Blade Server là gì? Những lợi ích nổi trội Blade Server mang lại

Blade server là một máy chủ phù hợp dùng cho các cá nhân, doanh nghiệp. Nó giúp tiết kiệm chi phí, không gian phát triển và có dung lượng lưu trữ lớn. Để biết hơn về loại hình máy chủ này, cùng LANIT bổ sung thêm kiến thức công nghệ về Blade server nhé!

1. Blade Server là gì?

Blade server là gì? Đây là máy chủ phiến mô-đun có kích thước nhỏ gọn cho phép nhiều máy chủ được đặt trong một khu vực khép kín, dùng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong hệ thống. Bên cạnh đó, nó luôn được tối đa hóa không gian trống.

Blade server có thể hoán đổi các thành phần vì vậy nên có khả năng bảo trì nhanh chóng mà không cần những tác động ngoại tuyến khác. Ngoài ra, thường tập trung vào một ứng dụng vì vậy những người quản lý hệ thống sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với lượng truy cập của người dùng và việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị.

Quan tâm thêm: Dịch vụ Thuê Vps Tốc độ cao tại LANIT

Blade server
Một tủ đựng blade server của một doanh nghiệp

2. Các thành phần chính trong máy chủ phiến là gì?

Các phần cơ bản của hệ thống máy chủ phiến bao gồm:

  • Khung máy: là vỏ ngoài, có hình dáng nhỏ và gọn. Nó thường được sử dụng để lưu trữ linh kiện nhỏ trong hệ thống server.
  • Blades: gồm những linh kiện chứa máy chủ. Nó là nơi lưu trữ dữ liệu vì được cung cấp thêm hệ thống bộ nhớ. Hình dạng của blades giống như ngăn kéo mỏng xếp chồng lên nhau.
  • Máy chủ: được đặt trong khung máy. Nó gồm bộ nhớ, bộ xử lý và chương trình.
  • Racks: tương tự một phòng máy chủ riêng biệt, có chức năng lưu trữ blade server riêng lẻ.
  • Bảng nối đa năng: là khu vực giá đỡ kết nối các mô-đun thông qua mạch điện.
Blade server là gì
Những thành phần của blade server

3. Quy trình hoạt động của Blade Server

Blade server là một server riêng nhưng một số chúng lại hoạt động cùng nhau để kết hợp tính toán thực hiện chức năng như chạy các ứng dụng, web của người dùng. Mỗi server sẽ chịu trách nhiệm cho một ứng dụng.

Máy chủ phiến hoạt động giống như hầu hết các máy chủ khác có thành phần cấp nguồn, lưu trữ, mạng và làm mát. Khung chứa của Blade server có nguồn dự phòng, bảng nối, giao diện mạng và giao diện quản lý nối tiếp. Chúng có thể được vận chuyển trong một hộp FedEx cỡ trung bình. 

blade server vs rack server
Mô hình hoạt động của Blade server

4. Ưu điểm của Blade server

Do kích thước nhỏ gọn và các thành phần cấu tạo tinh vi, blade server đã mang lại cho các cá nhân doanh nghiệp những ưu điểm mà những hệ thống máy chủ khác không có. Dưới đây là một số ưu điểm của blade server mà LANIT đã tổng hợp được:

  • Cung cấp một hệ thống quản lý tập trung: Cung cấp một giao diện duy nhất cho tất cả các máy chủ có trong không gian lưu trữ của bạn. Điều này giúp cho nó hoạt động dễ dàng hơn
  • Không yêu cầu nhiều cáp: So với các server cùng loại khác, kích thước nhỏ gọn của nó giúp ích cho việc sử dụng  ít cáp hơn trong quá trình cài đặt. Do đó, blade server giúp tổ chức giảm chi phí sửa chữa và không cần bảo trì mà vẫn có thể hiệu suất cao nhất.
  • Tản nhiệt nhanh: Mỗi server blade đều có những cánh quạt có chức năng làm mát cho hệ thống. Nó kiểm soát không khí, điều hòa nhiệt độ, giữ cho tất cả bộ phận ở nhiệt độ lý tưởng
  • Tiêu thụ ít điện năng: Bản chất nhỏ gọn của server blade khiến nó cần rất ít năng lượng. Việc này tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có thể tối đa hóa hiệu quả không gian của họ.
Blade server
Blade server có nhiều ưu điểm so với các máy chủ khác

5. Hạn chế của máy chủ Blade

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội hơn so với các hệ thống máy chủ khác nhưng không thể phủ nhận được những hạn chế của blade server mang lại cho người dùng. Có thể kể đến những bất lợi như:

