Hiện nay nhu cầu sử dụng máy chủ ảo (VPS) đang ngày được ưa chuộng vì nhiều tính năng và lợi ích quan trọng. Tuy nhiên việc đầu tư sử dụng khi chưa rõ các chức năng và xác định nhu cầu rõ ràng khiến nhiều người mất thời gian và tốn kém. Do đó dịch vụ VPS Free là giải pháp hữu hiệu khi bạn có thể test thử và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp cho bản thân. Vậy hãy cùng LANIT tìm hiểu VPS Free là gì và các nhà cung cấp VPS Free uy tín nhất hiện nay nhé!

tạo VPS free không cần visa
VPS free là lựa chọn của nhiều người mới tập dùng VPS

VPS Free là gì?

VPS Free hay VPS miễn phí là dịch vụ cho phép người dùng sử dụng VPS không mất phí. Hầu như VPS Free sẽ bị giới hạn thông số về tài nguyên và số ít VPS miễn phí có đầy đủ các tính năng như các gói VPS trả phí. 

Tuy nhiên, việc sử dụng VPS Free là lựa chọn của nhiều người dù có nhiều hạn chế về dung lượng lưu trữ hay là tính bảo mật. Vậy nên, bạn chỉ nên dùng VPS miễn  phí khi muốn dùng thử dịch vụ hoặc không cần lưu trữ quá nhiều thông tin quan trọng.

>>> Xem thêm: Cách tăng thu nhập với VPS an toàn

VPS Free có thực sự đáng dùng?

Sử dụng VPS miễn phí nghe hấp dẫn, nhưng liệu nó có thực sự đáng để lựa chọn? Cùng xem xét một số khía cạnh quan trọng trước khi quyết định nhé!

VPS Free phù hợp khi bạn cần môi trường test nhanh hoặc học cách vận hành VPS. Đặc biệt khi bạn chưa cần chạy các ứng dụng quan trọng hoặc đòi hỏi độ ổn định cao. Đối với người mới học làm quen với các lệnh Linux, cài đặt phần mềm. Chạy thử dự án nhỏ hoặc phát triển dự án cá nhân.

Về ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Được trải nghiệm dịch vụ thử trước khi quyết định mua
  • VPS miễn phí thường có sẵn với các cấu hình cơ bản và cài đặt nhanh
  • Có thể bắt đầu sử dụng chỉ trong vài phút mà không cần làm quá nhiều thao tác phức tạp.
Về nhược điểm:
  •  Hạn chế tài nguyên như CPU, RAM thấp, giới hạn băng thông
  • Thời gian sử dụng miễn phí có hạn
  • Có thể bị huỷ bất kỳ lúc nào nếu vi phạm chính sách
  • Khả năng bảo mật kém, có thể bị downtime
  • VPS không ổn định, dễ bị gián đoạn
  • Ít khi được hỗ trợ
VPS Free có thực sự đáng dùng?​
VPS Free có thực sự đáng dùng?​

Top nhà cung cấp VPS Free uy tín, chất lượng

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp VPS miễn phí, trial vps để bạn có thể trải nghiệm. Bạn có thể cân nhắc các nhà cung cấp dưới đây để tìm được đơn vị cung cấp phù hợp nhé!

Tạo VPS Free không cần Visa tại Kamatera

Kamatera là nhà cung cấp Cloud VPS uy tín, miễn phí dùng thử mà không cần Visa. Dịch vụ VPS của đơn vị được trang bị CPU Intel Xeon Platinum 2,7 GHz, ổ SSD NVMe 20 GB và RAM DDR4 1 GB mang lại hiệu suất tuyệt vời. Đáp ứng nhu cầu cho người dùng Linux, Windows, Minecraft, giao dịch Forex và máy chủ web LiteSpeed.

Kamatera cung cấp bản dùng thử VPS miễn phí 30 ngày với 100 đô la tín dụng duy nhất. Bạn có thể tận dụng bất kỳ tính năng nào của họ có giá dưới 100 $. Vì vậy, để tận dụng tối đa bản dùng thử miễn phí bạn phải thêm những thứ cần thiết và xóa những tính năng không mong muốn.

Sau khi dùng thử VPS miễn phí, bạn có thể có mức giá phải chăng từ Kamatera. Các gói VPS đám mây của Kamatera bắt đầu từ $4 mỗi tháng.

