GitHub là gì? Tính Năng, Ưu Nhược Điểm của GitHub

GitHub là nền tảng dịch vụ lưu trữ và quản lý mã nguồn dựa trên Git. Đây là nền tảng cho các dự án mã nguồn mở và phát triển phần mềm chuyên nghiệp.

GitHub là gì?

GitHub là một nền tảng dịch vụ lưu trữ và quản lý mã nguồn dựa trên Git. tạo điều kiện cho việc kiểm soát phiên bản và nỗ lực hợp tác. Nền tảng này cho phép các nhà phát triển phần mềm lưu trữ, theo dõi và quản lý mã nguồn và hợp tác làm việc trên các dự án từ bất kỳ vị trí nào.

GitHub là gì? Tính Năng, Ưu Nhược Điểm của GitHub
GitHub là gì?

Các lập trình viên có thể tìm thấy mã nguồn bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và sử dụng giao diện dòng lệnh, Git để thực hiện và theo dõi mọi sự thay đổi. Mọi thành viên trong nhóm phát triển đều nhận được sự trợ giúp để cùng nhau làm việc.

GitHub cung cấp giao diện đồ họa dựa trên web độc đáo, thân thiện người dùng, giúp các cá nhân quản lý các dự án một cách hiệu quả. Đây được xem là một trong những nền tảng phổ biến nhất cho các dự án mã nguồn mở và phát triển phần mềm chuyên nghiệp.

Git là gì?

Git là hệ thống kiểm soát phiên bản mã nguồn mở được phát triển năm 2005 bởi Linus Torvalds. Nó được sử dụng để theo dõi các thay đổi trong tệp máy tính, khiến nó trở thành tiện ích hữu ích với các lập trình viên, nó có thể xử lý dự án ở mọi quy mô.

Git cho phép nhiều người cùng làm việc với nhau mà không bị gián đoạn công việc. Toàn bộ cơ sở mã và lịch sử đều có sẵn trên máy tính của các thành viên nhóm, cho phép phân nhánh và hợp nhất dễ dàng.

Github phục vụ cho những công việc nào?

GitHub được sử dụng chủ yếu để lưu trữ, quản lý, và hợp tác phát triển mã nguồn cho các dự án phần mềm bằng cách tận dụng Git làm công cụ quản lý phiên bản. Tuy nhiên, GitHub có nhiều tính năng mở rộng khác không chỉ giới hạn trong mã nguồn. Sau đây là mục đích chính khi sử dụng GitHub:

  • Lưu trữ mã nguồn
  • Quản lý phiên bản để theo dõi lịch sử thay đổi của mã nguồn
  • Công tác làm việc nhóm trên cùng dự án
  • Hợp tác và cộng tác trong các dự án mã nguồn mở
  • Tích hợp và tự động hóa (CI/CD)
  • Quản lý dự án
  • Cung cấp tài liệu về dự án
  • Trưng bày và quảng bá dự án hoặc cung cấp tài liệu trực tuyến
  • Kết nối với các nhà phát triển khác
  • Tạo và lưu trữ mã nguồn học tập và thử nghiệm

Tính năng của GitHub

Sau đây là những tính năng nổi bật của nền tảng GitHub:

Kho lưu trữ – Repositories (repos):

Mỗi dự án trên GitHub được lưu trữ trong một Repos, được tạo bởi bất kỳ ai, nó chứa toàn bộ mã nguồn, lịch sử thay đổi, tài liệu quan trọng và thông tin hợp tác. Mặc định, kho lưu trữ này sẽ được Public nhưng nếu bạn không muốn nhiều người khác truy cập kho của mình, bạn có thể giữ dự án của mình ở chế độ riêng tư, đi kèm với khoản phí nhỏ. Bạn có quyền kiểm soát những người có thể xem hoặc sao chép mã.

Nếu kho lưu trữ được công khai cho mọi người, để ai đó có thể thay đổi mã, cần có sự phê duyệt của quản trị viên kho lưu trữ.

Branching and Merging (Nhánh và Sáp nhập)

Khi ai đó muốn thay đổi, thêm tính năng mới hoặc sửa lỗi mà không muốn làm ảnh hưởng đến mã nguồn chính, họ sẽ tạo nhánh riêng (thành viên nhóm). Nhánh này sẽ là bản sao của phiên bản hiện tại.

Nhà phát triển sẽ làm việc trên bản sao này cho đến khi nó hoàn tất. Họ sẽ cam kết mã trong nhánh mới và sau đó sẽ tạo yêu cầu kéo. Nó cho phép các thành viên còn lại biết được rằng tính năng đã hoàn tất và sẵn sàng để được xem xét mã và được sáp nhập vào nhánh chính.

Các thành viên khác trong nhóm có thể xem lại mã mới và quản trị viên sẽ chấp nhận việc sáp nhập vào nhánh chính. Những công việc này đều được thực hiện bằng GitHub.

Issues (Quản lý lỗi và yêu cầu tính năng)

Issues là hệ thống để quản lý các lỗi (bug), yêu cầu tính năng mới hoặc theo dõi các nhiệm vụ liên quan đến dự án. Người dùng có thể gán nhiệm vụ, đặt thẻ (labels) để phân loại công việc và theo dõi tiến độ giải quyết.

GitHub Pages (Tạo Web tĩnh)

GitHub Pages cho phép người dùng tạo trang web tĩnh trực tiếp từ một Repository. Tính năng này dùng để tạo trang tài liệu, blog hoặc trang giới thiệu dự án, hữu ích trong việc quảng bá sản phẩm hoặc cung cấp tài liệu trực tuyến.

