Main Server Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Thức Hoạt Động

Main Server là gì?

Main Server hay còn được gọi là Mainboard Server là khái niệm chỉ bo mạch chủ thuộc máy chủ server. Bo mạch chủ là thành phần chính của máy chủ có vai trò như bộ não giúp kết nối các thành phần quan trọng hoạt động trơn tru. Main Server sẽ cung cấp các kết nối và giao tiếp giữa các phần cứng như RAM, ổ cứng, CPU, card mở rộng,…

Main Server là gì?
Main Server là gì?

Cấu tạo của Main Server

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng điểm qua 6 phần chính cấu tạo nên Main Server là gì:

BIOS

Hay còn được gọi là Basic Input/ Output System, là phần mềm trên mainboard kiểm tra phần cứng, cấu hình và tải hệ điều hành khi máy khởi động. Nó cho phép người dùng thiết lập các thông số như thứ tự khởi động và cấu hình phần cứng.

UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) là phiên bản cải tiến của BIOS, với giao diện đồ họa, khả năng khởi động nhanh và hỗ trợ ổ cứng lớn hơn. UEFI còn hỗ trợ ổ đĩa GPT và tăng cường bảo mật nhờ tính năng Secure Boot.

CPU

CPU là trung tâm xử lý của máy tính, chịu trách nhiệm thực hiện các phép tính và xử lý lệnh từ hệ điều hành và phần mềm. Nó được ví như “bộ não” của hệ thống. CPU có thể có nhiều lõi và luồng, cho phép xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

Máy chủ thường hỗ trợ nhiều CPU để cải thiện hiệu suất. Tốc độ của CPU thay đổi tùy theo từng dòng sản phẩm, và nhiều công nghệ như Intel Turbo Boost hay AMD Precision Boost giúp tối ưu hóa khả năng xử lý.

BUS

Bus là hệ thống dây dẫn giúp các thành phần phần cứng trong máy chủ trao đổi dữ liệu với nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ truyền tải và hiệu suất của hệ thống.

Hiện có 3 loại BUS: Front-Side Bus (Kết nối Chipset và CPU), PCle Bus (Kết nối thiết bị mở rộng) và Memory Bus (Kết nối RAM và CPU).

Socket

Socket là nơi gắn CPU vào mainboard, giúp CPU kết nối và giao tiếp với mainboard. Mỗi loại socket chỉ tương thích với một số dòng CPU nhất định (như LGA 1200 cho Intel, AM4 cho AMD).

Mainboard server có thể có nhiều socket để hỗ trợ nhiều CPU hoặc các loại socket khác nhau cho các thế hệ CPU khác nhau.

Cấu tạo của Main Server
Cấu tạo của Main Server

Chipset

Chipset là bộ vi mạch điều khiển kết nối giữa CPU, RAM và các thiết bị khác trên mainboard, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tương thích của hệ thống. Chipset quyết định số lượng cổng kết nối, hỗ trợ công nghệ mới (như SATA 3.0, USB 3.1) và khả năng mở rộng của mainboard.

Chipset gồm hai phần chính: Southbridge (Quản lý kết nối với thiết bị ngoại vi như giao tiếp I/O, ổ cứng,…), Northbridge (Quản lý kết nối giữa CPU, Bus, RAM).

PCle

PCIe là một giao thức bus cho phép kết nối các card mở rộng như card đồ họa, mạng, và RAID. Giao thức này có nhiều phiên bản và số lượng lane khác nhau. PCle ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu, với các phiên bản mới cung cấp băng thông cao hơn.

So với các giao thức cũ như PCI và AGP, PCIe nhanh hơn và linh hoạt hơn.

Các thành phần khác

Ngoài các thành phần chính trên thì Main Server còn có Chip đồng hồ giúp các thành phần đảm bảo độ đồng bộ. Pin có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện ngay cả khi máy chủ đã tắt. Cổng kết nối giúp máy chủ giao tiếp với nhiều thiết bị khác (máy in, chuột, bàn phím,…)

Tham khảo thêm >>> Cấu Hình Máy Chủ Server Cho Trang TMĐT

Cách thức hoạt động của Main Server

Việc nắm được cách thức hoạt động của Main Server là gì rất quan trọng. Do đó hãy theo dõi các bước hoạt động đơn giản của thiết bị dưới đây:

  • Quá trình khởi động

Khi máy chủ bật lên, BIOS/UEFI bắt đầu khởi động và thực hiện kiểm tra các thành phần như RAM, CPU, và ổ cứng để đảm bảo chúng hoạt động ổn định. Người dùng có thể vào giao diện cấu hình để tùy chỉnh thứ tự khởi động và các thiết lập phần cứng khác.

  • Khởi động hệ điều hành:

Sau khi hoàn tất kiểm tra phần cứng, BIOS/UEFI sẽ tìm và tải Bootloader (trình khởi động hệ điều hành). Sau đó, hệ điều hành tiếp quản, tải các driver cần thiết và thiết lập môi trường cho các ứng dụng và dịch vụ trên hệ thống.

