Trang chủ » Web Server là gì? Cách Bảo Mật Máy Chủ Website Như Thế Nào?
Web Server là gì? Cách Bảo Mật Máy Chủ Website Như Thế Nào?
- 17/10/2022
- LANIT JSC
Web server là phương tiện quan trọng giúp người dùng có thể truy vào các trang website trên Internet dễ dàng. Cùng LANIT đi tìm hiểu về khái niệm và những phương pháp bảo mật giúp web server của bạn an toàn hơn nhé!
Web Server là gì?
Web server là hệ thống máy chủ cung cấp các trang web cho người dùng, có cấu hình vượt trội hơn hẳn các máy tính thông thường. Các web trên không gian máy chủ thường là những tài liệu, hình ảnh, thử nghiệm,… giao tiếp với người dùng bằng giao thức HTTP. Ngoài ra nó còn có những giao thức khác như SMTP (Giao thức truyền thư đơn giản), FTP (Giao thức truyền tệp) để gửi email và truyền tệp và lưu trữ).
Các thành phần của máy chủ Web
Phần cứng của Web Server
Phần cứng của Web Server thường có vai trò lưu trữ các phần như HTML, file Javascript, file ảnh, video,… để cấu thành Web và gửi tới end user. Phần cứng thường bao gồm các phần sau:
- Máy chủ (Server): Là máy tính chạy dịch vụ web server và được kết nối mạng để giao tiếp với các máy khách. Máy chủ được trang bị CPU, RAM lớn và ổ cứng dung lượng cao để lưu trữ dữ liệu và xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc.
- Hệ điều hành (OS): Web server thường chạy trên các hệ điều hành như Linux, Windows và nhiều hệ điều hành khác. Hệ điều hành sẽ cung cấp dịch vụ, giao diện và quản lý các hoạt động của web server.
- Kết nối mạng: Web server sẽ được kết nối mạng để truyền – nhận dữ liệu qua giao thức TCP/IP. Có thể được kết nối qua Ethernet, Wi-Fi,….
Phần mềm của Web Server:
Phần mềm của Web Server thường có vai trò theo dõi người dùng web khi họ truy cập vào file host từ một HTTP Server bất kỳ. Và mỗi HTTP server sẽ tương ứng với phần mềm đọc URL và trình duyệt sẽ cần file host để chạy trên Web Server. Phần mềm Web Server bao gồm:
- Software: Là phần mềm chạy trên máy chủ và có vai trò xử lý yêu cầu từ Client và phục vụ các tài nguyên web tương ứng.
- Ngôn ngữ lập trình và Framework: Thông thường, Web Server sẽ cần hỗ trợ của các ngôn ngữ lập trình và framework để xử lý logic ứng dụng web.
- Cơ sở dữ liệu: Web server tương tác với cơ sở dữ liệu để lưu trữ và truy xuất thông tin. Có thể bao gồm các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, MongoDB,…
Web Server được dùng để làm gì?
WebServer chủ yếu được sử dụng để xử lý và quản lý các yêu cầu và phản hồi HTTP/HTTPS từ hệ thống máy khách.
Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện một số chức năng khác như:
- Lưu trữ và bảo vệ dữ liệu trang web: WebServer lưu trữ và bảo vệ dữ liệu quan trọng của trang web khỏi người dùng trái phép.
- Kiểm soát băng thông để điều chỉnh lưu lượng mạng: WebServer giúp loại bỏ thời gian chết do lưu lượng truy cập web cao. Máy chủ web có thể thiết lập băng thông để quản lý tốc độ truyền dữ liệu qua internet và giảm thiểu lưu lượng mạng dư thừa.
- Viết mã web phía máy chủ: Cho phép người dùng tạo các trang web động bằng các ngôn ngữ lập trình như Ruby, Python và PHP.
- Lưu trữ ảo: Có thể được sử dụng làm máy chủ ảo để chạy nhiều ứng dụng, trang web, dữ liệu,…
So sánh Web Server và Web Hosting
Web Server và Web hosting là hai khái niệm liên quan và quan trọng để xây dựng và vận hành website. Tuy nhiên, chúng có vai trò và chức năng khác nhau để đưa website lên Internet. Cụ thể:
Web Server là phần mềm hoặc phần cứng có nhiệm vụ lưu trữ, xử lý và phản hồi các yêu cầu từ trình duyệt web khi người dùng truy cập trang. Các Web Server phổ biến như Apache, Nginx,..
