Apache là gì? Những điều cần biết về Apache Server

Apache Server là một trong những máy chủ web phổ biến nhất, hỗ trợ quản lý website hiệu quả. Trong bài viết này hãy cùng LANIT tìm hiểu Apache Server là gì? Cách hoạt động, ưu nhược điểm cũng như một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục hiệu quả nhé!

Apache (Apache Server) là gì?

Apache là một phần mềm máy chủ web mã nguồn mở phổ biến. Máy chủ này xử lý các yêu cầu HTTP từ người dùng và trả về nội dung hoặc dữ liệu tương ứng. Apache thường được tích hợp với các ngôn ngữ như Python, PHP hoặc Ruby để phát triển các ứng dụng web động.

Với khả năng ổn định, đáng tin cậy và dễ mở rộng, Apache Server đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng và vận hành Internet hiện đại.

Apache Server là gì?
Apache Server là gì?

Cách hoạt động của Apache Server

Apache Server sử dụng giao thức Hypertext Transfer Protocol hay gọi tắt là HTTP để phục vụ website và ứng dụng web. Thông thường Apache Server sẽ hoạt động như sau:

Tiếp nhận yêu cầu từ người dùng qua các cổng mạng. Thông thường là cổng 80 cho HTTP hoặc 443 cho HTTPS. Sau đó dựa trên URL, máy chủ sẽ xác định tài nguyên cần phục vụ như tệp HTML, ứng dụng web, hình ảnh,…

Apache Server truy cập tài nguyên từ máy chủ như kết nối cơ sở dữ liệu, đọc tệp, thực hiện tác vụ cần thiết. Với các yêu cầu động, Apache Server sẽ chạy mã máy chủ như Java hay PHP để tạo ra nội dung. Sau đó Apache Server sẽ gửi lại web, nội dung cùng mã trạng thái HTTP (404 Not Found hay 200 OK) đến người dùng client. Với các ứng dụng yêu cầu đăng nhập hoặc tương tác liên tục, Apache Server sẽ duy trì phiên làm việc khi cần.

Cách hoạt động của Apache Server
Cách hoạt động của Apache Server

Các phiên bản Apache Server hiện nay

Hiện nay có 6 phiên bản Apache Server phổ biến, đó là

Loại ApacheMô tả
Apache SparkFramework mã nguồn mở dùng để xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Hỗ trợ xử lý thời gian thực, học máy, và dữ liệu đồ thị.
Apache KafkaHệ thống xử lý và quản lý dữ liệu dòng thời gian. Cho phép gửi, lưu trữ và phân phối dữ liệu thời gian thực từ nhiều nguồn khác nhau.
Apache TomcatMáy chủ ứng dụng web mã nguồn mở dành cho Java Servlet và JavaServer Pages (JSP), phục vụ các ứng dụng web Java.
Apache NetBeansIDE mã nguồn mở hỗ trợ phát triển ứng dụng Java, C++, PHP và nhiều ngôn ngữ khác. Cung cấp các công cụ lập trình mạnh mẽ cho nhiều nền tảng.
Apache NiFiNền tảng quản lý và chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống và ứng dụng khác nhau, hỗ trợ di chuyển và định dạng lại dữ liệu.
Apache HadoopFramework xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn (Big Data) phân tán, cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt cho các tác vụ phức tạp.

>>> Xem thêm: Cách Cài Đặt Apache Tomcat 10 trên Ubuntu 20.04

Ưu và nhược điểm

Về ưu điểm:

  • Khả năng bảo mật cao và sở hữu cộng đồng hỗ trợ vá lỗi nhanh chóng
  • Apache Server tương thích với nhiều nền tảng như Windows, MacOS, Linux,… tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng triển khai dự án
  • Là phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí đồng thời thoải mái điều chỉnh theo nhu cầu
  • Cộng đồng người dùng lớn với vô vàn tài liệu, hướng dẫn tham khảo
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình như Ruby, PHP, Python, Java,…
  • Hỗ trợ nhiều module để điều chỉnh chức năng. Apache Server rất linh hoạt, giúp người dùng xử lý động, đa dạng tính năng,…
  • Phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Là giải pháp tin cậy hàng đầu
Apache Server có những ưu và nhược điểm nhất định
Apache Server có những ưu và nhược điểm nhất định