  • Điều phối phần cứng:

Chipset trên mainboard điều phối các phần cứng như CPURAM. Nó quản lý việc truyền dữ liệu qua các BUS (Memory BUS, Front-Side BUS, PCIe BUS), đảm bảo CPU và các thiết bị khác có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả để xử lý lệnh và tính toán.

  • Kết nối và truyền dữ liệu:

Các BUS giúp truyền dữ liệu giữa các thành phần trong máy chủ. Nếu cần tăng cường hiệu suất hoặc băng thông, người dùng có thể gắn thêm card mở rộng vào khe PCIe, chẳng hạn như card mạng hoặc card đồ họa.

Cách thức hoạt động của Main Server
Cách thức hoạt động của Main Server
  • Quản lý năng lượng và nhiệt độ:

Mainboard có mạch điều khiển nguồn để phân phối điện năng một cách hợp lý tới các thành phần khác nhau trong hệ thống, ngăn ngừa tình trạng quá tải. Đồng thời, quạtcảm biến nhiệt độ giúp kiểm soát và duy trì mức nhiệt ổn định cho hệ thống.

  • Quản lý lưu trữ và kết nối mạng:

Mainboard kết nối và quản lý các thiết bị lưu trữ, ổ cứng, và các thiết bị mạng qua các cổng USB, Ethernet,… Chipset tích hợp tính năng RAID, giúp tăng cường bảo mật dữ liệu và nâng cao hiệu suất của hệ thống lưu trữ.

  • Mở rộng và nâng cấp:

Người dùng có thể mở rộng hệ thống bằng cách nâng cấp RAM, lắp thêm card mở rộng, hoặc thay thế các thành phần khác để tăng cường hiệu suất và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Vì sao nên sử dụng Main Server?

Main Server có nhiều ưu điểm tiện dụng và đó chính là lí do vì sao nên sử dụng Main Server:

  • Quản lý hiệu suất hiệu quả: Mainboard Server quản lý CPU, RAM và băng thông, quyết định hiệu suất và khả năng mở rộng hệ thống.
  • Bảo mật hàng đầu: Mainboard Server tích hợp bảo mật và quản lý nhiệt, nguồn để ngăn tấn công và quá nhiệt, bảo vệ hệ thống.
  • Khả năng tích hợp tốt: Mainboard Server kết nối và quản lý CPU, RAM, ổ cứng, tích hợp RAID và cổng mạng để tối ưu hệ thống.
  • Đảm bảo dữ liệu, xử lý tốt: Mainboard Server hỗ trợ sao lưu dữ liệu qua RAID và lưu trữ dự phòng, đồng thời tích hợp nguồn dự phòng và làm mát để giảm thời gian ngừng hoạt động.
  • Dễ dàng mở rộng, nâng cấp: Mainboard Server có khe cắm PCIe cho card mở rộng và hỗ trợ nâng cấp RAM và lưu trữ dễ dàng.
  • Tối ưu chi phí: Người dùng có thể giảm thiểu các chi phí vận hành từ đó tiết kiệm chi phí hợp lý.

Main Server được chế tạo từ các vật liệu cao nên có độ bền tốt, chịu được điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra còn có các thiết bị giúp giảm nhiệt, hạn chế hỏng hóc nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm điện năng tốt nhất.

Tham khảo thêm >>> Doanh nghiệp nên mua hay thuê máy chủ vật lý?

Điểm khác biệt giữa Mainboard thường và Main Server

Cả Main Server và Mainboard thường đều đóng vai trò là bo mạch chủ, kết nối và điều phối hoạt động của các linh kiện như CPU, RAM, và các thiết bị ngoại vi. Vậy hai thiết bị này có điểm gì khác? LANIT đã tổng hợp những điểm khác biệt dưới đây để bạn xem xét:

Điểm khác biệt giữa Mainboard thường và Main Server
Điểm khác biệt giữa Mainboard thường và Main Server

Lưu ý khi sử dụng Main Server

Trong quá trình sử dụng Main Server, để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và lâu dài, hãy chú ý:

  • Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Thường xuyên kiểm tra các linh kiện quan trọng như RAM, CPU, ổ cứng, và nguồn để phát hiện lỗi kịp thời. Luôn cập nhật BIOS/firmware và bảo trì hệ thống làm mát. Thay thế linh kiện khi có dấu hiệu hao mòn.
  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên: Dữ liệu trên server cần được sao lưu thường xuyên. Hãy sử dụng các giải pháp RAID (RAID 1, RAID 5) để đảm bảo an toàn dữ liệu và khôi phục nhanh chóng khi xảy ra sự cố.
  • Cập nhật và nâng cấp khi cần thiết: Khi yêu cầu công việc tăng cao, hãy kiểm tra và nâng cấp RAM hoặc ổ cứng. Điều đó giúp đảm bảo Main Server luôn đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.
  • Tối ưu hoá kết nối mạng: Nếu cần truyền tải dữ liệu lớn, hãy cân nhắc sử dụng card mạng 10GbE hoặc 25GbE để đảm bảo tốc độ và băng thông. Kết nối mạng dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục.
  • Quản lý quyền truy cập: Chỉ cấp quyền truy cập cho các tài khoản quản trị viên. Giới hạn quyền cho những người dùng không cần thiết. Kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) cho các tài khoản quản trị để tăng cường bảo mật.
  • Quản lý và phân bổ tài nguyên: Phân chia và quản lý CPU, RAM, và băng thông mạng hợp lý để tránh quá tải hệ thống.
Lưu ý khi sử dụng Main Server
Lưu ý khi sử dụng Main Server