Tạo VPS Free không cần Visa tại Kamatera
Tạo VPS Free không cần Visa tại Kamatera

CloudWays Free Trial

CloudWays Free Trial là nhà cung cấp cho phép bạn tạo vps miễn phí không cần visa. Quá trình đăng ký dịch vụ này vô cùng đơn giản, không quá phức tạp và chỉ mất một vài bước. Thời gian sử dụng thử nghiệm của VPS Trial Free sẽ kéo dài trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, nó chỉ tương thích với hệ điều hành Linux.

tạo VPS free không cần visa
CloudWays Free Trial cho dùng VPS free trong 14 ngày

Tạo VPS không cần visa tại Ultahost

Máy chủ VPS tại Ultahost có hiệu suất vượt trội, nổi tiếng hiện nay. VPS của họ được xây dựng với máy chủ Dell thế hệ thứ 14, RAM DDR5 và ổ SSD NVMe, đem lại hiệu suất hoạt động mạnh mẽ.

Tính năng sao lưu tự động và khôi phục nổi tiếng của họ luôn sẵn sàng cứu bạn khỏi mọi tình huống mất dữ liệu ngoài ý muốn.

Khi nói đến hệ điều hành, họ rất linh hoạt khi cung cấp hệ điều hành Linux, Windows, ISO tùy chỉnh và RDP với thời gian dùng thử 30 ngày. Họ sẽ tính phí máy chủ và hoàn lại khi được yêu cầu.

Ultahost Tao Vps Khong Can Visa
Tạo VPS Free không cần Visa tại Ultahost

VPSie Cloud Server

Cách tạo VPS free không cần visa từ nhà cung cấp VPSie Cloud Server cũng khá đơn giản. Việc bạn cần làm là liên kết với 3 người bạn của mình và sau khi đã hoàn tất, bạn sẽ nhận được 4 USD để sử dụng dịch vụ VPS. Thời gian sử dụng VPS miễn phí tại VPSie Cloud Server là 30 ngày. Ngoài ra, bạn sẽ còn có 758MB bộ nhớ, 1 CPU, 1TB chuyển dữ liệu và 10GB ổ cứng.

cách tạo vps free không cần visa
Tạo vps không cần visa với VPSie Cloud Server

Linode VPS

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ Cloud VPS dành cho người mới thì Linode là lựa chọn cho bạn. Tại đây, bạn có thể quản lý và cài đặt máy chủ với các bước rất dễ dàng.

Linode cung cấp bản dùng thử VPS miễn phí 60 ngày với khoản tín dụng 100$. Bạn có thể sử dụng khoản tín dụng này cho tất cả các tính năng tùy thích. Linode đáng tin cậy vì họ có đội ngũ hỗ trợ tốt nhất với kiến ​​thức kỹ thuật.

Linode VPS​
Linode VPS​

CloudSigma

Bạn có thể đăng ký VPS free không cần visa tại CloudSigma chỉ trong “một nốt nhạc”. CloudSigma được biết tới là nhà cung cấp VPS nổi tiếng toàn thế giới. Thậm chí bạn cũng có thể sử dụng Virtual Host miễn phí mà không có chi phí phát sinh. Các VPS tại CloudSigma tương thích với cả hệ điều hành Windows và Linux. Thời gian sử dụng của gói VPS này là 7 ngày.

tạo VPS free không cần visa
VPS free không cần visa tại CloudSigma

Microsoft Azure

 Microsoft Azure cung cấp chương trình dùng thử miễn phí cho máy chủ chạy cả hệ điều hành Windows và Linux. Thời gian trải nghiệm kéo dài lên đến 12 tháng. Trong thời gian này, bạn được sử dụng máy chủ trong giới hạn 750 giờ mỗi tháng, đủ để duy trì một máy chủ hoạt động liên tục. Đặc biệt, Azure còn tặng người dùng mới khoản tín dụng trị giá 200 USD để khám phá thêm các dịch vụ khác trong hệ sinh thái của họ. 

Tuy nhiên, để đăng ký tài khoản, bạn cần có thẻ tín dụng hợp lệ để xác minh danh tính. Nhưng đừng lo, Microsoft chỉ kiểm tra thẻ mà không trừ phí nếu bạn chỉ sử dụng các dịch vụ miễn phí trong gói thử nghiệm.

Microsoft Azure​
Microsoft Azure​

AVA VPS

AVA VPS cung cấp dịch vụ VPS miễn phí với cấu hình cơ bản, rất phù hợp cho các website nhỏ, blog cá nhân hoặc các dự án thử nghiệm. Dịch vụ này giúp cải thiện tốc độ tải trang nhanh hơn gấp ba lần so với các dịch vụ lưu trữ web truyền thống, mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng. AVA còn hỗ trợ triển khai nhanh chóng, giúp bạn có thể khởi chạy máy chủ chỉ trong vài phút mà không gặp rắc rối về cấu hình phức tạp.