Về nhược điểm:

  • Apache Server yêu cầu nhiều tài nguyên khi xử lý nhiều yêu cầu.
  • Không hỗ trợ giao thức HTTP/2 mà dùng HTTP/1.1 nên nếu muốn cần cấu hình phức tạp
  • Yêu cầu kiến thức kỹ thuật về cấu hình máy chủ web, hệ thống mạng
  • Cấu hình Apache Server phức tạp nhất là đối với người dùng mới
  • Sử dụng module bên ngoài nên dễ bị ảnh hưởng tới tính ổn định và hiệu năng

Ứng dụng thực tế của Apache Server là gì?

Apache HTTP Server có rất nhiều ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực khác nhau, nhờ tính ổn định, linh hoạt và khả năng mở rộng. Apache Server là một máy chủ web phổ biến, được sử dụng để lưu trữ và phục vụ cả trang web tĩnh và động. Nó hỗ trợ các framework như Laravel, Django, Spring Boot, giúp xây dựng các ứng dụng web phức tạp.

Apache thường được dùng để phát triển, thử nghiệm cục bộ và tích hợp với các CMS như WordPress, Joomla, Drupal, cũng như cơ sở dữ liệu MySQL, PostgreSQL. Ngoài ra, Apache hỗ trợ HTTPS bảo mật, xây dựng hệ thống Intranet, triển khai API RESTful. Đồng thời hoạt động tốt trên nhiều nền tảng như Linux, Windows, macOS. Apache Server trở thành lựa chọn hàng đầu nhờ tính linh hoạt và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.

Ứng dụng thực tế của Apache Server
Ứng dụng thực tế của Apache Server

Điểm khác biệt giữa các Web Server khác và Apache Server

Để hiểu rõ hơn về Apache Server hãy cùng so sánh phần mềm với các Web Server khác như Nginx, Apache Tomcat, LiteSpeed dưới đây:

Tiêu chíApache ServerNginxApache TomcatLiteSpeed
Loại máy chủMáy chủ HTTP đa năngMáy chủ HTTP hiệu suất cao, tối ưu tải cao.Máy chủ ứng dụng chạy Java Servlet, JSPMáy chủ HTTP thương mại, hiệu suất cao
Hiệu suấtHiệu suất tốt với cấu hình phù hợp, kém hiệu quả với tải lớnHiệu suất cao hơn trong xử lý yêu cầu đồng thờiChuyên xử lý ứng dụng Java, không phù hợp cho HTTP thuầnHiệu suất cao hơn Apache, hỗ trợ tải đồng thời tốt hơn
Giao thức hỗ trợHTTP, HTTPS, HTTP/2, WebSocketHTTP, HTTPS, HTTP/2, WebSocketChỉ hỗ trợ giao thức cho ứng dụng JavaHTTP, HTTPS, HTTP/2, QUIC
Ngôn ngữPHP, Python, Perl, Ruby,..Tốt với PHP qua FastCGI, ít phổ biến với ngôn ngữ khácChuyên Java, JSPPHP, Python, Perl, Ruby, tích hợp tốt qua API LiteSpeed
Cấu hìnhDễ cấu hình nhưng phức tạp hơn với các module nâng caoCấu hình đơn giản hơn, dễ quản lýCấu hình tập trung vào ứng dụng JavaGiao diện đồ họa trực quan, dễ quản lý
Bảo mậtCấu hình bảo mật linh hoạt, phụ thuộc vào moduleBảo mật cao, xử lý DDoS tốtTích hợp bảo mật cho ứng dụng JavaTích hợp sẵn tường lửa ứng dụng web (WAF)
Chi phíMiễn phí (mã nguồn mở)Miễn phí (mã nguồn mở)Miễn phí (mã nguồn mở)Phiên bản miễn phí và trả phí
Tài nguyênXử lý tài nguyên bằng mô hình luồng (thread-based)Mô hình sự kiện (event-based) tối ưu hơn cho tải lớnTài nguyên dành riêng cho ứng dụng JavaMô hình sự kiện hiệu quả với khả năng quản lý cao cấp
Khả năng mở rộngLinh hoạt với module đa dạngTích hợp tốt với các proxy và load balancerTập trung vào ứng dụng Java, khó mở rộng cho web khácTích hợp sẵn các tính năng mở rộng hiệu quả
Ứng dụng chínhTrang web động/tĩnh, CMS, API RESTfulProxy ngược, máy chủ web hiệu suất caoChạy ứng dụng web Java, Spring FrameworkTrang web tốc độ cao, tối ưu hóa hiệu suất PHP

