Cyber Security là gì? Các mối nguy hại Cyber Attack điển hình 

Trước rất nhiều cuộc tấn công mạng đang diễn ra ngày càng phổ biến, việc triển khai Cyber Security được xem là một việc làm cực kỳ cần thiết đối với tất cả User. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Cyber Security là gì và biết cách triển khai như thế nào để hiệu quả nhất. Vì vậy, LANIT muốn đưa bạn khám phá sâu hơn về công cụ này qua bài viết sau đây.

Cyber Security là gì?

Cyber Security (CS) để chỉ tất cả những việc cần làm để bảo vệ máy tính, máy chủ, thiết bị di động, mạng lưới và cả dữ liệu khỏi những cuộc tấn công mạng. Nó còn được được gọi là bảo mật IT hoặc bảo mật thông tin điện tử.

Việc xây dựng hệ thống Cyber Security hoàn chỉnh là việc khó khăn và thách thức đối với các nhà phát triển. Đổi lại, Cyber Security sẽ giúp cho không gian mạng trở nên an toàn hơn trước các mối nguy hại hiện có.

Cyber Security bao gồm các việc cần làm để bảo mật thiết bị, máy chủ và dữ liệu
Cyber Security là gì?

Cyber Security quan trọng như thế nào? 

Nếu thiếu đi Cyber Security, không gian mạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ các tác nhân gây hại. Bởi vì Cyber Security cho thấy được tầm quan trọng lớn sau đây:

Giảm phí sửa chữa lỗ hổng Cyber Security:

Có rất nhiều tổ chức đã phải tốn một khoản chi phí khổng lồ để sửa chữa lỗi Cyber Attack mà vẫn không thể cứu vãn được danh tiếng của mình. Nhưng nhờ có Cyber Security, các lỗ hổng an ninh được hạn chế đáng kể, giúp cắt giảm được rất nhiều phí Fix lỗi kỹ thuật

Ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công mạng tinh vi:

Cyber Attack vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt. Do đó, bạn cần triển khai một hệ thống bảo mật vững chắc để ngăn chặn triệt để các cuộc tấn công mạng được tổ chức vô cùng tinh vi.

Phòng ngừa dữ liệu bị đánh cắp và hư hỏng:

Nếu không có công cụ bảo mật hữu ích, các Hacker dễ xâm nhập vào hệ thống của người dùng. Từ đó lấy đi các dữ liệu quan trọng và nhạy cảm để sử dụng vào mục đích xấu.

Cyber Security đóng một vai trò to lớn trong việc bảo vệ an ninh mạng 
Cyber Security quan trọng như thế nào? 

Các loại Cyber Security phổ biến hiện nay

Cyber Security hiện được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Mỗi một CS sẽ đảm nhận một vai trò nhất định trong hệ thống bảo mật của người dùng. Cụ thể như sau:

Network Security 

Network Security dùng để phát hiện và ngăn chặn những cuộc tấn công. Các giải pháp được áp dụng trong Network Security thường bao gồm ứng dụng bảo mật dữ liệu và công cụ điều khiển quyền truy cập như: Data Loss Prevention (DLP), Network Access Control (NAC), Identity Access Management (IAM) và Next-Generation Firewall (NGFW).

Network Security được thiết kế để chống lại kẻ tấn công trên mạng lưới
Các loại Cyber Security phổ biến

Cloud Security

Cloud Security là ưu tiên hàng đầu của người dùng. Bởi nó bao hàm các giải pháp, bộ điều khiển, chính sách và dịch vụ bảo mật hỗ trợ quá trình triển khai mạng lưới Cloud khỏi những kẻ tấn công bên ngoài. 

Tuy các nhà cung cấp Cloud luôn đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng nhưng điều này không thể đảm bảo được 100%. Vì vậy, việc sử dụng giải pháp của bên thứ 3 như Cloud Security là điều cần thiết để bảo vệ hệ thống trước các vấn đề an ninh mạng.

Cloud Security là công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường Cloud cho cá nhân và tổ chức
Các loại Cyber Security phổ biến

Endpoint Security

Endpoint Security giúp các tổ chức bảo mật tốt cho các thiết bị của End-user như Desktop hoặc Laptop. Nó sẽ giúp người dùng cuối nhận được cảnh báo về các cuộc tấn công tiềm ẩn như Phishing hay Malware độc hại. 