Với gói miễn phí, bạn sẽ nhận được CPU 1 core, RAM 1 GB. Dung lượng lưu trữ lên đến 100 GB và băng thông 1000 GB mỗi tháng – khá thoải mái cho các trang web nhỏ hoặc môi trường phát triển. Dịch vụ hỗ trợ đa dạng hệ điều hành, từ Linux (như Ubuntu, CentOS, Debian) đến Windows, giúp bạn linh hoạt lựa chọn nền tảng phù hợp với nhu cầu. Đặc biệt, AVA tích hợp công nghệ chống DDoS để bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng, đảm bảo website hoạt động ổn định và an toàn.

AVA VPS​
AVA VPS​

GigaRocket

GigaRocket mang đến dịch vụ VPS miễn phí với các tài nguyên cơ bản. Phù hợp để chạy các dự án nhỏ, phát triển thử nghiệm hoặc xây dựng trang web cá nhân. Đặc biệt, bạn không cần phải cung cấp thẻ tín dụng để đăng ký. Thay vào đó, chỉ cần tham gia cộng đồng GigaRocket, chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ít nhất 25 bài viết trên diễn đàn, bạn sẽ được cấp quyền truy cập vào máy chủ ảo.

Gói VPS miễn phí bao gồm 1 CPU, dung lượng lưu trữ 25GB, RAM 1GB và băng thông 150GB mỗi tháng – đủ để vận hành một website nhỏ hoặc môi trường phát triển ứng dụng cơ bản. GigaRocket cũng nổi bật với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật nhiệt tình và hệ thống tài liệu chi tiết, giúp người dùng dễ dàng làm quen và quản lý máy chủ hiệu quả. Dịch vụ này là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn thử nghiệm VPS mà không lo lắng về chi phí, đồng thời có cơ hội kết nối với cộng đồng công nghệ năng động để trao đổi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm thực tế.

GigaRocket​
GigaRocket​

WoomHost

WoomHost mang đến dịch vụ VPS miễn phí với cấu hình mạnh mẽ và linh hoạt. Hỗ trợ cả hệ điều hành Linux lẫn Windows, đáp ứng nhu cầu đa dạng từ người dùng. Điểm đặc biệt của WoomHost là cung cấp kèm một tên miền miễn phí, giúp bạn dễ dàng triển khai và vận hành website hoặc ứng dụng mà không phát sinh thêm chi phí.

Dù bạn chọn Linux để tối ưu tài nguyên hay Windows để tận dụng các công cụ quen thuộc, WoomHost đều hỗ trợ đầy đủ và đi kèm đội ngũ kỹ thuật sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết. Đây là lựa chọn lý tưởng để khám phá và trải nghiệm môi trường máy chủ ảo mà không phải lo ngại về chi phí ban đầu.

WoomHost​

InstaFree

InstaFree, hoạt động từ năm 2004, là một trong những nhà cung cấp VPS miễn phí lâu đời với cộng đồng hỗ trợ nhiệt tình và chính sách chuyển website hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ VPS của InstaFree được tối ưu để mang lại trải nghiệm ổn định.

Người dùng sẽ được cấp một địa chỉ IPv6, kèm theo tính năng bảo vệ chống DDoS giúp tăng cường an toàn cho hệ thống. Giao diện quản lý thân thiện với cPanel và bộ cài đặt Softaculous giúp bạn triển khai website hoặc ứng dụng chỉ với vài cú click chuột. InstaFree cam kết uptime 99,9%, đảm bảo dịch vụ luôn hoạt động mượt mà. 

Ngoài ra, nhờ sử dụng ổ cứng SSD tốc độ cao và hoàn toàn không gắn quảng cáo, bạn có thể yên tâm xây dựng và vận hành website với hiệu suất tối ưu mà không phát sinh chi phí. Đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai muốn khám phá thế giới VPS mà không cần đầu tư ban đầu.

InstaFree​
InstaFree​

VPS Cloudways

Cloudways là nhà cung cấp dịch vụ VPS nổi bật với khả năng linh hoạt và đa dạng trong các giải pháp lưu trữ dành cho cá nhân và doanh nghiệp. Nền tảng này cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 3 ngày, đủ để bạn khám phá và làm quen với các tính năng chính của hệ thống mà không cần cam kết tài chính ban đầu.

