Hướng dẫn cách cài đặt VPSSIM chỉ trong 5 phút

Trong bài viết này, LANIT sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách cài đặt VPSSIM trên VPS để khai thác tối đa sức mạnh của công cụ này, giúp bạn vận hành website và ứng dụng một cách mượt mà, tối ưu.

VPSSIM là gì?

VPSSIM (VPS Simple) là một công cụ quản lý VPS mạnh mẽ, được dùng để tự động cài đặt và tối ưu hóa bộ stack Nginx – PHP – MariaDB (LEMP) trên hệ điều hành CentOS. Với giao diện đơn giản, dễ tiếp cận và khả năng sử dụng tài nguyên hệ thống hiệu quả, VPSSIM được xem là lựa chọn lý tưởng cho cả cá nhân và doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành VPS một cách hiệu quả.

VPSSIM có những ưu điểm gì nổi bật?

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của VPSSIM như sau:

  • VPSSIM cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ, giúp đơn giản hóa việc quản lý VPS dưới đây là những tính năng chính:
  • VPSSIM hỗ trợ cài đặt website nhanh chóng, bao gồm việc thêm tên miền, cài đặt CMS (như WordPress) chỉ với vài thao tác đơn giản.
  • Một trong những tính năng nổi bật của VPSSIM là tích hợp việc cài đặt SSL từ Let’s Encrypt hoàn toàn miễn phí, giúp bảo mật website bằng cách mã hóa dữ liệu.
  • Để giúp website hoạt động nhanh hơn và giảm tải cho server, VPSSIM hỗ trợ tích hợp các plugin cache cho WordPress như WP Super Cache, W3 Total Cache và WP Fastest Cache.
  • VPSSIM cho phép người dùng dễ dàng thay đổi và cài đặt các phiên bản PHP khác nhau. Bạn có thể chọn phiên bản PHP phù hợp với nhu cầu của ứng dụng, từ PHP 5.x cho đến PHP 7.x hoặc mới hơn,
  • VPSSIM tích hợp công cụ phpMyAdmin cho phép người dùng quản lý cơ sở dữ liệu một cách trực quan và dễ dàng.
  • VPSSIM giúp tối ưu hóa cấu hình server với các thiết lập mặc định hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và cải thiện hiệu suất.
  • VPSSIM cung cấp tính năng sao lưu tự động cho các website của bạn, giúp đảm bảo dữ liệu luôn an toàn.
  • VPSSIM tự động thiết lập các biện pháp bảo mật cơ bản cho VPS, bao gồm cấu hình tường lửa, bảo vệ đăng nhập SSH.
  • Người dùng có thể thêm, xóa và quản lý nhiều tên miền trên cùng một server dễ dàng.
  • VPSSIM có giao diện dòng lệnh đơn giản, thân thiện, hỗ trợ các tác vụ quản lý VPS mà không cần kiến thức chuyên sâu về quản trị server.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt VPSSIM

Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng để giúp bạn có thể cài đặt VPSSIM một cách nhanh chóng nhất nhé!

Yêu cầu chuẩn bị

Để cài đặt VPSSIM, cần chuẩn bị những điều kiện như sau:

  • Cấu hình tối thiểu: RAM 1GB, CPU 1 Core, SSD 15GB.
  • CPU của VPS/Server: CPU Intel/AMD/ARM
  • Hệ điều hành: AlmaLinux, CentOS, RockyLinux và Oracle Linux phiên bản 8 và 9
  • Phần mềm SSH: Sử dụng Putty hoặc ZOC cho Windows, hoặc Terminal cho Ubuntu/Mac.

Cài đặt VPSSIM qua SSH

Sau khi đảm bảo các yêu cầu trên, bạn có thể bắt đầu cài đặt VPSSIM bằng cách đăng nhập vào server thông qua SSH và chạy lệnh cài đặt tương ứng:

Phiên bản tiếng Việt:

curl get.vpssim.com -o install && sh install

Phiên bản tiếng Anh:

curl get.vpssim.net -o install && sh install

Chỉ cần chạy lệnh này và VPSSIM sẽ tự động cài đặt, giúp bạn dễ dàng quản lý VPS của mình.

Cách đưa website của bạn lên VPSSIM

Bước 1: Đăng nhập vào server qua SSH, sau đó chạy lệnh vpssim để mở Menu VPSSIM. Nhập số 1 để chọn Thêm Website & Code.

Nhập số 1 để chọn Thêm Website & Code
Nhập số 1 để chọn Thêm Website & Code

Bước 2: Chọn 3) Thêm website + WordPress (Cài đặt tự động) để cài đặt WordPress.

Thêm website + WordPress
Thêm website + WordPress

Bước 3: Chọn plugin cache (ví dụ: 4) WP Fastest Cache). Nhập tên miền, tên người dùng, mật khẩu và email cho tài khoản admin.

Chọn plugin cache
Chọn plugin cache

Cách cài đặt cài đặt SSL

Bước 1: Chạy lệnh vpssim, nhập số 24 để chọn Cài đặt FreeSSL (Let’s Encrypt).

Nhập số 24 để chọn Cài đặt FreeSSL
Nhập số 24 để chọn Cài đặt FreeSSL

Bước 2: Chọn 1) Cài đặt SSL cho tên miền.

Chọn 1) Cài đặt SSL cho tên miền
Chọn 1) Cài đặt SSL cho tên miền

Bước 3: Khi hệ thống hỏi bạn có muốn xem danh sách website trên server không, nhập y (yes). Sau đó, bạn có thể nhập tên miền để cài đặt SSL.

Thay đổi Phiên bản PHP

Bước 1: Mở VPSSIM, nhập 5 để chọn Thay đổi Phiên bản PHP.

Nhập 5 để chọn Thay đổi Phiên bản PHP
Nhập 5 để chọn Thay đổi Phiên bản PHP

Bước 2: Nếu muốn chuyển sang PHP 7.3, chọn 1) PHP 7.3 và xác nhận bằng cách nhập y.

Chọn 1) PHP 7.3
Chọn 1) PHP 7.3

Bước 3: Phiên bản PHP lúc này đã được thay đổi. Bạn có thể kiểm tra lại phiên bản bằng lệnh:

php -v

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Trong phần này, LANIT sẽ giải đáp một số câu hỏi phổ biến nhất mà nhiều người thắc mắc, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cách cài đặt VPSSIM nhé!

Có thể cài đặt VPSSIM trên hệ điều hành khác ngoài CentOS không?

Trả lời: Hiện tại, VPSSIM chỉ hỗ trợ cài đặt trên CentOS, chưa hỗ trợ cho các hệ điều hành khác.

VPSSIM có hỗ trợ các phiên bản PHP khác nhau không?

Trả lời: Có, VPSSIM hỗ trợ nhiều phiên bản PHP từ 5.4 đến 7.2, cho phép dễ dàng chuyển đổi giữa các phiên bản theo nhu cầu

VPSSIM có khả năng tự động cập nhật không?

Trả lời: Có, VPSSIM sẽ tự động cập nhật các thành phần quan trọng như Nginx, PHP, MariaDB và phpMyAdmin, đảm bảo hệ thống của bạn luôn được cập nhật và hoạt động ổn định.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về khái niệm VPSSIM là gì cùng với cách cài đặt VPSSIM một cách đơn giản. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào dành cho chúng tôi thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi hoặc liên hệ để được giải đáp về VPSSIM nhanh chóng nhất nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!