Xem thêm: Đánh Giá Plugin MalCare Security– Trình Bảo Mật Dành Cho WordPress

IoT Security

IoT là loại Cyber Security bao hàm các công cụ bảo vệ thiết bị thông minh và mạng lưới kết nối với chính nó. Đó có thể là những thứ kết nối được với Internet hoặc thứ không cần vận hành thủ công như còi báo cháy thông minh, bóng đèn thông minh hay máy điều hòa nhiệt điện, …

Application Security

Ứng dụng Web là đối tượng mà Hacker muốn nhắm đến. Vậy nên Application Security sẽ bảo vệ ứng dụng Web của bạn khỏi các cuộc tấn công tinh vi như Injection, bẻ khóa xác thực và Cross-site Scripting, … Ngoài ra, Application Security còn giúp phòng tránh các Bot tấn công và ngăn chặn các tác nhân gây hại đến ứng dụng và APIs. Luôn duy trì được quá trình bảo mật kể cả khi DevOps có xuất bản những nội dung mới. 

Ứng dụng Web sẽ được bảo vệ khỏi Injection và Cross-site Scripting bằng Application Security 
Các loại Cyber Security phổ biến

Zero Trust 

Zero Trust là giải pháp lý tưởng để thay thế cho cách bảo mật truyền thống. Nhất là khi nó tiếp cận với vấn đề bảo mật theo cách bao quát hơn rất nhiều.  Zero Trust giúp bảo vệ tài nguyên thông qua việc kết hợp rất nhiều nhân tố khác nhau. Điển hình là các Microsegment, sự giám sát và sự bắt buộc kiểm soát quyền truy cập dựa theo vai trò.

Zero Trust là hệ thống bảo mật được các công ty tin dùng nhất hiện nay 
Các loại Cyber Security phổ biến

Mobile Security

Mobile Security có tác dụng bảo vệ dữ liệu được lưu trữ trên nhiều thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại,… Theo đó, Mobile Security giúp ngăn ngừa các mối nguy hại đến từ lượt truy cập không xác thực hay do người dùng đánh mất thiết bị,… 

Xem thêm: Security Identifier (SID) là gì? Tại sao nên sử dụng SID?

Các mối nguy hại Cyber Attack điển hình 

Cyber Attack là gì? Cyber Attack chỉ những cuộc tấn công mạng làm tổn hại đến hệ thống Cyber Security. Hiện nay có rất nhiều loại Cyber Attack được phát triển theo cách rất tinh vi như: 

Phishing

Phishing là kẻ tấn công sẽ giả mạo các nguồn tin uy tín để gửi Email cảnh báo giả. Mục đích chính là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm để dùng vào mục đích xấu như số thẻ tín dụng hoặc các thông tin đăng nhập. 

Phòng tránh tấn công Phishing bằng cách sử dụng các giải pháp bảo mật hiện đại để lọc những Email độc hại.

Phishing là hình thức Cyber Security giả danh các nguồn uy tín để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng
Các mối nguy hại Cyber Attack điển hình 

Phần mềm Malware

Malware là loại Cyber Attack sử dụng các ứng dụng hoặc phần mềm đánh cắp quyền truy cập của người dùng để gây hại đến máy tính. Các loại Malware thường được sử dụng phổ biến là Adware và Virus, … 

Ransomware

Ransomware là một biến thể của các ứng dụng độc hại dùng để tống tiền nạn nhân. Sau khi lây nhiễm vào hệ thống, nó sẽ mã hoá và khoá truy cập của nạn nhân cho đến khi nhận được tiền chuộc.

Loại Ransomware điển hình nhất Ryuk Ransomware. Nó không chỉ tấn công các cá nhân thông thường mà còn làm ảnh hưởng đến hệ thống của rất nhiều tổ chức. 

Ransomware là ứng dụng độc hại vô cùng nguy hiểm hiện nay 
Các mối nguy hại Cyber Attack điển hình 

Social Engineering

Social Engineering là loại Cyber Attack sử dụng chiến lược quảng cáo để đánh cắp thông tin nhạy cảm của nạn nhân. Dẫn dụ nạn nhân tới giao dịch tiền tệ để đánh cắp dữ liệu về danh tính. 

Đặc biệt, Social Engineering còn có thể kết hợp với các Cyber Attack khác khiến người dùng bấm vào hay tải xuống các phần mềm gây hại. Đây là kiểu tấn công mạng nguy hiểm nhất tính đến thời điểm này.

