WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN

WLAN là gì? Mạng WLAN có an toàn không? Mạng WLAN có phải là wifi không? Đây là mạng không dây cục bộ được ứng dụng rộng rãi ngày nay. Đọc bài ngay để biết thêm về mạng WLAN này nhé!

WLAN là gì?

Wlan viết tắt của Wireless Local Area Network là hệ thống mạng máy tính sử dụng sóng vô tuyến tấn số cao để kết nối các thiết bị mạng trong một khu vực cục bộ như văn phòng, nhà hàng, trường học, hoặc gia đình.

WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN
WLAN là gì?

WLAN cho phép các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, và các thiết bị khác kết nối với Internet hoặc kết nối với nhau mà không cần dùng dây cáp. Các thiết bị trong mạng WLAN gửi – nhận dữ liệu thông qua sóng vô tuyến theo tiêu chuẩn như Wi-Fi để đảm bảo tính tương thích và tốc độ truyền dữ liệu cao.

Vậy Mạng WLAN có phải là wifi không? Câu trả lời là phải. Ngoài tên gọi là mạng WLAN thì nó còn được gọi là mạng Wifi. Nó là thương hiệu và là tiêu chuẩn công nghệ không dây được sử dụng rộng rãi cho mạng WLAN. Mạng Wifi cho phép các thiết bị kết nối internet hoặc kết nối với nhay qua sóng vô tuyến trong một khu vực cục bộ.

WLAN có an toàn không?

So với mạng vật lý thì mạng WLAN dễ bị xâm nhập hơn. Để mạng WLAN an toàn, cần được cấu hình và quản lý đúng cách. Với mạng WLAN, hacker có thể xâm nhập dễ dàng trong phạm vi phủ sóng của mạng.

WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN
WLAN có an toàn không?

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng mạng WLAN, bạn cần có những biện pháp bảo vệ được các chuyên gia khuyên dùng như sau:

  • Kiểm tra địa chỉ MAC để từ chối truy cập cho các thiết bị không được ủy quyền, cho phép bạn chỉ định các thiết bị được phép truy cập mạng nội bộ.
  • Sử dụng mã hóa bằng cách sử dụng WPA2: WPA2 là tiêu chuẩn bảo mật được khuyến nghị. Sử dụng mật khẩu mạnh và phức tạp để ngăn chặn hacker truy cập mạng.
  • Chứng thực mạng: Điển hình như mã hóa EAP đảm bảo chỉ các thiết bị và người dùng được ủy quyền mới được kết nối.
  • Sử dụng VPN: Để mã hóa dữ liệu truyền qua mạng, tạo một lớp bảo vệ bổ sung cho dữ liệu.
  • Cập nhật phần mềm và thiết bị: Đảm bảo bạn luôn cập nhật phần mềm thiết bị để bảo vệ mạng khỏi các lỗ hổng bảo mật.
  • Tường lửa và phân đoạn mạng: Sử dụng tường lửa để kiểm soát lưu lượng mạng và phần đoạn mạng để ngăn chặn sự lan truyền của tấn công mạng nếu có.
  • Giám sát mạng: Theo dõi hoạt động của mạng để sớm phát hiện các hoạt động không bình thường và xâm nhập.

Sử dụng WLAN an toàn hay không còn phụ thuộc vào cách bạn triển khai các biện pháp bảo mật thích hợp, giúp hệ thống của bạn tránh khỏi các mối đe dọa từ Hacker.

Nguyên lý hoạt động của mạng WLAN

WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN
Nguyên lý hoạt động của mạng WLAN

Mạng WLAN hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng cục bộ. Dưới đây là nguyên lý hoạt động cơ bản của WLAN:

Phát sóng và thu sóng: Trong WLAN, có ít nhất một thiết bị phát sóng (router Wi-Fi) và các thiết bị thu sóng (máy tính, điện thoại di động,…). Thiết bị phát sóng gửi tín hiệu sóng radio và các thiết bị thu sóng bắt và giải mã tín hiệu này.

Chọn kênh và tần số: Mạng WLAN hoạt động ở các tần số radio khác nhau, phổ biến là là 2,4 GHz và 5 GHz. Thiết bị phát sóng chọn một kênh cụ thể trên tần số để tránh xung đột với các mạng WLAN khác trong phạm vi.

Truyền và nhận dữ liệu: Dữ liệu được chia thành các gói và truyền qua sóng radio từ thiết bị phát sóng đến thiết bị thu sóng.

Mã hóa và bảo mật: Để đảm bảo tính bảo mật, dữ liệu thường được mã hóa bằng các giao thức bảo mật như WPA2/WPA3. Mật khẩu mạng mạnh và phức tạp được sử dụng để mã hóa và giải mã dữ liệu.

Định danh thiết bị: Mỗi thiết bị trong WLAN có một địa chỉ MAC duy nhất để xác định nó trong mạng.