Kinh nghiệm mua Main Server chất lượng

Muốn mua Main Server chất lượng nhưng không biết chọn lựa như thế nào? Hãy để LANIT giúp bạn, dưới đây là các tiêu chí quan trọng bạn cần chú ý khi chọn mua Main Server:

Xác định nhu cầu sử dụng

  • Nếu hệ thống server của bạn phục vụ cho lưu trữ lớn (VD: file server, database), cần chọn main có nhiều khe cắm PCIe cho card mở rộng và RAID controller.
  • Với ứng dụng yêu cầu xử lý dữ liệu lớn (VD: AI, machine learning), hãy chọn Main Server hỗ trợ CPU đa nhân (ít nhất 8 – 64 cores) và dung lượng RAM tối thiểu 256GB (có thể mở rộng lên 1TB).

Lựa chọn thương hiệu uy tín

Các thương hiệu ASUS, Supermicro, Dell, HP nổi bật với các dòng sản phẩm Main Server ổn định, có độ bền cao và hỗ trợ kỹ thuật lâu dài. Supermicro nổi tiếng với dòng X11X12 hỗ trợ tối đa 2 CPU, trong khi Dell có dòng PowerEdge hỗ trợ công nghệ mới như NVMeOptane.

Hãy chọn nhà cung cấp có bảo hành tối thiểu 3 năm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, có thể là on-site hoặc remote support. Tìm hiểu các đánh giá trên các trang công nghệ uy tín như Tom’s Hardware, AnandTech, hoặc ServeTheHome. Kiểm tra mức độ ổn định và độ bền từ những người đã sử dụng sản phẩm tương tự.

Tham khảo thêm >>> Thuê Server/Máy Chủ Ở Đâu Tốt? Gợi ý TOP 8 Nhà Cung Cấp uy tín

Kiểm tra tính tương thích

  • Kiểm tra CPU bạn muốn sử dụng, như dòng Intel Xeon hay AMD EPYC. Đảm bảo Mainboard hỗ trợ Socket tương ứng (LGA 3647, LGA 4189 cho Intel; SP3 cho AMD).
  • Hỗ trợ RAM DDR4 ECC với bus từ 2666MHz trở lên để đảm bảo hiệu suất và tính ổn định.

Số lượng khe cắm

Nên chọn Mainboard có ít nhất 4 khe PCIe Gen 3.0 hoặc Gen 4.0 để hỗ trợ card đồ họa, RAID controller, hoặc card mạng tốc độ cao (10GbE, 25GbE). Mainboard nên có ít nhất 8 khe RAM, cho phép nâng cấp lên 512GB hoặc hơn. Việc hiểu rõ Main Server là gì sẽ giúp bạn nắm được các tính năng cần thiết để lựa chọn phù hợp hơn.

Main Server
Main Server nên có nhiều khe cắm

Tính năng bảo mật

Secure Boot, TPM 2.0, và Intel TXT là các tính năng bảo mật quan trọng. Secure Boot giúp ngăn chặn khởi động từ phần mềm không đáng tin, còn TPM giúp mã hóa phần cứng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm.

Tính năng IPMI (Intelligent Platform Management Interface) là tiêu chuẩn để quản lý server từ xa. Hãy chọn Mainboard hỗ trợ IPMI 2.0 hoặc công nghệ tương tự để theo dõi và quản lý nhiệt độ, quạt, và nguồn từ xa.

Ngân sách phù hợp

Giá của Main Server có thể dao động từ 500 USD đến 2000 USD hoặc hơn, tùy thuộc vào thương hiệu và tính năng. So sánh các sản phẩm dựa trên giá trị mà chúng mang lại: số lượng khe cắm, khả năng mở rộng, và tính năng bảo mật. Hãy lựa chọn sản phẩm với mức giá phù hợp với ngân sách chi tiêu.

Lời kết

LANIT mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Main Server là gì? Bạn có thể nghiên cứu Thuê Server giá rẻ tại LANIT để trải nghiệm dịch vụ hỗ trọ tuyệt vời với mức giá ưu đãi nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận để được hỗ trợ và đừng quên theo dõi LANIT để cập nhật các bài viết kiến thức thú vị nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!