Cloudways tích hợp nhiều tiện ích hữu ích như cài đặt SSL miễn phí chỉ với một lần nhấp chuột, giúp bảo mật website dễ dàng. Hệ thống còn hỗ trợ bộ nhớ cache và Cloudflare CDN để tối ưu tốc độ tải trang. Dịch vụ sao lưu tự động giúp bạn yên tâm lưu trữ dữ liệu mà không lo mất mát. Đặc biệt, với tỷ lệ uptime lên đến 99,98%, Cloudways đảm bảo môi trường vận hành ổn định, lý tưởng cho việc thử nghiệm hoặc chạy các dự án nhỏ lẻ.

VPS Cloudways​

VPS Free tại Việt Nam

Tại Việt Nam có LANIT là nhà cung cấp dịch vụ VPS hàng đầu hiện nay. LANIT cung cấp gói dùng thử VPS free trong vòng 24h – 72h để bạn có cơ hội trải nghiệm dịch vụ VPS tại LANIT. Chúng tôi cam kết mang lại cho bạn sản phẩm với chất lượng dịch vụ VPS tốt nhất, chi phí minh bạch, rõ ràng nhất. Vì sao nên lựa chọn VPS Free LANIT?

  •  Tặng Free Firewall Anti DDoS tới 10Gbps
  • Hỗ trợ kĩ thuật nhiệt tình 24/7
  • Cấu hình mạnh mẽ, tối ưu
  • Tặng Ram thêm tốc độ
  • Hệ thống trung tâm dữ liệu uy tín Viettel, FPT với độ Uptime 99.98%
LANIT là nhà cung cấp VPS uy tín hiện nay
LANIT là nhà cung cấp VPS uy tín hiện nay

Dịch vụ trial VPS free sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tuy nhiên nó vẫn sẽ có những rủi ro còn tồn đọng. Ví dụ như: bị mất dữ liệu, lộ thông tin người dùng, tốc độ xử lý chậm,.. Do đó, giải pháp thay thế cho VPS free đó là Thuê VPS giá rẻ. Hiện nay, các nhà cung cấp đều có những gói dịch vụ giá rẻ, thích hợp cho những người có ít dữ liệu cần lưu trữ, ngân sách hạn chế,…

Bạn có thể liên hệ với LANIT để được tư vấn và chọn lựa gói VPS phù hợp với nhu cầu và chi phí mong muốn hoặc đăng ký dùng thử free trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi!

Dùng thử miễn phí

Câu hỏi thường gặp

VPS Free có giới hạn thời gian sử dụng không?

Điều này phụ thuộc vào chính sách của từng nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ, Google Cloud, AWS và Microsoft Azure thường giới hạn thời gian dùng thử miễn phí trong vòng 12 tháng, với các gói tài nguyên cố định. Trong khi đó, Oracle Cloud cung cấp một số gói VPS miễn phí trọn đời, không giới hạn thời gian, miễn là bạn tuân thủ chính sách sử dụng và không vi phạm điều khoản dịch vụ.

Làm thế nào để giữ VPS Free không bị hủy?

Để tránh mất VPS miễn phí, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chính sách sử dụng của nhà cung cấp, không chạy các hoạt động bị cấm như đào coin, gửi spam hoặc tấn công mạng. Ngoài ra, cần duy trì hoạt động của máy chủ bằng cách đăng nhập thường xuyên, cập nhật hệ thống và theo dõi email thông báo từ nhà cung cấp để kịp thời xử lý các yêu cầu hoặc xác nhận thông tin cần thiết.

VPS Free có thể nâng cấp lên bản trả phí không?

Có, hầu hết các nhà cung cấp đều cho phép nâng cấp dễ dàng từ gói miễn phí lên gói trả phí mà không làm mất dữ liệu hoặc gián đoạn dịch vụ. Khi website hoặc dự án phát triển lớn hơn, bạn có thể lựa chọn nâng cấp cấu hình như tăng thêm CPU, RAM, dung lượng lưu trữ hoặc băng thông để đảm bảo hiệu năng tốt hơn. Việc nâng cấp thường chỉ cần vài thao tác trong bảng điều khiển của nhà cung cấp và có hiệu lực ngay sau khi thanh toán.

Lời kết

LANIT hy vọng rằng bài viết về VPS free là gì? đã mang lại nhiều giá trị có ích cho bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm những dịch vụ VPS hay những thông tin hữu ích trong quá trình sử dụng VPS thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được cập nhật những thông tin nhanh chóng nhất nhé!

Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ qua:

  • Địa chỉ: Trụ sở HN: 23 Nghiêm Xuân Yêm – Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội | Văn phòng HCM: 346 Bến Vân Đồn – Phường 1 – Quận 4 – TP. Hồ Chí Minh
avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!