Let’s Encrypt SSL là gì? Cách Tạo Chứng Chỉ SSL Miễn Phí Nhanh Chóng

Việc tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let's Encrypt là một quá trình đơn giản và hiệu quả để bảo vệ trang web của bạn được mã hóa an toàn.  Vậy Let’s Encrypt SSL là gì ? Các bước tạo chứng chỉ SSL Miễn Phí Với Let’s Encrypt như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của LANIT để có thể cài đặt chứng chỉ SSL một cách dễ dàng nhé!

Let’s Encrypt SSL là gì?

Let’s Encrypt SSL là dịch vụ cung cấp chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) miễn phí cho website. Trong đó, SSL là giao thức mã hóa dữ liệu giữa máy tính của người dùng và máy chủ web, giúp bảo vệ thông tin của người dùng như thông tin cá nhân, giao dịch tài chính và dữ liệu nhạy cảm khác khỏi việc bị đánh cắp hoặc tấn công trong quá trình truyền tải. 

Let’s Encrypt SSL là gì?
Let’s Encrypt SSL là gì?

Chứng chỉ Let’s Encrypt được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận Internet Security Research Group (ISRG) và được sự hỗ trợ từ nhiều tập đoàn công nghệ lớn và cộng đồng internet. SSL Let’s Encrypt được sử dụng miễn phí trong vòng 90 ngày. Sau thời gian này, bạn cần phải cài đặt lại hoặc gia hạn chứng chỉ để duy trì tính bảo mật cho trang web của mình.

Lợi ích Let’s Encrypt SSL mang lại cho người dùng

Dưới đây là những lợi ích của Let’s Encrypt SSL mang lại như sau:

Miễn phí

Let’s Encrypt cung cấp chứng chỉ SSL hoàn toàn miễn phí, giúp các trang web, đặc biệt là các trang web có tài nguyên hạn chế, có khả năng bảo vệ thông tin truyền tải một cách an toàn mà vẫn tiết kiệm ngân sách.

Tự động hóa

Chứng chỉ Let’s Encrypt sẽ tự động hóa quá trình tạo, cài đặt và gia hạn chứng chỉ SSL, giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.

Dễ dàng cài đặt

Việc cài đặt Let’s Encrypt dễ dàng bởi nó phù hợp với nhiều loại máy chủ, đặc biệt là với bảng điều khiển quản lý lưu trữ web. Bạn sẽ không cần tài khoản phụ, thanh toán hoặc xác nhận qua email, chính điều này sẽ giúp cho quá trình cài đặt này trở nên thuận tiện và đơn giản hơn nhiều.

Bảo mật

Let’s Encrypt áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật cao trong việc mã hóa thông tin truyền tải, đảm bảo rằng dữ liệu giữa trình duyệt và máy chủ của bạn được bảo vệ an toàn khỏi việc bị đánh cắp hoặc tấn công.

Minh bạch & tin cậy

Chứng chỉ SSL được cấp phát bởi Let’s Encrypt được lưu trữ một cách công khai, cho phép bất kỳ ai đều có thể kiểm tra và xác minh tính hợp lệ của chúng. Điều này Let’s Encrypt luôn đảm bảo tính minh bạch và tin cậy trong quá trình cấp chứng chỉ bảo mật.

Tiêu chuẩn mở

Chính những ưu điểm nổi bật trên Let’s Encrypt free SSL được ra đời như một tiêu chuẩn mở, giúp tạo ra một cộng đồng internet an toàn và lành mạnh, tôn trọng người dùng.

Let’s Encrypt hoạt động như thế nào? 

Let’s Encrypt hoạt động dựa trên mô hình ACME (Automated Certificate Management Environment), là một giao thức tự động quản lý chứng chỉ SSL. Dưới đây là cách Let’s Encrypt hoạt động:

Xác minh tên miền 

Xác minh tên miền 
Xác minh tên miền 

Có hai cách để xác minh tên miền như sau:

  • Cung cấp một bản ghi DNS (Domain Name System) dưới tên miền.
  • Cung cấp một tài nguyên HTTP (HyperText Transfer Protocol) dưới một địa chỉ URI (Uniform Resource Identifier) đã biết trước trên tên miền.

Xác minh của CA 

CA viết tắt bởi Certificate Authority – là một tổ chức uy tín trong việc phát hành các chứng chỉ kỹ thuật số. Sau khi nhận yêu cầu thông báo, Let’s Encrypt sẽ xác minh cả hai chữ ký của bạn. Nếu việc CA xác minh là đúng, lúc này bạn đã được xác minh thành công.

Xác minh của CA 
Xác minh của CA 

Cấp phát chứng chỉ (Certificate Issuance)

Sau khi xác minh miền thành công, Let’s Encrypt ký và cung cấp cho bạn một chứng chỉ SSL.

Cấp phát chứng chỉ
Cấp phát chứng chỉ

Chứng chỉ này được sử dụng để mã hóa dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ, đảm bảo tính bảo mật 

Gia hạn và thu hồi (Renewal and Revocation):

Chứng chỉ SSL từ Let’s Encrypt có thời hạn hiệu lực là 90 ngày. Sau thời gian này bạn có thể tự động gia hạn chứng chỉ bằng cách tạo một yêu cầu mới và xác minh miền một lần nữa. Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể yêu cầu thu hồi ngưng sử dụng chứng chỉ này.

