Mã Độc là gì? Cách Xử Lý & Phòng Tránh Mã Độc Hiệu Quả

Virus hay còn gọi là mã độc là một thứ độc hại đối với hệ thống điều hành của Windows. Nhưng bạn có biết nó chỉ là một trong những loại mã độc giống như Backdoor được tạo ra để tấn công dữ liệu của User mà không phải ai cũng rõ? Nếu bạn cũng là một trong số đó, thì hãy cùng LANIT tìm hiểu ngay mã độc là gì? Nó có bao nhiêu loại và cách xử lý ra sao khi máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại nhé!

Mã độc là gì?

Trước sự hoành hành của các loại mã độc hiện nay, người dùng internet ngày càng quan tâm đến nó và muốn biết rõ mã độc là gì hay Backdoor là phần mềm gì để phòng tránh hiệu quả.

Mã Độc là gì? Cách Phòng Tránh các Phần Mềm Độc Hại Hiệu Quả
Mã độc là một phần mềm độc hại được tạo ra để xâm nhập vào mạng máy tính

Theo tiếng Anh, mã độc chính là Malware hay Malicious Software. Nó là một phần mềm độc hại được tạo ra để chèn vào hệ thống mạng hoặc hệ thống phần mềm được cài đặt trên máy tính của người dùng.

Quan tâm: TIPS Cài WordPress Trên VPS Đơn Giản “Ai Cũng Có Thể Thực Hiện”

Phần mềm độc hại viết ra có tác dụng gì? 

Thực tế cho thấy mục đích chính của người viết ra phần mềm độc hại là thâm nhập vào hệ thống máy tính của người dùng để phá hoại hoặc lấy cắp thông tin mật. Đồng thời gây tắc nghẽn hoặc gây hại nặng nề cho hệ thống mạng máy tính bị dính Backdoor. 

Mã độc khiến hệ thống máy tính bị tê liệt
Mã độc khiến hệ thống máy tính bị tê liệt

Do đó, các tác hại của phần mềm độc hại thường rất khôn lường như:

  • Gây rò rỉ thông tin mật và dữ liệu cá nhân: Hậu quả là bạn có thể sẽ bị tổn thất lớn về uy tín, danh dự và cả kinh tế nếu chúng gắn liền với các bí mật kinh doanh hoặc bí mật đời tư của mình.
  • Làm chậm tốc độ của máy tính: Bởi các mã độc thường chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên trên phần mềm hệ thống khiến hoạt động của PC bị tê liệt cục bộ.
  • Treo máy tính: Nhiều mã độc hiện nay có khả năng vô hiệu hóa máy tính của người dùng khiến cho thiết bị bị treo vô thời hạn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác gì trên PC hoặc Laptop của mình. 

Thay đổi hoạt động của các ứng dụng: Chẳng hạn như thay đổi giao diện của phần mềm hệ thống hoặc tự động tạo ra các cửa sổ chứa quảng cáo phát liên tục khiến người dùng khó chịu.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ Máy chủ ảo VPS Tốc độ cao tại LANIT

Các loại mã độc đang được phát tán tràn lan hiện nay

Theo thống kê cho thấy hiện có khá nhiều mã độc được phát tán rộng rãi trên mạng internet để đánh cắp thông tin người dùng. Phổ biến nhất là:

Virus:

Mã độc Virus là gì? Là loại mã độc có tốc độ lây lan chóng mặt nên được phổ rộng suốt thời gian qua. Nó sẽ khiến phần mềm máy tính không thể hoạt động, gây rò rỉ dữ liệu và treo máy kéo dài.
Điều nguy hiểm nhất là các loại virus này có khả năng lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác và lây lan cho cả hệ thống mạng máy tính khi bạn sao chép các file dữ liệu độc hại. Vậy nên bạn cần xem xét thận trọng mọi File dữ liệu trước khi cài đặt nhé.

Worm:

Hay còn gọi là bọ máy tính. Nó được phát tán thông qua email với nội dung giật gân để hấp dẫn người dùng click chuột vào đó. Ngoài ra, nó còn lây lan không qua các lỗ hổng bảo mật của hệ thống mạng máy tính.
Ngay sau khi thâm nhập được vào PC hoặc laptop của bạn, Worm sẽ tự nhân bản chính mình mà không cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ một tập tin lưu trữ nào. Vậy nên nó đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người dùng mạng máy tính.

