhà, bạn cần chú ý một số yếu tố sau:
- Internet Usage: Là số lượng thông tin được truyền tải thông qua kết nối Internet.
- Background Usage: Lượng Background được tải lên hoặc tải xuống có thể làm trì trệ băng thông của bạn.
- Số lượng người sử dụng: Đo lường bao nhiêu người dùng đang kết nối mạng làm ảnh hưởng đến chất lượng và tốc độ băng thông.
Để thực hiện đo lường, bạn có thể sử dụng một số website hỗ trợ như Speedtest.net để có thể dễ dàng biết được băng thông của mình là bao nhiêu. Quá trình này được ví như là sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm với giao diện mạng. Nó sẽ đếm tổng lượng

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Sử dụng LiteSpeed Web Cache Manager trong cPanel
Làm thế nào để kiểm soát băng thông?
Nhằm tránh lãng phí lượng băng thông không cần thiết, bạn có thể kiểm soát băng thông bằng cách đặt giới hạn tối đa cho chúng. Dưới đây là những cách để kiểm soát băng thông hiệu quả được LANIT liệt kê:
Kích hoạt Metered Connection trên Window 10:
Đây là cách hiệu quả giúp kiểm soát băng thông bằng cách ngăn chặn các cập nhật tự động trên Window. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến một vài tính năng ứng dụng không hoạt động ổn định nên cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Sử dụng công cụ bên thứ 3:
Hiện tại có một vài công cụ có thể hỗ trợ bạn kiểm soát băng thông hiệu quả là NetBalancer, NetLimiter và Netpeeker,… Bạn hãy nhanh tay cài đặt chúng để ứng dụng ngay cho mình nhé.

Các loại băng thông phổ biến
Hiện nay có 3 loại băng thông phổ biến, gồm:
Băng thông mạng
Băng thông mạng là tổng dung lượng dữ liệu có thể truyền tải qua đường truyền internet trong một khoảng thời gian nhất định. Nó quyết định tốc độ kết nối mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm duyệt web, xem video hay tải file.
Ví dụ: Nếu bạn sử dụng gói internet gia đình với băng thông 100Mbps, tốc độ tải xuống tối đa sẽ đạt khoảng 12,5MB/s (vì 1 byte = 8 bit). Tuy nhiên, tốc độ thực tế có thể thấp hơn do ảnh hưởng của các yếu tố như độ trễ mạng, số lượng thiết bị truy cập cùng lúc hoặc chất lượng đường truyền.

Băng thông website
Băng thông website là lượng dữ liệu mà website có thể truyền tải giữa máy chủ và người dùng trong một khoảng thời gian. Khi người dùng truy cập website, mỗi thao tác tải trang, xem ảnh, phát video đều tiêu tốn băng thông.
Nếu website có nhiều nội dung đa phương tiện (ảnh chất lượng cao, video dài) hoặc lưu lượng truy cập lớn, cần chọn gói hosting hoặc VPS có băng thông cao để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh, giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ SEO tốt hơn.
Ví dụ: Một website bán hàng có 10.000 lượt truy cập/ngày, mỗi lượt tải 2MB dữ liệu, thì băng thông tiêu thụ hàng tháng sẽ khoảng:
10.000 x 2MB x 30 ngày = 600GB/tháng.
Trong trường hợp này, nếu gói hosting giới hạn băng thông ở mức 500GB/tháng, website có thể bị chậm hoặc gián đoạn khi vượt quá giới hạn.

Băng thông máy chủ
Băng thông máy chủ là khả năng truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và internet. Điều này rất quan trọng đối với các dịch vụ VPS, hosting, vì ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản hồi của ứng dụng, website hoặc dịch vụ đang chạy trên máy chủ.
- Băng thông dùng chung: Nhiều người dùng chia sẻ chung một đường truyền, nên tốc độ có thể giảm khi lưu lượng tăng cao. Phù hợp với website hoặc ứng dụng nhỏ, lưu lượng truy cập vừa phải.
- Băng thông riêng: Chỉ một máy chủ sử dụng toàn bộ băng thông được cấp, đảm bảo tốc độ ổn định ngay cả khi có nhiều truy cập đồng thời. Thường được chọn cho các hệ thống lớn, cần độ ổn định cao như sàn thương mại điện tử, livestream hay game online.
Ví dụ: Một máy chủ chạy ứng dụng livestream với băng thông riêng 1Gbps có thể hỗ trợ hàng trăm người xem cùng lúc mà không bị giật lag. Trong khi đó, nếu dùng băng thông 100Mbps dùng chung, chất lượng truyền phát có thể giảm đáng kể khi có nhiều người truy cập đồng thời.

