Chassis Server Là Gì? Kinh Nghiệm Lựa Chọn Cực Chuẩn

Chassis là thùng máy bảo vệ phần cứng của Server. Vậy làm thế nào để biết và lựa chọn Chassis Server phù hợp? Hãy cùng LANIT tìm hiểu ngay Chassis Server là gì? trong bài viết sau đây.

Chassis Server là gì?

Chassis Server là khung vỏ chứa các thành phần của máy chủ, bao gồm bo mạch chủ, CPU, bộ nhớ, ổ cứng và các thành phần khác. Nó cung cấp không gian và kết nối cần thiết để lắp đặt, bảo vệ, và quản lý các thành phần này trong môi trường máy chủ. Chassis Server có nhiều loại khác nhau như rackmount, tower hoặc blade, phù hợp với nhu cầu và kích thước hệ thống.

Chassis Server là gì?
Chassis Server là gì?

Đối với máy tính gọi là Case còn với máy chủ server gọi là Case máy chủ hay chính là Chassis Server.

Đặc điểm và thông số kỹ thuật của Chassis Server

Để hiểu rõ hơn Chassis Server là gì? Hãy điểm qua đặc điểm và các thông số kỹ thuật của thiết bị này.

Cấu tạo của Chassis Server là gì?
Cấu tạo của Chassis Server là gì?

Về đặc điểm

Dưới đây là những đặc điểm cấu tạo cơ bản của Chassis Server:

Chassis (khung chứa)

  • Chức năng: Khung chứa (chassis) là phần vỏ ngoài của hệ thống, giữ vai trò cung cấp không gian cho nhiều blade server hoặc module bên trong.
  • Tính năng nổi bật: Chassis có thể chứa từ 2 đến 16 hoặc hơn các blade server, tùy thuộc vào kích thước. Tất cả các blade trong chassis dùng chung hệ thống quạt làm mát và bộ nguồn, giúp giảm chi phí và tối ưu năng lượng. Các blade server có thể được thêm vào hoặc thay thế mà không cần phải ngừng hoạt động toàn bộ hệ thống.

Blade Server

  • Chức năng: Là các module máy chủ độc lập, mỗi blade server chứa đầy đủ các thành phần cần thiết để xử lý và lưu trữ dữ liệu (CPU, RAM, ổ cứng).
  • Tính năng nổi bật: Mỗi blade có kích thước nhỏ gọn, thường chỉ chiếm 1U hoặc 2U trong tủ rack. Mỗi blade server có thể chạy hệ điều hành và ứng dụng riêng, giống như một máy chủ vật lý độc lập. Dễ dàng thêm nhiều blade trong cùng chassis để tăng khả năng tính toán mà không cần nhiều không gian.

Bộ nguồn chia sẻ (Shared Power Supply)

  • Chức năng: Các blade server dùng chung một hoặc nhiều nguồn điện từ chassis.
  • Tính năng nổi bật: Giảm việc cần thiết phải có nguồn điện riêng cho từng máy chủ, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí. Nhiều chassis có thể trang bị nguồn dự phòng (redundant power supply) để đảm bảo hoạt động liên tục ngay cả khi một bộ nguồn gặp sự cố.

Hệ thống làm mát (Cooling System)

  • Chức năng: Hệ thống làm mát chung được tích hợp bên trong chassis để làm mát cho tất cả các blade server.
  • Tính năng nổi bật: Dùng chung quạt làm mát cho toàn bộ hệ thống thay vì cần quạt riêng cho từng máy chủ. Hệ thống làm mát có thể tự điều chỉnh theo nhiệt độ và nhu cầu của các blade server.

Backplane (Bảng mạch kết nối)

  • Chức năng: Là hệ thống mạch nối giúp các blade server kết nối với nhau và với các tài nguyên chung (như mạng, lưu trữ, nguồn).
  • Tính năng nổi bật: Hỗ trợ các kết nối Ethernet hoặc Fibre Channel tốc độ cao. Các blade dễ dàng được kết nối với mạng và hệ thống quản lý mà không cần đi dây phức tạp.

Bộ điều khiển quản lý (Management Module)

  • Chức năng: Điều khiển và giám sát toàn bộ hệ thống Chassis Server, bao gồm quản lý nhiệt độ, nguồn, và trạng thái của các blade server.
  • Tính năng nổi bật: Thường đi kèm tính năng quản lý từ xa như IPMI hoặc iLO. Cho phép người quản trị theo dõi và điều khiển các blade server từ xa.