Trojan Horse:

Trojan là loại mã độc được che đậy dưới lớp vỏ của một phần mềm vô hại để dẫn dụ người dùng cài đặt vào máy tính của mình. Hiện nay có khá nhiều loại Trojan được phát tán phổ biến là Trojan Backdoor, Trojan Rootkit, trình tải xuống Trojan và cả Trojan Banker có phương thức hoạt động khác biệt nhau đôi chút.

Spyware:

Đây là phần mềm gián điệp chuyên dùng để đánh cấp các thông tin cá nhân của user nhằm phục vụ cho các mục đích xấu của Hacker xâm nhập. Theo đó, các hacker sẽ bí mật quan sát từ xa mọi hoạt động của bạn trên thiết bị để ăn cắp thông tin ngay khi cần và bán cho các nhà tiếp thị khác.

Adware:

Phần mềm này được sử dụng để quảng cáo trực tuyến hợp pháp và phát tán mã độc theo kiểu lây lan nhanh chóng. Các quảng cáo độc hại này thường được gắn trên giao diện ứng dụng hoặc trên màn hình chờ trong quá trình bạn tải về một phần mềm nào đó. 

Một khi mã độc chứa trong quảng cáo xâm nhập thành công vào máy tính, Adware sẽ tự động mở tab mới, thay đổi trang chủ tìm kiếm hoặc thu thập thông tin của user một cách tùy ý.

Mã Độc là gì? Cách Phòng Tránh các Phần Mềm Độc Hại Hiệu Quả
Có rất nhiều loại mã vạch được phát tán hiện nay

Mã độc Trojan

Trojan là loại mã độc được che đậy dưới lớp vỏ của một phần mềm vô hại để dẫn dụ người dùng cài đặt vào máy tính của mình. Hiện nay có khá nhiều loại Trojan được phát tán phổ biến là Trojan Backdoor, Trojan Rootkit, trình tải xuống Trojan và cả Trojan Banker có phương thức hoạt động khác biệt nhau đôi chút.

Mã độc Malware

Về cơ bản, Malware cũng là một phần mềm độc hại. Nhưng nó bao hàm cả virus, bọ máy tính và Trojan vì thuật ngữ này dùng để ám chỉ cả ba loại phần mềm độc hại kể trên. Vậy nên khi PC của bạn bị nhiễm Malware, nó sẽ có đủ các triệu chứng như khi bị nhiễm virus, sâu bọ và cả Trojan đấy.

Xem thêm: Cách Sửa Antimalware Service Executable Ngốn CPU Chi Tiết

Backdoor

Backdoor là một trong những phần mềm độc hại có thể qua mặt được quy trình xác thực danh tính để dễ dàng đăng nhập vào hệ thống mạng máy tính của người dùng. Nếu máy tính của bạn dính mã độc này, Hacker sẽ điều khiển được toàn bộ thiết bị, hủy hoại website và tấn công cả DDoS nữa đấy.

Ransomware – Mã độc đòi tiền chuộc là gì?

Ransomware là một loại mã độc ngăn chặn user truy cập vào dữ liệu mật hay sử dụng máy tính cá nhân của mình. Nếu muốn lấy lại quyền truy cập đó, bạn cần phải chuyển tiền cho Hacker theo yêu cầu của họ.

Tùy vào độ quan trọng của dữ liệu bị Hacker mã hóa, mà số tiền chuột bạn cần bỏ ra cũng sẽ dao động khác nhau. Nó có thể rơi vào con số vài nghìn đô hoặc vài triệu đô tùy từng trường hợp. 

Locky 

Về bản chất, Locky cũng là một loại mã độc tống tiền như Ransomware. Nhưng nó lại dùng thuật toán mã hoá AES để mã hoá hết mọi dữ liệu của người dùng. Locky có thể giúp Hacker khóa vĩnh viễn toàn bộ dữ liệu của người dùng hoặc tiêu huỷ nó nếu bạn không gửi đi số tiền chuộc theo yêu cầu. 