Tấn công DDoS

Distributed denial-of-service (DDoS) sẽ xảy ra khi Hacker làm sập hệ thống máy chủ, trung tâm dịch vụ hoặc khi truy cập mạng lưới thông thường. Hacker sẽ sử dụng DDoS để gửi đi liên tục các yêu cầu xử lý thông tin cho máy chủ hoặc cơ sở hạ tầng mạng. Hệ thống máy chủ sẽ trở nên bất ổn định khi nhận quá nhiều yêu cầu cùng lúc từ nhiều địa chỉ IP khác. Khiến hệ thống bị tê liệt và không thể nào hoạt động. 

DNS Attack 

DNS Attack – là việc kẻ tấn công điều hướng người dùng tới các trang Web có hại thông qua lỗ hổng DNS. Theo đó, nó sẽ cướp dữ liệu từ máy tính bị lây nhiễm để phục vụ cho mục đích xấu. Đây là loại Cyber Attack nguy hiểm vì DNS chính là yếu tố thiết yếu trong hạ tầng Internet. Các cuộc tấn công kiểu này thường khiến cho nạn nhân chịu tổn thất rất nặng nề. 

Sử dụng DNS Attack có thể gây tổn hại nặng nề cho mạng lưới Internet 
Các mối nguy hại Cyber Attack điển hình 

Tác hại nghiêm trọng của tội phạm mạng với Cyber Security

Qua những vụ tấn công, nó gây nhiều tác động nghiêm trọng, cụ thể:

  • Gây thiệt hại lớn về kinh tế: Các Hacker có thể đánh cắp chất xám, thông tin doanh nghiệp, ngắt mạch giao dịch và khiến nạn nhân tốn nhiều chi phí sửa chữa hệ thống hoặc bồi thường cho người dùng bị thiệt hại.
  • Ảnh hưởng uy tín: Các cuộc Cyber Attack từ tội phạm mạng sẽ làm giảm niềm tin khách hàng dành cho doanh nghiệp và tổ chức. Theo đó, họ sẽ có xu hướng tẩy chay doanh nghiệp đó.
  • Ảnh hưởng đến pháp lý: Việc bị Hacker tấn công có thể khiến cho tổ chức vướng phải các vụ kiện tụng phức tạp và đối mặt với khoản tiền phạt lớn. Đó là con số khổng lồ lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ.

Cách tăng cường Cyber Security hiệu quả nhất

Trong hệ thống mạng máy tính, Cyber Security là một vấn đề quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu. Vì thế các bạn nên áp dụng ngay các cách tăng cường CS hiệu quả dưới đây: 

  • Huấn luyện nhận thức về Cyber Security cho nhân viên: Việc huấn luyện kỹ lưỡng cho nhân viên giúp tổ chức/doanh nghiệp hạn chế được sơ suất không đáng có dễ dẫn đến cuộc tấn công quy mô lớn. 
  • Cập nhật phần mềm và hệ thống vận hành: Cập nhật phần mềm và hệ thống vận hành, người dùng sẽ được hưởng lợi từ các bản vá bảo mật mới nhất.
  • Sử dụng phần mềm Anti-virus: Đây là cách phòng ngừa rất hiệu quả giúp phát hiện và ngăn chặn Virus ngay lập tức. 
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ: Việc kiểm tra định kỳ từng ứng dụng và thiết bị sẽ giúp bạn nhận diện và phát hiện ra các lỗ hổng Cyber Security kịp thời. 
  • Sử dụng mật khẩu mạnh: Hiện nay nhiều ứng dụng bắt buộc người dùng đặt mật khẩu dài và chứa các ký tự đặc biệt để khiến nó trở nên khó đoán hơn bình thường. 
  • Tránh mở các Email lạ: Việc mở các Spam Email hay Email từ người lạ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Hãy hạn chế hành động này để đảm bảo an toàn cho mạng lưới và thiết bị của mình.
  • Tránh sử dụng mạng lưới Wifi ở nơi công cộng: Các Public Wifi thường là nơi để các Cyber Attack lây nhiễm dễ nhất. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng Wifi công cộng không an toàn. 
  • Sao lưu dữ liệu: Việc sao lưu Data là cần thiết để đảm bảo các dữ liệu nhạy cảm không bị mất khi có lỗ hổng bảo mật xuất hiện. 