Về thông số kỹ thuật

Nắm được thông số kỹ thuật của Chassis Server sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị phù hợp nhất. Chassis Server gồm 6 thông số bạn cần quan tâm nhất:

Form Factor
Form Factor là thông số mô tả hình dạng và kích thước của Chassis Server, bao gồm:

  • Kiểu dáng: Có ba dạng chính là tower (tháp), blade (lưỡi dao), và rackmount (dạng lắp vào giá đỡ rack).
  • Kích thước: Thường được đo bằng đơn vị U (1U, 2U, 3U,…), trong đó 1U tương đương 1.75 inch (4.45 cm) chiều cao. Rackmount server thường có các kích thước 1U, 2U, 4U… tùy vào yêu cầu không gian lắp đặt.
  • Số lượng ổ đĩa: Chassis Server hỗ trợ nhiều khe cắm ổ đĩa với kích thước phổ biến như 2.5 inch, 3.5 inch cho ổ cứng và 5.25 inch cho ổ quang. Số lượng này có thể thay đổi theo từng loại chassis, thường từ 2 đến 6 khe cho HDD hoặc SSD.
  • Khả năng tương thích: Từng loại chassis có các tiêu chuẩn khác nhau để tương thích với phần cứng như bo mạch chủ, card mở rộng, và các linh kiện khác.

Power Supply
Power supply là thông số về nguồn điện cần thiết để đảm bảo Chassis Server hoạt động ổn định. Chassis Server có thể sử dụng một hoặc nhiều bộ nguồn (power supply unit – PSU) với công suất khác nhau, từ 260W đến hơn 1200W, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và số lượng linh kiện. Một số hệ thống cao cấp còn hỗ trợ nguồn dự phòng (redundant PSU) để đảm bảo máy chủ tiếp tục hoạt động ngay cả khi gặp sự cố. Hiện nay, các PSU cũng thường hỗ trợ tiêu chuẩn 80 PLUS để tối ưu hiệu suất điện năng.

Dimensions
Dimensions thể hiện kích thước vật lý của Chassis Server với ba thông số:

  • Chiều cao (H)
  • Chiều rộng (W)
  • Chiều sâu (D)

Kích thước này giúp người dùng xác định chassis có phù hợp với không gian hoặc giá đỡ rack hiện có không. Thông thường, rackmount server có chiều rộng tiêu chuẩn 19 inch, còn chiều cao và chiều sâu thay đổi tùy theo mẫu server.

Thông số kỹ thuật của Chassis Server
Thông số kỹ thuật của Chassis Server

Drive Bays
Drive Bays là thông số về số lượng và loại khe cắm ổ đĩa trong chassis. Hiện nay có các loại kích thước Drive Bays phổ biến như:

  • 2.5 inch: Thường dùng cho SSD hoặc HDD kích thước nhỏ.
  • 3.5 inch: Sử dụng cho HDD có dung lượng lớn.
  • 5.25 inch: Dùng cho ổ quang như CD, DVD hoặc các function panel.

Số lượng Drive Bays có thể từ 2 đến 12 khe hoặc nhiều hơn, tùy vào kích thước chassis và loại ổ đĩa. Chassis Server thường có thiết kế Hot-swap, cho phép thay thế ổ đĩa mà không cần tắt máy.

Cooling System
Chassis Server thường được trang bị hệ thống quạt làm mát hoặc tản nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định cho các linh kiện bên trong, đặc biệt quan trọng trong các hệ thống hiệu suất cao. Hệ thống này bao gồm quạt chassis, tản nhiệt CPU, và các giải pháp làm mát bằng nước cho các server yêu cầu khả năng làm mát mạnh mẽ hơn.

Expansion Slots
Expansion Slots cho phép lắp các card mở rộng như card đồ họa, card RAID, hoặc card mạng. PCIe là giao thức thông dụng hiện nay, với các phiên bản khác nhau như PCIe 3.0, 4.0, và 5.0, hỗ trợ các tốc độ truyền dữ liệu khác nhau tùy theo nhu cầu của hệ thống.

Đọc thêm >>>Thuê Server Việt Nam và Nước Ngoài Cái Nào Lợi Hơn?

Có mấy loại Chassis Server?

Chassis Server sẽ được chia ra 3 loại gồm:

Phân loại Chassis Server
Phân loại Chassis Server
  • Rack Server (Rackmount Chassis): Thiết kế nằm ngang, nhiều giá đỡ nên có thể lắp thành tủ rack tiện lợi. Từ đó tiết kiệm không gian, chuyên nghiệp và dễ quản lý hơn.
  • Blade Server: Thiết kế theo mô – đun, mỗi mô – đun là hệ thống server riêng. Blade Server có thể kết nối thành cụm máy chủ qua phần mềm hệ thống. Nhờ đó môi trường mạng tốc độ cao hơn, tiết kiệm thời gian bảo trì.
  • Tower Server: Vỏ máy chủ tháp có hình dạng đứng như một CPU. Dễ dàng di chuyển và lắp đặt ở nhiều vị trí. Hoạt động êm, không ồn nhưng hiệu suất thì không phù hợp với môi trường cần nhiều máy chủ.