  • Tạo ra một lượng nhiệt rất lớn: Mặc dù blade được cung cấp sẵn những cánh quạt giúp hạn chế nhiệt lượng tỏa ra khi hoạt động nhưng nhiều server được đặt trong giá đỡ sẽ cản trở rất lớn việc tản nhiệt. Nếu vấn đề này không được giải quyết, hiệu quả hoạt động của server sẽ bị giảm sút.
  • Có chi phí cao hơn: Nguyên nhân cho việc chi phí cao hơn do năng lượng và phí bảo trì cần được đầu tư. Vì vậy việc đánh giá mô hình hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp sẽ giúp bạn lựa chọn được hệ thống server phù hợp nhất
  • Gây bất tiện: Phải tắt nguồn để hoàn thành các nhiệm vụ. Quá trình này khiến trung tâm dữ liệu gặp bất tiện vì server sẽ hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu. Ngoài ra, khi xảy ra mất điện blade server sẽ mất toàn bộ khung máy chủ trong khi đó các server có thể khắc phục được.
Blade server
Blade server đôi khi cũng mang lại những bất lợi cho người dùng

6. Ứng dụng thực tiễn của Blade Server

Hiện nay, blade server là một trong những hệ thống máy chủ phổ biến nhất. Chúng được thiết kế với những chức năng khác để phục vụ những đối tượng khác nhau. Những ứng dụng thực tiễn được dùng phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Chia sẻ file: người dùng dễ dàng chia sẻ dữ liệu trong hệ thống. Thông tin khi được đảm bảo an toàn khi được chia sẻ.
  • Tạo các dịch vụ về web hosting: Là một hệ thống máy chủ thích hợp để tạo ra web hosting vì nó có chức năng lưu trữ, xử lý dữ liệu các Website trên mạng. Đồng thời, web hosting còn giúp lại blade server ổn định hệ thống, tránh bị mất thông tin khi sự cố xảy ra.
  • Phiên bản thực tế ảo: Sử dụng kỹ thuật số để tạo ra những phiên bản ảo hóa. Nó thường được dùng ở những ứng dụng có tính thực tế ảo trên web.
  • Tính toán cụm: Có thể tạo ra các kỹ thuật tính toán cụm vì cấu hình phù hợp của mình. Kỹ thuật đó được xây dựng trong hệ thống máy chủ sẽ cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng một bộ máy tính độc lập.
  • Phục vụ trang web và lưu vào bộ nhớ đệm: blade server còn được thiết kế dành riêng cho những đối tượng là những người dùng truy cập và tạm thời dùng web để lưu trữ thông tin. Cùng lúc đó, để nhằm tiết kiệm thời gian truy cập, các máy tính của người dùng vẫn được truy cập và thu hồi dữ liệu nhanh chóng. 
  • Mã hóa SSL của giao tiếp web: Server blade luôn đảm bảo tính bảo mật của các thông tin khi giao tiếp qua Internet. Việc này giúp chúng được bảo vệ an toàn, tránh khỏi những ảnh hưởng xấu gây hỏng, mất thông tin.
Blade server
Mã hóa SSL của blade server giúp dữ liệu của bạn an toàn

7. Khác nhau giữa Blade server vs Rack server là gì?

Blade server là một dạng của rack server. Nó kế thừa những điểm mạnh của máy chủ rack và nâng cấp riêng biệt để phù hợp hơn với các cá nhân doanh nghiệp. Dưới đây là sự so sánh để thấy được sự khác biệt giữa hai mô hình server:

Đặc điểm
Rack Server


Blade Server


Nhu cầu điện năng


Tiêu thụ nhiều


Tiết kiệm điện năng



Bảo trì


Thường xuyên phải bảo trì



Hiếm khi phải bảo trì


Kích thước


Chiếm nhiều diện tích


Nhỏ gọn



Mô hình doanh nghiệp


Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân


Các tổ chức, doanh nghiệp lớn



Cấu hình


Nhiều cấu hình như 1U, 2U, 3U, 4U,…


Chỉ có sẵn trong cấu hình 2U


Thiết kế


Đứng độc lập, có khung giá đỡ


Chạy trên module có khung giá đỡ


Tính linh hoạt


Linh hoạt vì có 16 khe cắm bộ nhớ


Kém linh hoạt vì chỉ có 4-8 khe cắm

Có thể thấy, rack server và blade server có những điểm khác nhau cơ bản. Thông qua sự so sánh này, những cá nhân doanh nghiệp sẽ có những sự lựa chọn máy chủ phù hợp nhất cho mình.

Kết luận

Những kiến thức về Blade server mà LANIT cung cấp đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về một loại máy chủ đang được thịnh hành hiện nay. Để biết thêm chi tiết hơn về thuê máy chủ Server hoặc thuê chỗ đặt máy chủ, liên hệ LANIT để có những thông tin chính xác nhất nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!