Zero Trust là gì?
Zero Trust là mô hình bảo mật IT cung cấp cơ chế bảo mật nghiêm ngặt với người dùng và thiết bị muốn truy cập vào mạng nội bộ. Bất cứ ai muốn được cấp quyền truy cập đều phải qua quá trình xác thực và nhận dạng khác nhau.
Trong mô hình Zero Trust, nó luôn giả định rằng không có bất kỳ truy cập mạng nào là đáng tin cậy. Nó sẽ không tin tưởng bất kỳ ai và bắt buộc tất cả phải được xác thực, nhận dạng trước khi được cấp quyền truy cập vào ứng dụng hay tài nguyên nhất định.
Cách thức hoạt động của Zero Trust
Mô hình Zero Trust hoạt động cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, nó giả định tất cả thiết bị và người dùng đều không đáng tin cậy. Sau đó, hệ thống Zero Trust sẽ đưa ra phản hồi cho mọi truy cập, kể cả các truy cập nội bộ có nguồn không xác định.
Bất kỳ ai muốn được cấp quyền truy cập đều phải thực hiện các bước xác thực nghiêm ngặt theo yêu cầu của chính nền tảng. Toàn bộ quá trình này sẽ được lặp lại sau một khoảng thời gian đủ dài.
Để có được quy trình hoạt động bảo mật, Zero Trust đã kết hợp rất nhiều công nghệ tân tiến như: Xác thực Multifactor, bảo vệ danh tính, bảo mật Endpoint, … Mô hình này đảm bảo rằng tất cả người dùng và thiết bị đều được cấp quyền đăng nhập đúng mục đích. Qua đó phòng tránh được việc các thiết bị có toàn quyền trong mạng và gây sự cố không đáng có.
Nguyên tắc cơ bản của Zero Trust Security
Mô hình Zero Trust Security đặt ra các nguyên tắc cơ bản trong mạng lưới nhằm đảm bảo hệ thống được bảo mật toàn diện. Cụ thể:
Quyền truy cập có Đặc quyền thấp
Quyền truy cập có đặc quyền thấp có nghĩa là hệ thống chỉ cấp cho người dùng quyền truy cập cần thiết chứ không có toàn quyền đăng nhập vào mạng lưới. Điều này giúp giảm rủi ro lộ thông tin đồng thời tạo sự cẩn trọng với quyền hạn của người dùng.
Kiểm soát khả năng truy cập của từng thiết bị
Hệ thống Zero Trust sẽ giám sát xem có bao nhiêu thiết bị khác nhau muốn đăng nhập vào mạng và đảm bảo các thiết bị đó đều được xác thực toàn diện. Sau đó sẽ đánh giá các thiết bị nào không bị chiếm quyền kiểm soát để tiếp tục kết nối. Từ đó, giảm thiểu khả năng bị tấn công mạng.
Microsegmentation
Nguyên tắc bảo mật chia nhỏ từng vùng phân quyền giúp mạng duy trì các quyền truy cập riêng biệt của từng khu vực một cách dễ dàng.
Ngăn chặn Lateral Movement
Trong bảo mật mạng, Lateral Movement rất nguy hiểm bởi Hacker thường dùng nó để di chuyển trong mạng lưới sau khi đã có quyền truy cập. Nó rất khó phát hiện kể cả khi quản trị mạng có tìm ra điểm bắt đầu của kẻ tấn công mình.
Chính vì vậy, Zero Trust Security đã dùng nguyên tắc ngăn chặn thông minh để hacker bị vô hiệu hóa các thao tác. Riêng các nhà quản trị mạng có thể khoanh vùng được thiết bị của kẻ tấn công và cắt đứt quyền truy cập của chúng ngay tức thì.
Xác thực đa lớp (MFA)
Xác thực đa yếu tố hay Multifactor Authentication là nguyên tắc cốt lõi của Zero Trust. MFA yêu cầu người dùng cung cấp nhiều bằng chứng để xác thực với hệ thống. Vì vậy, nếu chỉ đăng nhập mật khẩu trên Zero Trust, bạn sẽ không thể truy cập vào mạng được.