Giao thức truy cập: Để đảm bảo các thiết bị chỉ kết nối vào mạng khi có quyền, giao thức truy cập WPA2/WPA3 sẽ yêu cầu các thiết bị cung cấp mật khẩu hoặc thông tin đăng nhập hợp lệ.

Quản lý mạng: Mạng WLAN thường được quản lý bởi một thiết bị chủ quản. Người quản trị có thể cấu hình và kiểm soát các thiết bị kết nối, thiết lập bảo mật.

Mạng WLAN sử dụng sóng radio để truyền dữ liệu đem đến sự tiện lợi, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức bảo mật cần được cấu hình và bảo mật để đảm bảo an toàn cho mạng.

Xem thêm: IP Wan là gì? Sự khác biệt giữa cổng Wan và cổng Lan như thế nào

Lợi ích của mạng WLAN

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mạng WLAN mang lại nhiều lợi ích quan trọng với sự tiện lợi, linh hoạt khi kết nối không dây. Cụ thể:

Thuận tiện và di động: WLAN cho phép người dùng kết nối không cần dây cáp, di chuyển tự do trong phạm vi sóng Wifi. Có thể sử dụng Internet và truy cập mạng từ bất kỳ đâu trong phạm vi Wifi mà không chịu sự ràng buộc bởi vị trí cụ thể.

Dễ triển khai: Xây dựng WLAN dễ dàng hơn so với mạng có dây. Giúp tiết kiệm thời gian công sức khi cài đặt hệ thống mạng.

Tích hợp dễ dàng: Mạng WLAN cho phép tích hợp nhiều thiết bị thông minh và không dây như điện thoại di động, máy tính bảng, máy in không dây, thiết bị IoT vào mạng dễ dàng.

Mạng mở rộng linh hoạt: Người dùng có thể mở rộng phạm vi mạng WLAN bằng cách thêm điểm truy cập hoặc sử dụng mạng Mesh Wifi để tạo ra mạng phủ sóng rộng hơn.

Tiết kiệm ngân sách: Sử dụng mạng WLAN bạn không phải set dây mạng cho từng thiết bị, giúp tiết kiệm ngân sách

Và còn nhiều lợi ích khác mà mạng WLAN mạng lại, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại công nghệ 4.0 5.0 hiện nay.

Đọc thêm : Tạo VPN từ VPS Windows và VPS Linux Đơn Giản, Nhanh Chóng

So sánh giữa mạng WLAN và WAN

WLAN và WAN là hai loại mạng có sự khác biệt về phạm vi, kích thước và mục tiêu sử dụng. Chúng ta cùng đi so sánh chi tiết theo từng tiêu chí như sau:

WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN
So sánh giữa mạng WLAN và WAN

Phạm vi:

Mạng WLAN có phạm vi hạn chế và chỉ hoạt động trong một khu vực cục bộ. Trong khi đó, WAN có phạm vi rộng hơn, có thể kết nối các khu vực xa hơn, thậm chí là toàn cầu. WAN sử dụng cơ sở hạ tầng mạng lớn như Internet, dây cáp quang biển, hoặc đường truyền vệ tinh để kết nối các vị trí địa lý khác nhau.

Kích thước và quy mô:

WLAN có quy mô nhỏ hơn và chỉ phục vụ cho một khu vực cụ thể hoặc số lượng thiết bị hạn chế. Còn WAN có quy mô lớn, có thể kết nối hàng trăm hoặc hàng ngàn máy tính, thiết bị trên diện rộng.

Về công nghệ kết nối:

WLAN sử dụng sóng radio để kết nối thiết bị trong phạm vi gần nhau, còn WAN sử dụng các công nghệ kết nối dây cáp như cáp quang, DSL, hoặc kết nối không dây như 4G/5G và vệ tinh để kết nối các vị trí xa nhau.

Tính bảo mật:

WLAN yếu hơn về bảo mật do phạm vi hạn chế và sự tiếp cận dễ dàng hơn. Còn WAN có độ bảo mật mạnh mẽ hơn và được quản lý bởi các tổ chức lớn hoặc nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Ứng dụng

WLAN thường được ứng dụng để truy cập Internet và kết nối các thiết bị di động trong khu vực cục bộ. Còn WAN được ứng dụng để kết nối các vị trí địa lý xa nhau, cung cấp truy cập Internet cho các tổ chức lớn, hỗ trợ truyền dữ liệu giữa các khu vực không gian lớn.

WLAN và WAN là hai loại mạng có sự khác nhau nhất định về quy mô và ứng dụng. Tùy vào nhu cầu cụ thể của cá nhân, tổ chức để lựa chọn loại mạng phù hợp.

Kết luận

Trên đây là tất tần tật thông tin về mạng WLAN là gì cũng như lợi ích, ứng dụng của mạng WLAN trong cuộc sống. Đây được xem là mang kết nối không dây cục bộ phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dùng Internet.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!