Các loại chứng chỉ của Let’s Encrypt

Let’s Encrypt SSL cung cấp hai loại chứng chỉ chính dưới đây:

Chứng chỉ xác minh tên miền (Domain Validation Certificate)

Chứng chỉ Domain Validation Certificate cung cấp mã hóa mạnh mẽ cho Website, giúp bảo vệ thông tin truyền tải giữa người dùng và máy chủ. Nếu bạn muốn bảo vệ tên miền đơn giản và nhanh chóng thì chứng chỉ Domain Validation Certificate là lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, nó còn phù hợp với nhiều loại máy chủ khác nhau như máy chủ web, máy chủ thư, máy chủ FTP …

Chứng chỉ Wildcard (Wildcard Certificate)

Chứng chỉ Wildcard Certificate là chứng chỉ SSL đặc biệt của Let’s Encrypt cho phép bảo vệ nhiều tiền miền phụ dưới một miền chính thông qua việc sử dụng dấu sao (*). Mục đích chính là tiết kiệm tối đa thời gian và công sức so với việc cấp phát từng chứng chỉ riêng lẻ cho mỗi tên miền phụ. Wildcard thường được sử dụng cho các trang web có nhiều phụ miền.

Hướng dẫn đăng ký tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt   

Để tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

cách tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt   
Cách tạo Let’s Encrypt free SSL

Bước 1: Chuẩn bị

Trước hết, bạn cần cài đặt NGINX hoặc NGINX Plus và đảm bảo rằng bạn sở hữu quyền quản trị tên miền để đăng ký cho chứng chỉ. Bạn cũng cần tạo một bản ghi DNS để liên kết tên miền với địa chỉ IP Public của máy chủ.

Bước 2: Tải và cài đặt Let’s Encrypt Client

Bước đầu tiên, bạn tải và cài đặt Let’s Encrypt client. Dựa vào phiên bản của Ubuntu, bạn có thể sử dụng các lệnh sau đây:

Với Ubuntu 16.04:

$ apt-get update
$ sudo apt-get install certbot
$ apt-get install python-certbot-nginx

Với Ubuntu 18.04 trở lên (sử dụng Python 3):

$ apt-get update
$ sudo apt-get install certbot
$ apt-get install python3-certbot-nginx

Bước 3: Cấu Hình NGINX

Sau khi cài đặt certbot, bạn cần thiết lập cấu hình cho NGINX để sử dụng SSL/TLS. Lúc này hãy tạo một tệp cấu hình mới trong thư mục /etc/nginx/conf.d/ với tên domain-name.conf (ví dụ: www.example.com.conf), sau đó chỉ định tên miền của bạn trong tệp cấu hình, theo lệnh dưới đây::

server {
    listen 80 default_server;
    listen [::]:80 default_server;
    root /var/www/html;
    server_name example.com www.example.com;
}

Lưu tệp và kiểm tra cú pháp cấu hình NGINX theo lệnh sau đây:

$ nginx -t

Sau đó, khởi động lại NGINX để áp dụng cấu hình mới  theo lệnh sau đây:

$ nginx -s reload

Bước 4: Tạo Chứng Chỉ SSL Miễn Phí với Let’s Encrypt

Tiếp theo , bạn sử dụng certbot để tạo chứng chỉ SSL cho tên miền của bạn, bằng cách sử dụng lệnh sau:

$ sudo certbot --nginx -d example.com -d www.example.com

Lúc này, Certbot sẽ hỏi bạn về những thông tin cá nhân đến chứng chỉ và cấu hình HTTPS. Bạn cần nhập địa chỉ email và đồng ý với các điều khoản của Let’s Encrypt. Sau khi quá trình hoàn thành, certbot sẽ tự động cấu hình lại NGINX và tải lại cấu hình.

Bước 5: Tự Động Gia Hạn Chứng Chỉ

Let’s encrypt free ssl certificate sẽ hết hạn sau 90 ngày, vì thế bạn nên thiết lập tự động gia hạn chứng chỉ. Để thực hiện tự động gia hạn chứng chỉ, bạn chỉ cần thêm một cron job vào crontab của bạn và chạy lệnh sau đây:

$ crontab -e

Sau đó, để gia hạn tự động hàng ngày bạn có thể thêm dòng lệnh sau đây:

0 12 * * * /usr/bin/certbot renew --quiet

Bước cuối cùng là lưu và đóng tệp crontab.

Khi thực hiện đầy đủ các bước trên, chứng chỉ SSL miễn phí đã được cài đặt thành công cho tên miền của bạn.

Lời kết

Như vậy, trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về việc tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let’s Encrypt.  Chỉ với quy trình đơn giản, bạn có thể nhanh chóng bảo mật thông tin truyền tải trên website mà không cần phải đầu tư nhiều.

Nếu anh chị có nhu cầu mua SSL bản trả phí, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất.

Rất hy vọng những chia sẻ trên sẽ thật sự có ích cho các bạn. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!