Băng thông ảnh hưởng đến hiệu suất như thế nào?
Đối với người dùng internet
Băng thông quyết định tốc độ và chất lượng trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Với băng thông cao, việc xem video, tải file, lướt web hay chơi game online trở nên nhanh chóng và mượt mà hơn.
- Xem video, livestream: Băng thông cao giúp phát video chất lượng HD/4K mà không bị giật, đứng hình.
- Chơi game online: Giảm độ trễ (ping), hạn chế mất kết nối đột ngột, giúp game chạy ổn định hơn.
- Sử dụng đồng thời nhiều thiết bị: Nếu có nhiều người dùng chung một đường truyền, băng thông thấp sẽ khiến mạng bị chậm, gây tình trạng nghẽn, lag. Nhất là khi phát video hoặc tải file dung lượng lớn cùng lúc.
Đối với website
Băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang và khả năng chịu tải của website. Khi băng thông thấp, website sẽ tải chậm, gây khó chịu cho người dùng và làm tăng tỷ lệ thoát trang.
- Tốc độ tải trang: Nếu website có nhiều hình ảnh, video hoặc nội dung nặng, băng thông thấp sẽ khiến trang tải lâu hơn, làm giảm trải nghiệm người dùng.
- Khả năng chịu tải: Khi lượng truy cập tăng đột biến (ví dụ khi chạy quảng cáo hoặc tổ chức sự kiện online), nếu băng thông không đủ, website có thể bị sập hoặc gián đoạn.
- Ảnh hưởng đến SEO: Google ưu tiên các trang web tải nhanh trong kết quả tìm kiếm, nên website có băng thông cao và tốc độ tốt sẽ có lợi thế khi tối ưu SEO.
Ví dụ: Một trang thương mại điện tử tổ chức chương trình khuyến mãi lớn, thu hút hàng nghìn lượt truy cập cùng lúc. Nếu gói hosting giới hạn băng thông, website dễ bị quá tải, dẫn đến mất doanh thu và ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu.

Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty có hệ thống làm việc trực tuyến hoặc sử dụng nhiều phần mềm nội bộ, cần băng thông rộng và ổn định để đảm bảo năng suất hoạt động.
- Hội nghị trực tuyến: Băng thông cao giúp các cuộc họp online qua Zoom, Microsoft Teams diễn ra mượt mà, không bị giật lag hay mất kết nối đột ngột.
- Lưu trữ và truy cập dữ liệu: Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống lưu trữ đám mây (cloud storage) hoặc phần mềm quản lý (CRM, ERP) cần băng thông lớn để đảm bảo tốc độ truyền tải và xử lý dữ liệu nhanh chóng.
- Kết nối với khách hàng: Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến (ví dụ công ty hosting, SaaS). Băng thông cao và ổn định là yếu tố sống còn để duy trì chất lượng dịch vụ và giữ chân khách hàng.
Bóp băng thông có ảnh hưởng gì?
Bóp băng thông hay còn gọi là giới hạn băng thông là hành động có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Cụ thể:
- Bóp băng thông làm tăng độ trễ trong việc truyền tải dữ liệu. Do đó, điều này không nên thực hiện với các ứng dụng đòi hỏi độ trễ thấp
- Với các ứng dụng video trực tuyến, bóp băng thông dẫn đén giảm chất lượng video, hình ảnh mờ, giảm độ phân giải
- Giới hạn băng thông cũng làm giảm chậm tải trang web, nhất là khi nó có nhiều hình ảnh, nội dung đa phương tiện
- Bóp băng thông cũng làm giảm tốc độ tải và tải dữ liệu, gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ trực tuyến cũng như đồng bộ hóa dữ liệu trên Cloud, các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao.
- Bóp băng thông có thể làm giảm chất lượng âm thanh, gây độ trễ khi người nghe muốn nghe được âm thanh ngay lập tức.
- Giới hạn băng thông cũng làm giảm hiệu suất công việc, tăng độ trễ trong các giao tiếp qua kết nối internet, truy cập hệ thống dịch vụ từ xa.
- Trong các cuộc gọi video việc giới hạn băng thông làm giảm chất lượng hình ảnh, âm thanh cũng như tạo độ trễ cuộc gọi.
Ngoài ra, việc bóp băng thông cũng ảnh hưởng tới các ứng dụng trực tuyến, quản lý dự án, và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Câu hỏi thường gặp
Băng thông càng cao thì mạng có nhanh hơn không?
Thông thường, băng thông cao giúp mạng nhanh hơn vì nó tăng khả năng truyền tải dữ liệu cùng lúc. Tuy nhiên, tốc độ mạng thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
- Chất lượng máy chủ: Nếu máy chủ cung cấp dịch vụ yếu hoặc quá tải, dù băng thông lớn, kết nối vẫn có thể bị chậm.
- Thiết bị mạng: Modem/router cũ hoặc không hỗ trợ băng thông cao có thể làm giảm tốc độ mạng thực tế.
- Khoảng cách và hạ tầng: Với internet cáp quang, khoảng cách từ nhà bạn đến trạm phát, hoặc tình trạng đường truyền cũng ảnh hưởng đến tốc độ.
Ví dụ: Nếu bạn đăng ký gói internet 200Mbps nhưng sử dụng router đời cũ chỉ hỗ trợ tối đa 100Mbps. Tốc độ thực tế sẽ không vượt quá 100Mbps, dù băng thông gói cước lớn hơn.
Làm sao để kiểm tra website có bị giới hạn băng thông không?
Nếu website của bạn đột nhiên tải chậm hoặc bị gián đoạn, rất có thể đã chạm ngưỡng băng thông. Để kiểm tra, bạn có thể truy cập vào control panel (như cPanel, DirectAdmin hoặc Plesk) để theo dõi lượng băng thông đã sử dụng. Nếu không tìm thấy thông tin rõ ràng, hãy liên hệ nhà cung cấp hosting để được hỗ trợ kiểm tra và tư vấn nâng cấp gói dịch vụ nếu cần.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix để đánh giá tốc độ và xác định nguyên nhân khiến website tải chậm.
>>> Xem thêm: Google Pagespeed Insights là gì? LEO Top Google với Pagespeed Insights
Nên chọn băng thông bao nhiêu là đủ?
Việc chọn băng thông phù hợp phụ thuộc vào quy mô và nhu cầu sử dụng cụ thể:
- Cá nhân, hộ gia đình: 50Mbps – 100Mbps (phù hợp cho lướt web, xem video HD, làm việc từ xa).
- Doanh nghiệp nhỏ: 100Mbps – 300Mbps (đủ để họp trực tuyến, gửi email, lưu trữ đám mây nhẹ).
- Công ty lớn, website nhiều traffic: 500Mbps – 1Gbps (cần cho hệ thống nội bộ phức tạp, website thương mại điện tử hoặc dịch vụ trực tuyến).
- Dịch vụ streaming, gaming hoặc server lớn: 1Gbps trở lên (đảm bảo tốc độ cao, giảm độ trễ).
Lưu ý: Ngoài tốc độ, bạn cũng nên cân nhắc đến loại kết nối (ví dụ: cáp quang FTTH). Và chất lượng thiết bị mạng cùng chính sách của nhà cung cấp để đảm bảo băng thông thực tế đúng với nhu cầu sử dụng.
Kết luận
Vậy là các bạn đã cùng với LANIT tìm hiểu Bandwidth là gì và những cách tăng băng thông hiệu quả nhất. Có thể thấy với thời buổi Internet phát triển như hiện nay thì việc gia tăng băng thông cho mạng dữ liệu tại nhà là thật sự rất cần thiết. Nếu bạn muốn được hỗ trợ nhanh hoặc vẫn còn thắc mắc nào đó về băng thông là gì, hãy liên hệ với LANIT ngay để được tư vấn tận tình nhé!
LANIT – Nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ vật lý, thuê VPS, hosting giá rẻ chất lượng cao, băng thông lớn.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!