Hiện MFA được ứng dụng rất rộng rãi như: Two-factor Authorization (2FA) trên các nền tảng Google hay Facebook. Sau khi người dùng nhập mật khẩu, hệ thống sẽ gửi tiếp một mã xác nhận đến Email hoặc số điện thoại của họ. Các User cần nhập chính xác mã xác nhận này để có thể truy cập vào ứng dụng.
Lợi ích mà Zero Trust mang lại
Với khả năng bảo mật cao của mình, Zero Trust Security mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho người dùng. Cụ thể:
- Bảo mật thông tin nhạy cảm cho doanh nghiệp: Qua việc siết chặt quyền truy cập người dùng, những thông tin nhạy cảm sẽ được bảo vệ an toàn hơn rất nhiều.
- Giảm thiểu khả năng bị tấn công mạng: Zero Trust có thể ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hiệu quả qua việc xác thực và nhận dạng danh tính trước khi cấp quyền truy cập cho một cá nhân hoặc thiết bị nào đó.
- Ngăn chặn đánh cắp danh tính: Bằng cách xác thực Multifactor, Zero Trust sẽ hạn chế việc người dùng bị đánh cắp thông tin cá nhân và danh tính bởi các Phishing Email bẩn.
Các bước triển khai Zero Trust nhanh chóng
Do tính bảo mật cao, việc triển khai Zero Trust cũng phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Sau đây là 5 bước cài đặt Zero Trust chi tiết:
Bước 1: Triển khai SASE
SASE giúp bạn thống nhất SD-WAN và giải pháp bảo mật mạng trong dịch vụ Cloud tập trung. Đây là một phần khá quan trọng trong chiến lược triển khai Zero Trust nên bạn cần quan tâm một số khía cạnh sau:
- Sáp nhập: Giải pháp SASE bạn chọn nên được tích hợp liền mạch với kiến trúc mạng lưới mà mình đang sử dụng.
- Tính năng: SASE được sử dụng nên có khả năng phòng tránh rủi ro cao và giới hạn được cả những truy cập gây hại bởi các Breach.
- Ngăn chặn: Ngoài các yêu cầu trên, SASE còn phải đảm bảo rằng tất cả các mối nguy hại đến từ Breach đều nằm trong tầm kiểm soát.
Bước 2: Sử dụng Microsegmentation
Sử dụng Microsegmentation giúp chia nhỏ mạng thành các vùng riêng biệt với từng quyền truy cập khác nhau. Giúp kiểm soát quyền truy cập của người dùng và thiết bị. Đồng thời dễ dàng phân quyền cho từng đối tượng sử dụng.
Bước 3: Sử dụng cách xác thực đa lớp (MFA)
MFA sẽ yêu cầu người dùng thêm vào 2 hoặc nhiều yếu tố xác thực hơn, bao gồm:
- Yếu tố xác thực kiến thức: Thông tin mà chỉ người dùng biết như mã PIN, mật khẩu, …
- Yếu tố xác thực chuyên nghiệp: Thông tin hay những thứ mà chỉ có người sở hữu Account nắm rõ như Smart Card, điện thoại di động và thẻ ATM của mình,…
- Yếu tố xác thực vốn có: Đây là yếu tố dựa vào các sinh trắc học của chính User như quét võng mạc và Face ID độc nhất,…
Bước 4: Triển khai Principle of Least Privilege (PoLP)
PoLP sẽ giới hạn quyền truy cập người dùng xuống mức thấp nhất để họ có thể thực hiện công việc của mình. PoLP hạn chế quyền truy cập của tài nguyên không phải con người.
Bước 5: Xác thực thiết bị đầu cuối
Bật xác thực các thiết bị đầu cuối để giúp cho nhà quản trị đảm bảo rằng các thiết bị đã được xác thực trước khi được cấp quyền.
Kết luận
Qua bài viết trên, các bạn đã được giải đáp thắc mắc Zero Trust là gì và cách triển khai nền tảng chi tiết nhất. Có thể thấy rằng đây chính là giải pháp hàng đầu trong việc bảo mật thông tin cho các cá nhân và tổ chức. Vì thế, bạn hãy liên hệ ngay LANIT để được tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất khi muốn triển khai Zero Trust nhé!.