Xem thêm >>> Main Server Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Thức Hoạt Động

Vì sao nên sử dụng Chassis Server?

Khi đã hiểu Chassis Server là gì thì bạn sẽ biết việc sử dụng Chassis Server mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đặc biệt trong môi trường máy chủ và doanh nghiệp, Chassis Server lại càng cần thiết vì những lý do sau:

Vì sao nên sử dụng Chassis Server?
Vì sao nên sử dụng Chassis Server?
  • Tối ưu hóa không gian: Chassis Server, đặc biệt là dạng rackmount và blade, giúp tiết kiệm không gian. Nó cho phép lắp nhiều máy chủ vào một tủ rack tiêu chuẩn, giúp quản lý dễ dàng hơn trong các trung tâm dữ liệu có diện tích hạn chế.
  • Quản lý và bảo trì dễ dàng: Chassis Server thiết kế để dễ dàng quản lý, bảo trì và thay thế linh kiện mà không làm gián đoạn hoạt động của hệ thống. Các tính năng như Hot-swap cho phép thay ổ cứng, bộ nguồn mà không cần tắt máy. Ngoài ra thiết bị có thể bảo vệ các bộ phận của máy tính tránh bụi bẩn, côn trùng xâm nhập.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Với nhiều khe cắm mở rộng và ổ đĩa, Chassis Server cho phép nâng cấp thêm card mở rộng, ổ cứng hoặc RAM khi nhu cầu tăng lên. Điều này giúp tăng hiệu suất và dung lượng mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống.
  • Hiệu suất cao: Chassis Server được thiết kế để chứa các phần cứng như CPU đa lõi, bộ nhớ lớn và ổ lưu trữ tốc độ cao. Từ đó cung cấp hiệu suất tốt cho các tác vụ nặng như xử lý dữ liệu, máy ảo, hoặc ứng dụng yêu cầu tài nguyên lớn.
  • Tính ổn định và bảo mật cao: Chassis Server thường đi kèm với các tính năng như nguồn điện dự phòng, hệ thống làm mát hiệu quả, giúp hệ thống hoạt động ổn định liên tục. Bên cạnh đó, các công nghệ bảo mật cao như Secure Boot hoặc TPM giúp bảo vệ dữ liệu và hệ thống.
  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp, người dùng cá nhân có thể giảm chi phí vận hành lâu dài. Vì Chassis Server giảm tiêu thụ điện, chi phí vận hành, làm mát hệ thống đã nêu trên. Nhất là trong các trung tâm dữ liệu lớn.
  • Khả năng quản lý từ xa: Nhiều Chassis Server hỗ trợ các công cụ quản lý từ xa. Cho phép quản trị viên giám sát và điều chỉnh hệ thống mà không cần tiếp cận vật lý. Nhờ đó mà tiết kiệm thời gian và công sức.

Kinh nghiệm lựa chọn Chassis Server cực chuẩn

Với lượng thông tin trên, có thể bạn sẽ hơi “ngợp” và hoang mang nên lựa chọn Chassis Server nào phù hợp. Hãy để LANIT tổng hợp ngay sau đây những tiêu chí chính:

Đối với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ

  • Khối lượng công việc: Lưu trữ dữ liệu nhỏ, quản lý email hoặc chạy các ứng dụng văn phòng đơn giản. Bao gồm hosting website hoặc ứng dụng yêu cầu tài nguyên vừa phải.
  • Loại Chassis Server: Nên chọn Tower Server hoặc Rackmount 1U-2U
  • Dung lượng: 1 CPU và 8GB – 32GB RAM
  • Lời khuyên: Ngân sách hạn chế nên tập trung vào những model có giá phải chăng, ưu tiên khả năng nâng cấp về sau như mở rộng RAM, thêm ổ cứng. Có thể lựa chọn các hệ thống có nguồn điện tiêu chuẩn, không cần quá nhiều tính năng cao cấp như nguồn dự phòng.

Đối với doanh nghiệp lớn, nhu cầu cao

  • Khối lượng công việc: Chạy máy ảo (VM), xử lý dữ liệu lớn (big data), máy chủ ứng dụng phức tạp, quản lý cơ sở dữ liệu lớn hoặc hệ thống ERP. Cần hỗ trợ nhiều thiết bị lưu trữ, khả năng mở rộng với nhiều CPU và RAM để đảm bảo xử lý các công việc nặng.
  • Loại Chassis Server: Nên chọn Rackmount 2U-4U hoặc Blade Server
  • Dung lượng: Nhiều CPU (2 đến 4), RAM lớn (64GB trở lên)
  • Lời khuyên: Ngân sách cao hơn cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chassis cao cấp hơn, hỗ trợ các tính năng như nguồn dự phòng, hệ thống làm mát tiên tiến, và quản lý từ xa. Cần đầu tư vào các giải pháp server hỗ trợ khả năng mở rộng linh hoạt về lâu dài như blade server hoặc rackmount với nhiều khe mở rộng.
Lựa chọn Chassis Server hợp lý là điều quan trọng
Lựa chọn Chassis Server hợp lý là điều quan trọng