Security Features (Tính năng bảo mật)

Tự động kiểm tra các lỗ hổng bảo mật trong các thư viện phụ thuộc (dependencies) và đề xuất các bản cập nhật an toàn.
Tính năng Security Alerts để Thông báo khi phát hiện các lỗ hổng trong mã nguồn hoặc các thư viện bên thứ ba.
Tự động quét mã nguồn để tìm các lỗ hổng bảo mật hoặc vấn đề về chất lượng mã với Code Scanning

Mạng xã hội GitHub

Vì GitHub có tính chất cộng tác cao tính năng mạng xã hội quan trọng của nó có vai trò quan trọng giúp kết nối các thành viên cộng tác một các hiệu quả.

Người dùng có thể tải lên hình ảnh và tiểu sử, có thể theo dõi những người dùng khác và yêu thích các dự án của họ. Họ cũng có thể thành lập các nhóm hoặc tổ chức, những người đứng đầu có thể kiểm soát cụ thể quyền truy cập của từng thành viên cùng cộng tác trong một dự án trong một nhóm hoặc tổ chức.

Xem thêm: Cách Đẩy Code Lên Github

Ưu điểm – hạn chế của GitHub

Ưu điểm của GitHub:

  • Quản lý phiên bản mạnh mẽ nhờ sử dụng Git
  • GitHub cung cấp nhiều công cụ giúp làm việc nhóm hiệu quả như branching, pull request, và code review
  • Là nền tảng lớn nhất cho các dự án mã nguồn mở, giúp các lập trình viên dễ dàng công tác, nhận đóng góp và xây dưng phần mềm
  • Tính năng tự động hóa giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng
  • Người dùng có thể tạo trang tĩnh để giới thiệu dự án, cung cấp tài liệu mà không cần có nền tảng chuyên sâu.
  • Cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ giúp phát hiện và xử lý lỗ hổng trong mã nguồn hiệu quả và an toàn
  • Cộng đồng lớn và mạng xã hội phát triển:
  • GitHub hỗ trợ tích hợp nhiều công cụ phát triển phần mềm giúp tối ưu quy trình làm việc
  • Hệ thống Issues giúp theo dõi lỗi, yêu cầu tính năng hoặc nhiệm vụ một cách rõ ràng và dễ quản lý.

Hạn chế của GitHub:

  • Tính năng và các tùy chọn giới hạn ở bản miễn phí
  • Phụ thuộc nhiều vào Git
  • Với người mới bắt đầu khá khó sử dụng, cần thời gian để làm quen
  • Hiệu suất chậm với các dự án lớn hoặc quá nhiều tệp

Hướng dẫn bắt đầu với GitHub

Để bắt đầu sử dụng GitHub, bạn cần thực hiện các bước như thiết lập tài khoản, tạo kho lưu trữ (repository) và bắt đầu quản lý mã nguồn. Sau đây là chi tiết các bước:

Bước 1: Đăng ký tài khoản GitHub:

Bạn truy cập vào trang web của GitHub theo địa chỉ: https://github.com và nhấn vào Sign Up để tạo tài khoản. Điền đầy đủ thông tin về email, mật khẩu, tên người dùng:

Hướng dẫn cách bắt đầu với GitHub
Cách bắt đầu với GitHub
Hướng dẫn cách bắt đầu với GitHub
Cách bắt đầu với GitHub

Tích chọn nhận thông báo qua Email và nhấn Continue

Hướng dẫn cách bắt đầu với GitHub
Cách bắt đầu với GitHub

Tiếp đến là xác nhận bạn là con người bằng game của hệ thống và sau đó tiến hành xác nhận email

Bước 2: Cài đặt Git trên máy tính

Bạn tiến hành tải Git từ trang https://git-scm.com/ và cài đặt theo hệ điều hành đang dùng. Sau khi cài đặt xong, mở Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (macOS/Linux) và gõ lệnh sau để kiểm tra phiên bản Git:

git –version

Nếu Git được cài đặt đúng, bạn sẽ thấy phiên bản hiện tại của Git.

Bước 3: Cấu hình Git

Để Git hoạt động tốt với GitHub, bạn cần cấu hình Tên và Email của mình trong Git bằng cách thực hiện lệnh sau trong Terminal/Command Prompt:

git config –global user.name “Tên của bạn”
git config –global user.email “Email của bạn”

Bước 4: Tiến hành tạo kho lưu trữ trên Github

Đăng nhập tài khoản GitHub của bạn và nhấp vào biểu tượng + ở góc phải màn hình, chọn New Repository. Sau đó điền tên, mô tả và chọn để kho lưu trữ này ở dạng public hay private tùy theo nhu cầu của bạn.

Sau đó nhấn Create repository để tạo kho lưu trữ mới.

Bước 5: Kết nối Repository GitHub với máy tính của bạn

Mở Terminal hoặc Command Prompt và di chuyển đến thư mục bạn muốn lưu trữ dự án. Sau đó dùng lệnh Git để kết nối với GitHub.

Sao chép URL của Repository từ GitHub và sử dụng lệnh sau để sao chép Repository về máy của bạn:

git clone <Url của Repository>

Bước 6: Thêm tệp vào repository

Bạn có thể thêm mã nguồn hoặc các tệp khác vào thư mục dự án của mình và sử dụng lệnh sau để theo dõi các tệp đã thêm:

git add <tên tệp>

Tiếp đến bạn có thể sử dụng các tính năng trong GitHub như commit để lưu lại thay đổi, đẩy các thay đổi lên GitHub, tạo nhánh riêng, sáp nhập,….

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết thông tin về GitHub cũng như các tính năng, ưu nhược điểm và cách bắt đầu với GitHub. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn khi có nhu cầu mua VPS, Mua Hosting hoặc thuê máy chủ giá rẻ liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!