>>> Xem thêm: HTTP có an toàn không?

Cách cài đặt Apache Server

Cài đặt Apache Server rất đơn giản, đối với từng hệ điều hành sẽ có cách cài đặt khác như:

Hệ điều hành Windows

Chuẩn bị: Tắt mọi phần mềm máy chủ web, dịch vụ khác

Bước 1: Truy cập trang web chính của Apache tại ĐÂY. Chọn phiên bản gắn kèm tệp tin cài đặt. Ấn “Files for Microsoft Windows” rồi chọn phiên bản phù hợp như Win64 khi hệ điều hành của bạn là 64 bit.

Tải Apache Server
Tải Apache Server

Bước 2: Thực hiện theo các hướng dẫn của Apache. Để mặc định cho hầu hết lựa chọn hoặc tuỳ chỉnh theo nhu cầu.

Bước 3: Kiểm tra các cài đặt bằng cách nhập địa chỉ sau lên trình duyệt web:

arduino
http://localhost

Bước 4: Cấu hình Apache Server trong thư mục cài đặt. Trên hệ điều hành Windows, Apache thường được cấu hình dưới dạng một dịch vụ. Cho phép bạn dễ dàng quản lý bằng cách bật, tắt hoặc khởi động lại thông qua mục “Services” của Windows.

Hệ điều hành CentOS

Bước 1: Mở Terminal trong thanh công cụ tìm kiếm hoặc nhấn tổ hợp “Ctrl + Alt + T”. Sau đó nhập lệnh:

sudo yum install httpd

Sau đó Enter và ấn Yes.

Bước 2: Bật dịch vụ Web Server và setup chạy tự động bằng lệnh:

sudo systemctl start httpd
sudo systemctl enable httpd

Bước 3: Kiểm tra đã cài đặt Apache Server thành công hay chưa. Bạn mở trình duyệt nhập:

arduino
http://địa-chỉ-IP-của-máy-chủ

Nếu thấy hiển thị “It works” nghĩa là đã cài đặt thành công.

Bước 4: Tuỳ chỉnh cấu hình bằng việc chỉnh sửa tệp trong thư mục /etc/httpd/. Để áp dụng các thay đổi, khởi động lại bằng lệnh:

sudo systemctl restart httpd

Hệ điều hảnh Ubuntu

Bước 1: Mở Terminal lên và nhập lệnh:

sudo apt update
sudo apt install apache2

Bước 2: Sau khi cài, bật Apache Server và cài khởi động cùng lúc với hệ thống bằng lệnh sau:

sudo systemctl start apache2
sudo systemctl enable apache2

Bước 3: Kiểm tra hoạt động bằng cách mở trình duyệt rồi nhập địa chỉ IP của Ubuntu hoặc tên miền như:

arduino
http://địa-chỉ-IP-của-máy-chủ

Bước 4: Tuỳ chỉnh cấu hình Apache Server bằng việc chỉnh sửa tệp trong mục /etc/apache2/. Sau khi hoàn tất, khởi động lại bằng lệnh:

sudo systemctl restart apache2

Một số vấn đề thường gặp và cách khắc phục

Sử dụng Apache Server đôi khi sẽ gặp một số trục trặc. Dưới đây LANIT đã tổng hợp những lỗi phổ biến nhất và cách xử lý hiệu quả:

Lỗi “403 Forbidden”