Mã độc Coinhive 

Coinhive thực chất là một Plugin của Javascript, một công cụ chuyên dùng để đào các loại tiền điện tử ảo. Vì vậy, nó còn được gọi là mã đào tiền ảo. 

Thực tế cho thấy những chiếc máy tính bị mã độc Coinhive tấn công thường khởi động khá chậm và vận hành cũng rất lâu. Thậm chí nó còn chiếm dụng CPU và card đồ họa khiến cho thiết bị luôn hiển thị chế độ quá tải ở mức 100% công suất. 

Rootkit

Được xem là lớp phủ của các loại mã độc khác để qua mặt người dùng. Vì vậy, nó thường được sử dụng kết hợp với các phần mềm độc hại mở rộng giúp hacker truy cập máy tính của người dùng.

Các loại mã độc phổ biến hiện nay
Rootkit là phần mềm độc hại phổ biến hiện nay

Botnet

Phần mềm độc hại này hỗ trợ Hacker tấn công hệ thống mạng máy tính và điều khiển nó từ xa thông qua kênh IRC và P2P. Kết quả là bạn sẽ bị mất quyền vận hành máy tính khiến hiệu suất làm việc bị giảm sút nghiêm trọng.

Mã độc Mustang Panda 

Mustang Panda là một loại mã độc do nhóm tin tặc Panda phát triển suốt thời gian qua. Theo đó, phần mềm độc hại này sẽ xâm nhập vào hệ thống máy tính và phát tán mã độc nhanh chóng để đánh cắp dữ liệu lưu trữ. Đồng thời nó còn kiểm soát cả quá trình vận hành thiết bị của người dùng để phục vụ cho các mục đích xấu.

Cách lây nhiễm mã độc cực nhanh bạn cần biết

Tương ứng với nhiều loại mã độc kể trên, có rất nhiều cách thức lây nhiễm phần mềm độc hại bạn cần biết như: 

  • Lây nhiễm từ phần mềm có chứa mã độc được người dùng tải xuống máy tính cá nhân của mình.
  • Lây nhiễm từ lỗ hổng bảo mật có trong hệ thống điều hành của mạng máy tính.
  • Lây nhiễm từ các hệ điều hành đời cũ được xài “lậu” mà không có bản quyền được cấp phép đi kèm.
  • Lây nhiễm mã độc thông qua email hay còn gọi là thư điện tử được gửi vào hộp thư cá nhân của người dùng máy tính.
  • Lây nhiễm thông qua các đường link chứa mã độc kích thích người dùng nhấp chuột vào đó. 

Đọc thêm: Giao thức TCP/IP là gì? Tính Năng & Cách Hoạt Động của TCP/IP

Hướng dẫn cách xử lý mã độc hiệu quả khi phát hiện

Cài Anti Virus giúp xử lý mã độc nhanh chóng
Cài Anti Virus giúp xử lý mã độc nhanh chóng

Để phát hiện và xử lý mã độc hiệu quả nhất, phương án tối ưu được nhiều người dùng lựa chọn khi này là:

  • Cài đặt các phần mềm Anti Virus: Đó là phần mềm của các nhà bảo mật nổi danh như Microsoft, Symantec và Sophos,… Bởi vì các phần mềm này có cơ chế thông minh giúp phát hiện ra phần mềm độc hại nhanh chóng để loại bỏ tức thì. 
  • Sử dụng Task Manager: Bạn chỉ cần mở trình quản lý Task Manager lên để xác định các phần mềm nào đang chiếm dụng tài nguyên rồi tắt đi hoặc xoá bỏ là được.
  • Sử dụng Process Explorer: Rất đơn giản, bạn chỉ cần tải về phần mềm Process Explorer của Microsoft để theo dõi các tiến trình đang chiếm dụng tài nguyên máy tính rồi loại bỏ là được. Ngoài ra, nó còn có tính năng Virustotal và Verify Image Signatures giúp bạn làm sạch mã độc hiệu quả bất ngờ.