Trong khi đó, Web Hosting lại là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ trên máy chủ web cho người dùng để đặt các tập tin, dữ liệu, tài nguyên website. Dịch vụ này cũng cung cấp tên miền và các tài nguyên khác để web có thể hoạt động được trên Internet.
Như vậy, bạn có thể thấy Web Server và Web hosting có vai trò hoàn toàn khác nhau, Web Server tập trung vào xử lý và phản hồi web, còn Web Hosting tập trung vào việc cung cấp không gian lưu trữ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật để website hoạt động trên Internet. Web Hosting thường có các hoạt hình dịch vụ điển hình như Share Hosting, VPS hosting, Dedicated Hosting, Cloud Hosting.
Web Server hoạt động như thế nào?
Mỗi loại hình máy chủ đều tuân theo những mô hình hoạt động riêng. Để xây dựng và phát triển trang web trong không gian của mình, server web tuân theo những thiết lập được lập trình sẵn.
Dưới đây là 4 bước mà web server hoạt động:
- Khai thác địa chỉ IP từ tên miền: Trình duyệt sẽ lấy địa chỉ IP mà người dùng truy cập vào trang web thông qua trang tên miền.
- Trình duyệt yêu cầu URL đầy đủ: Sau khi xác định được IP, web yêu cầu lại máy chủ cung cấp URL đầy đủ. Server xác nhận lại yêu cầu HTTP và xử lý thông tin.
- Phản hồi yêu cầu đến trình duyệt: Server Web phản hồi lại cho trình duyệt bằng cách gửi một loạt các trang web phù hợp với yêu cầu của người dùng.
- Hiển thị trang web về cho người dùng: Web server trả thông tin lại cho người truy cập bằng các trang web có đặc điểm tương tự và hiển thị lỗi nếu có.
Các loại Web Server phổ biến hiện nay
Web Server Apache HTTP
Apache HTTP Server (Apache) là máy chủ web có mã nguồn mở và cung cấp nội dung web miễn phí thông qua internet. Ngay sau khi phát hành, Apache nhanh chóng trở thành ứng dụng HTTP phổ biến nhất trên trên các nền tảng web.
Mọi hoạt động kể cả xử lý các yêu cầu, phục vụ các tài sản và nội dung web đều được thông qua giao thức HTTP. Tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng của của cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu và ứng dụng của bạn có thể hoạt động trên cùng một máy chủ mặc dù bạn nên giữ chúng riêng biệt.
Server Web Nginx
Nginx thường dùng để phát trực tuyến phương tiện. Khi phát triển Nginx, nó được thiết kế với hiệu suất và độ ổn định tối đa. Nginx chủ yếu được đặt giữa các máy khách và web server thứ hai để phục vụ cho trình kết thúc SSL / TLS hoặc trình tăng tốc web. Nginx xử lý hiệu quả các tác vụ có thể làm chậm máy chủ web của bạn.
Nginx tạo ra những chiếc máy chủ web nhanh nhất nên nó dần nổi tiếng với tiếng thơm là máy chủ web nhanh nhất. Nginx có khả năng xử lý lượng lớn người dùng truy cập, xử lý tốt các tác vụ gây chậm server của bạn.
Web Server Lighttpd
Lighttpd là phần mềm máy chủ web khác, có hiệu suất cao, tập trung vào tốc độ, sự bảo mật và tính linh hoạt. Nó tiêu thụ CPU và RAM tối thiểu nên đây là lựa chọn tuyệt vời cho các web có tài nguyên hạn chế, các trang web động hoặc các ứng dụng đa dạng.
Hệ điều hành của Lighttpd thường là Windows và Linux. Lighttpd giúp nội dung bạn quan tâm được hiển thị trực tiếp. Trong trường hợp trình duyệt của người dùng yêu cầu xem trang web của bạn, phần mềm sẽ nhận truy vấn, truy xuất nội dung trang web của bạn và hiển thị ở định dạng HTML.
Lighttpd có thể xử lý nhiều yêu cầu mà không làm chậm trang web và gây bất tiện cho người dùng của bạn. Nó cho phép bạn làm việc đồng thời trên nhiều ứng dụng khác nhau. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ lập trình và là nguồn mở và miễn phí để sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức.