Nguyên nhân:
Lỗi 403 xảy ra khi người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên yêu cầu. Nguyên nhân có thể là quyền sở hữu của tệp hoặc thư mục bị cấu hình sai, hoặc các thiết lập trong tệp .htaccess hạn chế quyền truy cập.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra quyền truy cập của tệp hoặc thư mục thông qua lệnh ls -l trên Linux. Đảm bảo rằng người dùng hoặc nhóm có quyền đọc và truy cập đúng cách.
  • Điều chỉnh quyền truy cập tệp hoặc thư mục. Sử dụng lệnh chmod (ví dụ: chmod 755 /path/to/directory).
  • Kiểm tra tệp .htaccess (nếu có) và đảm bảo không có các quy tắc Deny from all không cần thiết.
  • Nếu bạn đang sử dụng Apache với Virtual Hosts. Đảm bảo cấu hình Require all granted hoặc Allow from all trong phần <Directory> của tệp cấu hình.
  • Nếu có firewall hoặc công cụ bảo mật, kiểm tra xem các quy tắc tường lửa có chặn truy cập từ một số IP hay không.
Lỗi “403 Forbidden”
Lỗi “403 Forbidden”

Lỗi “500 Internal Server Error”

Nguyên nhân:
Lỗi 500 là một lỗi chung, thường xảy ra khi Apache Server không thể xử lý yêu cầu vì vấn đề trong cấu hình, mã nguồn hoặc tệp .htaccess. Lỗi này có thể là do cài đặt sai quyền hạn của tệp hoặc thư mục. Hoặc do lỗi trong mã PHP, lỗi module Apache, hoặc vấn đề với cơ sở dữ liệu.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra log lỗi của Apache tại thư mục logs/error_log. Các chi tiết cụ thể về nguyên nhân của lỗi sẽ được ghi lại tại đây.
  • Đảm bảo quyền sở hữu và quyền truy cập của các tệp và thư mục liên quan đúng cách (ví dụ: chmod 755 cho thư mục, chmod 644 cho tệp).
  • Nếu lỗi liên quan đến PHP, kiểm tra các cấu hình của PHP (ví dụ: php.ini) và đảm bảo rằng không có vấn đề nào xảy ra khi thực thi mã PHP.
  • Kiểm tra tệp .htaccess để đảm bảo không có lỗi cú pháp hoặc quy tắc sai. Nếu cần, bạn có thể tạm thời thay đổi tên tệp .htaccess để kiểm tra nguyên nhân.
  • Nếu sử dụng các module như mod_rewrite, mod_ssl, hoặc mod_php, hãy kiểm tra lại các module này và đảm bảo chúng được bật đúng cách trong tệp cấu hình Apache (httpd.conf).
  • Cấu hình lại mức độ ghi log của Apache Server. Nhằm tìm kiếm các thông báo lỗi chi tiết hơn từ mã ứng dụng hoặc module Apache.
Lỗi “500 Internal Server Error”
Lỗi “500 Internal Server Error”

FAQs về Apache Server

Tại sao Apache Server là lựa chọn phổ biến cho máy chủ web?

Apache Server được ưa chuộng vì tính ổn định, dễ cấu hình, khả năng mở rộng linh hoạt và mã nguồn mở miễn phí. Nó hỗ trợ nhiều nền tảng, có cộng đồng người dùng rộng lớn và nhiều module giúp mở rộng tính năng. Ví như hỗ trợ SSL/TLS, mod_rewrite cho URL, và mod_proxy cho cấu hình reverse proxy.

Apache Server có hỗ trợ load balancing không?

Có, Apache hỗ trợ load balancing thông qua module mod_proxy_balancer. Với module này, bạn có thể cấu hình Apache để phân phối lưu lượng truy cập giữa các máy chủ backend để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về Apache Server, LANIT mong rằng đã mang lại kiến thức hữu ích đến bạn. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy để lại bình luận để LANIT hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé! Còn rất nhiều bài viết công nghệ thú vị tại LANIT bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Mọi người cùng tìm kiếm:

ApacheBench là gì? Tính năng và 10 ứng dụng của ab

Apache Avro là gì? Cấu trúc và cách thức hoạt động

Các tính năng quan trọng của Apache Ant là gì?

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!