Low Code là gì? Lợi Ích LowCode Mang Lại Cho Tổ Chức

Xã hội đang ngày càng phát triển với các hoạt động kỹ thuật số cạnh tranh mạnh mẽ và nó sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các ứng dụng di động. Trong đó, Low code là bước tiến vượt bậc giúp đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vậy thì, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về loại code này ngay dưới đây nhé!

Low Code là gì?

Low-code là phương pháp phát triển phần mềm cho phép nhà phát triển tạo các ứng dụng với mã hóa tay tối thiểu. Nó cho phép tạo, phát triển và duy trì các ứng dụng trên nhiều loại thiết bị theo cách hiệu quả nhất. Low code còn cho phép cập nhật ứng dụng liên tục để đáp ứng nhu cầu thay đổi của người dùng.

Low Code là gì? Lợi Ích LowCode Mang Lại Cho Tổ Chức
Low Code là gì?

Chúng có giao diện trực quan, dựa trên nguyên tắc modun trong đó toàn bộ cấu trúc có thể được kéo – thả bằng chuột dựa trên những thành phần có sẵn ở dạng mẫu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các luồng thông tin, trình bày dữ liệu thu hút hoặc tự động hóa.

Do khả năng phát triển trực quan và tự động hóa, low-code cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng hoàn chỉnh với giao diện người dùng, tích hợp, dữ liệu và logic hiện đại nhanh hơn nhiều so với cách làm truyền thống.

Lợi ích Low-code mang lại là gì?

Low code là nền tảng phổ biến và được ưa chuộng trong thời đại công nghệ hiện nay, bởi nó mang đến nhiều lợi ích như:

  • Low-code cho phép các nhà phát triển có thể sử dụng nhanh các thành phần mà không cần phải mã hóa cứng các phần tử từ đầu và các tiêu chuẩn bảo mật cũng được tích hợp sẵn. Các thành phần có thể được chuẩn hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Low-code cho phép người dùng doanh nghiệp và bộ phận CNTT cộng tác dễ dàng hơn so với cách làm truyền thống. Giao diện trực quan của low-code giúp người dùng không am hiểu về kỹ thuật cũng có thể nhìn thấy điều gì đang diễn ra.
  • Low-code loại bỏ rào cản lớn nhất trong việc phát triển phần mềmchuyên môn sâu về các ngôn ngữ lập trình thậm chí cũng không cần kiến ​​thức về mã hóa.
  • Do tính độc lập của các chuyên gia phát triển web, nên khi làm việc với công cụ low code hoặc no code cần mức đầu tư tối thiểu về cấu hình, đào tạo và triển khai. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu khác nhau nên nó sẽ có mức giá khác nhau. Tuy nhiên bạn sẽ có cơ hội dùng thử miễn phí và cả gói cơ bản miễn phí.

Phân biệt low-code và No-code

Hai nền tảng no code và low code cùng chung một mục đích là giảm thiểu việc sử dụng mã để giúp quá trình tiếp cận, sử dụng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt nhất định về khả năng, độ phức tạp và quyền tự chủ khi phát triển ứng dụng.

Low Code là gì? Lợi Ích LowCode Mang Lại Cho Tổ Chức
  • Đối với No code: Là nền tảng dành riêng cho người dùng không có kiến thức về lập trình nên không yêu cầu phải biết viết mã. Nó phù hợp để phát triển các ứng dụng có tuổi thọ ngắn, phục vụ hoạt động kinh doanh đơn giản, hoặc các quy trình thủ công không yêu cầu kết nối với hệ thống của bên thứ 3.
  • Đối với Low code: Là nền tảng có nội dung low code, cho phép người dùng tùy chỉnh về chức năng, mô hình dựa trên mẫu có sẵn do nền tảng cung cấp. Phù hợp để tạo ra các ứng dụng có time dài hơn so với No code.

Một số nền tảng lowcode phổ biến hiện nay

WordPress – Nền tảng Low code nổi tiếng nhất

WordPress là ví dụ điển hình cho nền tảng low code hiện nay. Được ra đời vào năm 2003, đây là một hệ thống quản lý nội dung phổ biến trong việc tạo blog và hiện nay đã trở thành một trong những công cụ chính để tạo ra các trang web thương mại. Phần lớn website được tạo ra hiện nay đều dựa trên nền tảng WordPress bởi tính dễ dùng và nhiều tiện ích plugin cũng như thân thiện với công cụ tìm kiếm, tối ưu SEO hiệu quả.

Honeycode – Nền tảng Low code của Amazon

Honeycode là nền tảng mã low được Amazon cho ra mắt vào năm 2020, nó chứa các ứng dụng cho tối đa 20 người dùng được thiết kế và xây dựng miễn phí bằng cách lắp ráp các mô-đun thuộc nhiều loại khác nhau.

PowerApps – Nền tảng tạo ứng dụng linh hoạt của Microsoft 

PowerApps là nền tảng tạo ứng dụng kinh doanh linh hoạt của Microsoft, nó đáp ứng nhu cầu ứng dụng của từng tổ chức. Nền tảng này giúp các ứng dụng tạo ra để kết nối với dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ trong nền tảng dữ liệu cơ bản hoặc trong nhiều nguồn dữ liệu cục bộ và trực tuyến khác nhau.

Lời kết

Tren đây là những chia sẻ về khái niệm low code, lợi ích và các nền tảng sử dụng low code phổ biến hiện nay như WordPress, Honeycode, PowerApps,…Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về low code và ứng dụng của nó.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!