Microsoft Internet Information Services (IIS)
Microsoft Internet Information Services (IIS) là máy chủ dùng để cung cấp thông tin cho ứng dụng đang chạy trên web. Nó có tính phức tạp, tương tác cao. Ví dụ: Amazon Web Server cung cấp cho người dùng quyền quản lý các tài nguyên thông qua một cổng thông tin ở trên web.
IIS dùng để lưu trữ các ứng dụng và các trang web tĩnh. Nó thông qua CLI hoặc PowerShell để quản lý thông tin từ xa. Ngoài ra, IIS cũng được sử dụng như một máy chủ FTP có tính năng lưu trữ các dịch vụ và mở rộng cho các ứng dụng web được xây dựng trên các nền tảng khác.
Apache Tomcat
Apache Tomcat là Server Web mã nguồn mở phổ biến và vùng chứa Servlet cho mã Java. Ngày nay, phần mềm này được nhiều công ty sử dụng vì nó triển khai nhiều đặc tả Java EE.
Tomcat là một máy chủ web với đặc tính dung lượng nhẹ, sử dụng miễn phí và cung cấp hầu hết các chức năng cơ bản cần thiết cho ứng dụng,… Những điều này giúp Tomcat giữ được phần mềm phổ biến cho web hiện nay.
Các bước và Yếu tố để công khai một trang web
Các yếu tố để công khai một trang web
Máy chủ web tĩnh: Được sử dụng để công khai các trang web đơn giản, nó sẽ được kèm theo HTTP Server để cung cấp dịch vụ truyền tải tập tin tĩnh.
Máy chủ web động: Gồm Web Server tĩnh và các phần mềm mở rộng, cho phép tạo các trang web phức tạp. Nó thường có các chức năng động như tìm kiếm, đăng ký, đăng nhập, mua hàng, thanh toán, đặt hàng,…
Các bước chính để công khai Website lên Internet
Các bước chính để công khai một trang web trên Internet
Bước 1: Đăng ký tên miền cho trang web: Đây là địa chỉ duy nhất trên Internet để người dùng truy cập vào trang web của bạn. Bạn có thể mua tên miền tại các đơn vị cung cấp uy tín
Bước 2: Thuê Hosting web + SSL: Bạn cần chọn dịch vụ lưu trữ theo nhu cầu để lưu trữ dữ liệu, nội dung của web. Thường các dịch vụ này sẽ đi kèm gói SSL miễn phí hoặc bạn cũng có thể mua SSL trả phí để tăng cường tính bảo mật cho web.
Bước 3: Thiết kế giao diện web: Bạn cần tạo giao diện và nội dung cho website thông qua các mã nguồn phổ biến hiện nay như WordPress, Drupal hoặc Joomla
Bước 4: Cấu hình máy chủ DNS: Để tên miền của bạn trỏ đến máy chủ lưu trữ web bạn cần cấu hình bản ghi DNS để ánh xạ tên miền với IP của máy chủ web.
Bước 5: Đăng tải web: Sau khi cấu hình tên miền và trỏ đến máy chủ web, bạn có thể tải các tập tin, dữ liệu web lên máy chủ thông qua FTP hoặc giao diện quản lý file của dịch vụ lưu trữ.
Bước 6: Check web và công khai web lên Internet: Kiểm tra tình trạng của web để đảm bảo nó hoạt động đúng và đáp ứng yêu cầu trước khi công khai lên Internet. Sau đó, bạn có thể chia sẻ tên miền và cho phép người dùng truy cập vào trang từ Internet.
Bảo mật máy chủ Web Server như thế nào?
Máy chủ nói chung và server web nói riêng đều tồn tại nhiều nhiều lỗ hổng, tạo là nguyên nhân của nhiều cuocj tấn công đánh cắp thông tin. Vì vậy cần phải bảo mật hệ thống để ngăn chặn mọi cuộc tấn công từ bên ngoài, giúp người dùng an tâm hơn khi truy cập vào các trang web. Vậy làm thế nào để bảo vệ hệ thống một cách toàn diện nhất?
Sau đây là các giải pháp bảo mật máy chủ Web Server đáng để bạn tham khảo:
- Xây dựng các môi trường máy chủ khác nhau: Để giảm nguy cơ tấn công, tổ chức có thể áp dụng phương pháp thử nghiệm cho các trang web trong không gian máy chủ để tìm ra môi trường phát triển thích hợp nhất.