Cách gỡ bỏ phần mềm độc hại khỏi máy tính đơn giản

Bước 1: Thông qua các phần mềm phát hiện mã độc được sử dụng nêu trên, bạn hãy xác định các tiến trình độc hại để tạm dừng hoặc tắt hẳn nó bằng cách kích chuột phải vào đó rồi chọn SUSPEND hoặc KILL PROCESS

Cách gỡ bỏ phần mềm độc hại khỏi máy tính đơn giản
Cách gỡ bỏ phần mềm độc hại khỏi máy tính đơn giản

Bước 2: Nhấp chuột phải vào tiến trình đó rồi chọn PROPERTIES → IMAGE → PATH (xác định vị trí File cài đặt)/AUTOSTART LOCATION (Xác định các Registry được tạo ra từ mã độc)

Cách gỡ bỏ phần mềm độc hại khỏi máy tính đơn giản
Cách gỡ bỏ phần mềm độc hại khỏi máy tính đơn giản

Bước 3: Tiến hành xóa các file cài đặt và các Registry được xác định ở bước 2 là xong.

Cách phòng tránh phần mềm độc hại là gì?

Thay vì phải mất nhiều thời gian tìm kiếm và xóa bỏ phần mềm độc hại, thì bạn nên áp dụng những cách phòng tránh hiệu quả cho mình. Vậy các biện pháp phòng ngừa hiệu quả mã độc là gì? Hãy cùng LANIT tìm hiểu ngay nhé: 

Luôn đề cao cảnh giác về mã độc bằng nhiều cách

Bạn cần phải đề cao cảnh giác các mã độc được phát tán rộng rãi bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Không nhấp chuột vào các email không rõ tên người gửi và nguồn gốc của nó.
  • Không tùy ý nhấp chuột vào đường link được gửi từ một người nào đó không quen biết.
  • Không tự ý cài các phần mềm có nguồn gốc bất minh trên mạng internet.

Sao lưu dữ liệu thường xuyên

Định kỳ một tháng vài lần, bạn hãy tiến hành sao lưu dữ liệu và một nơi nào đó thật an toàn chỉ có mỗi mình biết. Đồng thời xóa bỏ những thứ không quan trọng để tránh dính mã độc gây hại cho mạng máy tính của mình.

Cài phần mềm chống mã độc cho máy tính

Một điều quan trọng nữa là bạn cần phải cài đặt các phần mềm Anti Virus hoặc các phần mềm chống mã độc khác cho PC và Laptop cá nhân. Nó chính là bức tường lửa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus và nhiều phần mềm độc hại khác. 

Bạn cần phải tải phần mềm chống mã độc cho máy tính của mình
Bạn cần phải tải phần mềm chống mã độc cho máy tính của mình

Tải bản cập nhật mới cho hệ điều hành Window

Theo chính sách của Microsoft, thì hãng sẽ thường xuyên phát hành bản cập nhật mới cho Window để Fix các lỗi hay gặp ở hệ điều hành cũ. Vì vậy, bạn cần phải cập nhật bản “vá” này thường xuyên và nhất là cập nhật chương trình diệt Virus mới nhất để tăng cường sức mạnh chống mã độc của mạng máy tính.

Các thắc mắc thường gặp về mã độc

Dưới đây là một số câu hỏi mà LANIT thường gặp về các loại mẫu độc trong quá trình hỗ trợ tư vấn cho mọi người:

Phần mềm diệt virus có loại bỏ được 100% mã độc không?

Thực tế cho thấy không có phần mềm diệt virus nào có thể loại bỏ được 100% các mã độc hiện nay. Nhất là các mã độc được cài cắm tinh vi có thể qua mặt được hệ thống tường lửa được cài đặt cho PC, Laptop. 

Nếu máy tính của tôi bị nhiễm mã độc quá nặng thì có khắc phục được không?

Nếu máy tính của bạn bị nhiễm độc quá nặng, bạn vẫn có thể liên hệ các chuyên gia tiêu diệt mã độc để khắc phục hiệu quả. Theo đó, bạn cần mang thiết bị của mình đến tận nơi để đội ngũ này kiểm tra và xử lý kịp thời.

Kết luận

Hi vọng rằng cách chia sẻ chân tình của LANIT đã giúp bạn biết được cách nhận diện mã độc là gì và phương hướng phòng ngừa, xử lý hiệu quả nhất. Đây là cách lý tưởng để bảo mật thông tin cá nhân và bảo vệ cả hệ thống mạng máy tính của mình. Trường hợp bạn cần được giải đáp thêm thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!