Các tiêu chí chung khác

  • Nhu cầu sử dụng: Xem xét khối lượng công việc, dự tính mở rộng. Dung lượng CPU, RAM tối thiểu,…
  • Nguồn điện: Đối với doanh nghiệp nhỏ, chỉ cần nguồn đơn từ 300W đến 500W. Doanh nghiệp lớn nên chọn hệ thống có nguồn dự phòng, thường có công suất từ 600W trở lên.
  • Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát hiệu quả đảm bảo hiệu suất của server không bị giảm sút khi hoạt động ở cường độ cao.
  • Giải pháp quản lý từ xa: Nên chọn chassis có hỗ trợ tính năng quản lý từ xa như iDRAC (cho Dell), iLO (cho HPE). Những giải pháp này giúp dễ dàng giám sát và điều chỉnh hệ thống mà không cần can thiệp vật lý.

Lưu ý khi sử dụng Chassis Server

Để sử dụng Chassis Server hiệu quả, lâu dài bạn cần biết cách bảo quản và lưu ý khi sử dụng Chassis Server là gì.

Chassis Server cần có hệ thống làm mát hiệu quả để đảm bảo nhiệt độ ổn định, đặc biệt là khi hoạt động liên tục. Sử dụng các quạt làm mát chất lượng cao hoặc hệ thống tản nhiệt nước cho những hệ thống có yêu cầu cao về hiệu suất. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ CPU, ổ cứng và các thành phần khác trong server. Nhiệt độ quá cao có thể gây ra hư hỏng phần cứng hoặc giảm hiệu suất.

Để đảm bảo luồng không khí lưu thông tốt, cần có khoảng cách hợp lý giữa các Chassis Server khi lắp đặt vào giá đỡ (rack). Điều này giúp tối ưu hiệu quả làm mát và tránh quá tải nhiệt. Khi lắp rackmount server, chú ý đến hướng lưu thông không khí (từ trước ra sau hoặc từ dưới lên trên) để hệ thống quạt làm mát hoạt động hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng Chassis Server
Lưu ý khi sử dụng Chassis Server

Cáp mạng, nguồn và dữ liệu nên được bố trí gọn gàng để tránh gây rối, tăng luồng không khí và giảm nguy cơ tai nạn khi bảo trì. Quản lý cáp kém có thể gây cản trở luồng gió làm mát, ảnh hưởng đến hiệu suất tản nhiệt. Và luôn nhớ đi bảo dưỡng định kỳ.

Đọc thêm >>> Vị Trí Đặt Server Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Tốc Độ Website?

LANIT – Nhà Cung Cấp Server Chất Lượng Hiện Nay

Thay đổi và nâng cấp hệ thống của Doanh nghiệp ngay hôm nay với dịch vụ thuê server giá rẻ tại LANIT.

Hơn 10.000 khách hàng tin tưởng lựa chọn hệ thống máy chủ tại LANIT với sự ổn định – uy tín – DC Viettel, FPT chuẩn quốc tế,… Đảm bảo khả năng vận hành tốc độ – liên tục – không gián đoạn, giúp khách hàng:

  • Tối ưu chi phí – Nhận ưu đãi GIẢM ĐẾN 50%
  • Nâng cao hiệu suất
  • Toàn quyền cài đặt phần mềm và quản trị (Administrator/Root)
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và sẵn sàng 24/7
LANIT - Nhà Cung Cấp Server Chất Lượng Hiện Nay
LANIT – Nhà Cung Cấp Server Chất Lượng Hiện Nay

Giải pháp Server mới – mạnh mẽ hơn – nhiều chính sách ưu đãi hơn:

  • Tặng thêm RAM: Đảm bảo sự ổn định và hiệu suất mạnh mẽ hơn bao giờ hết
  • Free Firewall Anti DDoS tới 10Gbps: Bảo vệ an toàn khỏi các cuộc tấn công mạng
  • Backup định kỳ: Giảm nỗi lo mất mát dữ liệu, an toàn tuyệt đối

Lời kết

LANIT tin rằng đã đem lại những kiến thức từ tổng quát đến chi tiết để giúp bạn hiểu rõ nhất Chassis Server là gì? Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận để được hỗ trợ nhanh nhất. LANIT luôn tự hào là đơn vị cho thuê Server giá rẻ hàng đầu với chính sách bảo hành chất lượng. Đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!