- Cập nhật thường xuyên: Việc không duy trì phần mềm bản cập nhật mới nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi các cuộc tấn công bởi cấu hình máy chủ lỗi thời, lỗi mã hóa hoặc thiếu quản lý. Vì vậy, hệ thống máy chủ cần được kiểm tra và cập nhật thường xuyên, toàn diện để kịp thời phát hiện ra các cuộc tấn công mạng.
- Cài đặt tường lửa: Đây là một giải pháp an ninh mạng đơn giản và an toàn để bảo vệ máy chủ web khỏi các hoạt động đáng ngờ.
- Tự động hóa sao lưu: Giúp thông tin của các công ty an toàn hơn giữa cuộc xâm nhập trái phép. Nó đảm bảo dữ liệu không bị mất làm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Bảo mật server web rất quan trọng vì nhiều thông tin quan trọng được lưu trữ trên đây. Để giảm nguy cơ bị hack, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc bảo mật hệ thống thường xuyên. Việc xâm phạm server của công ty có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng ngại. Hãy cải thiện bảo mật server web để ngăn chặn hacker và mất trộm dữ liệu.
Dịch vụ Thuê máy chủ riêng Cấu hình mạnh mẽ tại LANIT đáp ứng mọi yêu cầu về bảo mật, an toàn và ổn định.
Lợi ích của việc tối ưu hóa Server web
Tối ưu hóa Server web đòi hỏi phải giám sát thường xuyên các máy chủ web và ứng dụng. Điều này mang lại một số lợi ích như:
- Giúp giải quyết các vấn đề quan trọng nhanh chóng: Đảm bảo tính khả dụng và hiệu suất máy chủ. Việc giám sát WebServer cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về nhóm ứng dụng, kết nối, trang web, bộ nhớ đệm.
- Giúp tối ưu hóa tài nguyên cơ sở hạ tầng: Hiểu số liệu hiệu suất, tải trang, để bạn sử dụng tài nguyên cơ sở hạ tầng hiệu quả như CPU, lưu lượng mạng, dung lượng đĩa , … Đồng thời, nó cũng cung cấp thông tin chi tiết như kết nối máy khách, lưu lượng và trạng thái máy chủ web, tải máy chủ.
Lưu ý khi sử dụng Web Server
Thường xuyên tối ưu hóa mã nguồn của bạn
Tối ưu hóa mã nguồn là biện pháp quan trọng giúp giảm thời gian tải trang web. Nó cũng cho phép người dùng thu thập thông tin và lập chỉ mục nội dung nhanh hơn.
Đa số sự cố nghẽn mạng của máy chủ gây phiền toái cho người dùng chủ yếu do ứng dụng web của bạn. Đôi khi, việc tối ưu cũng giúp cho những vấn đề của bạn xảy ra khi truy cập web cũng dễ dàng được giải quyết hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý tới việc tối ưu mã nguồn.
Kiểm soát bộ nhớ cache
Kiểm soát bộ nhớ cache giúp ích rất lớn cho việc sử dụng web server của bạn. Nó giảm thiểu các vấn đề đè nặng lên băng thông và tăng tốc độ duyệt web, đồng thời tăng hiệu suất hơn. Hãy lên kế hoạch để kiểm soát cache để sử dụng web server tốt hơn.
Chú ý đến các ứng dụng web của bạn
Trong trường hợp máy chủ của bạn chạy cùng một lúc nhiều web khác nhau, việc kiểm soát thời gian quản lý chúng sẽ không đồng đều dẫn đến giảm hiệu suất làm việc của những web ít được chú ý đến. Vì vậy, hãy tìm kiếm những giải pháp giúp giám sát web. Nó đảm bảo cho các ứng dụng hoạt động bình thường.
Nén HTTP
Nén HTTP giúp giảm kích thước tệp, tăng tốc độ tải xuống, tiết kiệm thời gian cho bạn hơn. Hãy khai thác những công cụ nén được cài đặt sẵn để kiểm soát web tốt hơn.
Lời Kết
LANIT đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về web server. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích web của bạn. Hãy đến với LANIT để có những giải pháp tuyệt vời cho web server của bạn.
Nếu bạn có nhu cầu về thuê VPS, Thuê Hosting hoặc Server hãy liên hệ ngay với LANIT qua Hotline: 0945.96.95.94 để được tư vấn hỗ trợ kịp thời nhất nhé!