#3 Ví dụ điển hình về Cyber Attack

Trong quá khứ đã có rất nhiều vụ Cyber Attack nổi tiếng nhắm vào Cyber Security của tổ chức lớn và uy tín trên thế giới. Những vụ tấn công đó đã làm điêu đứng cả cộng đồng vì mức độ nguy hiểm của chúng, cụ thể như sau: 

Equifax

Equifax đã từng bị kẻ tấn công mạng đánh cắp danh tính và làm lây nhiễm cho khoảng 145 triệu người tại nước Mỹ. Cuộc tấn công đã khiến cổ phần của Equifax giảm 13% và uy tín của tổ chức này bị ảnh hưởng nặng nề. 

Vào ngày 22/7/2019, Equifax đã phải chấp nhận với phán quyết của FTC bao gồm quyết định bồi thường 300 triệu đô cho nạn nhân, 175 triệu đô cho các State và 100 triệu đô tiền án phạt.

Cuộc tấn công Cyber Security đã làm Equifax chịu mức phạt lên đến gần 600 triệu đô la
Ví dụ điển hình về Cyber Attack

eBay

Vào năm 2014, eBay đã trở thành nạn nhân của cuộc tấn công mã hoá khiến hơn 125 triệu người bị Reset mật khẩu. Kẻ tấn công đã lợi dụng danh tính nhân viên để đăng nhập vào hệ thống người dùng. Nó khiến cho hàng loạt thông tin cá nhân (địa chỉ E-mail, nơi ở, số điện thoại và mật khẩu) bị đánh cắp. Tuy chỉ diễn ra trong 3 tháng, nhưng cuộc tấn công này đã làm ảnh hưởng cực kỳ nặng nề đến sàn thương mại điện tử lớn nhất nhì thế giới.

Yahoo

Vào năm 2013, một nhóm Hacker đã tấn công và kiểm soát 1 tỷ tài khoản người dùng của Yahoo. Ngoài ra Hacker còn kiểm soát cả hệ thống câu hỏi bảo mật gây ra rủi ro nghiêm trọng cho các User. Đến 2017, Yahoo ước tính vụ tấn công trên đã gây thiệt hại cho khoản 3 tỷ tài khoản User. Đây được đánh giá là cuộc tấn công Cyber Attack có quy mô lớn nhất cho đến hiện tại và gián tiếp khiến Yahoo lao dốc mất kiểm soát.

Yahoo đã lao dốc không phanh sau cuộc tấn công mạng diễn ra vào năm 2013
Ví dụ điển hình về Cyber Attack

Cách triển khai Cyber Security hiệu quả nhất

Việc triển khai chiến lược Cyber Security hiệu quả sẽ giúp thiết bị và mạng lưới của bạn được đảm bảo an toàn. Vậy nên bạn hãy triển khai hệ thống bảo mật này theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Phân tích rủi ro bảo mật để các tổ chức, doanh nghiệp có thể đánh giá, nhận dạng và điều chỉnh toàn bộ tiến trình triển khai theo cách tổng quát nhất.
  • Bước 2: Thiết lập các mục tiêu bảo mật để xác định đúng mục đích thiết lập Cyber Security của các tổ chức.
  • Bước 3: Đánh giá các công nghệ đang sử dụng. Việc làm này sẽ giúp tổ chức biết được mức độ bảo mật hiện tại của mình ra sao, những cơ chế bảo mật nào đang được sử dụng và đâu là thứ cần thêm vào để hoàn thiện mạng lưới.
  • Bước 4: Xem lại chính sách bảo mật sau khi chọn xong Security Framework để đảm bảo mọi điều khoản luôn được cập nhật mới nhất. Đồng thời định vị được các mối nguy hại theo cách nhanh chóng nhất.
  • Bước 5: Phát triển chiến lược kiểm soát rủi ro bao gồm các Time Frame, các mức kỳ vọng, thời gian triển khai chiến lược và chi tiết các bước thực hiện, …
  • Bước 6: Đưa Security Plan vào thực tiễn để có thể đo lường được mức độ bảo mật thực tế và hiệu quả hoạt động của Security Plan.
  • Bước 7: Đánh giá lại Security Plan nhằm có cái nhìn tổng quan nhất. Qua đó điều chỉnh một cách hợp lý hơn trước khi áp dụng chính thức.

Kết luận 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu Cyber Security là gì và các bước triển khai nó hiệu quả nhất. Trước rất nhiều mối đe dọa hiện nay, CS chính là giải pháp tốt nhất để mọi người đối phó với các cuộc tấn công mạng quy mô lớn. Vì thế các User nên triển khai Cyber Security ngay cho hệ thống của mình.

Chúc bạn thành công!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!