Malware Joker là gì? Mối đe dọa nguy hiểm và cách phòng tránh

Mã hóa dữ liệu nhằm ăn cắp phí, gian lận thanh toán, cướp tài khoản,... là những gì mà Malware Joker đang thực hiện. Với độ tinh vi và hậu quả nghiêm trọng, Malware Joker là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với những người sử dụng máy hệ Android. Cùng LANIT tìm hiểu Malware Joker là gì và cách phòng tránh mối nguy hiểm này nhé!

Malware Joker là gì?

Joker là một loại phần mềm gián điệp nguy hiểm, có khả năng thu thập tin nhắn SMS, danh bạ và thông tin thiết bị bị nhiễm. Không chỉ dừng lại ở việc đánh cắp dữ liệu, Joker còn có thể tự động đăng ký các dịch vụ trả phí mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu, gây tổn thất tài chính cho người dùng.

Vào tháng 10/2022, Joker là phần mềm độc hại di động phổ biến thứ ba, chỉ đứng sau Anubis và Hydra. Loại mã độc này thường được phát tán qua các ứng dụng độc hại trên Google Play Store, ẩn mình trong các ứng dụng nhắn tin, sức khỏe, dịch thuật,… Dù Google thường xuyên phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng nhiễm Joker khỏi cửa hàng, nhưng trước đó chúng đã kịp thu hút hàng nghìn lượt tải xuống. Đáng lo ngại hơn, các hacker liên tục tung ra những ứng dụng mới chứa mã độc này, khiến người dùng khó tránh khỏi nguy cơ bị lừa đảo.

Malware Joker là gì?
Malware Joker là gì?

Malware Joker lây nhiễm như thế nào?

Joker thường núp bóng trong các ứng dụng hợp pháp như chỉnh sửa ảnh, VPN, bàn phím ảo,… Khi người dùng tải về, mã độc sẽ âm thầm chạy ngầm mà không có dấu hiệu đáng ngờ. Mã độc Joker còn có thể dễ dàng qua mặt Google Play bằng kỹ thuật mã hóa tinh vi. Nhờ kỹ thuật đó có thể che giấu mã độc, vượt qua kiểm duyệt của Google Play. Sau khi được duyệt, nó không kích hoạt ngay mà chờ một thời gian để tránh bị phát hiện.

Không chỉ vậy các tin tặc còn lập vô vàn các phiên bản khác nhau, thu hút người dùng tải về. Theo Check Point, biến thể mới của Joker sử dụng phương thức tấn công tinh vi hơn. Nó lợi dụng Notification Listener trong ứng dụng gốc và tải file dex động từ máy chủ C&C để thực hiện đăng ký dịch vụ.

Bằng cách này, Joker có thể kiểm soát thiết bị từ xa, ngụy trang khéo léo để tránh bị phát hiện. Thậm chí, nó có thể gửi mã trạng thái giả mạo từ máy chủ C&C nhằm đánh lừa người dùng.

Malware Joker lây nhiễm như thế nào?
Malware Joker lây nhiễm như thế nào?

Những hậu quả nghiêm trọng từ Malware Joker

Theo báo cáo từ các công ty an ninh mạng 2020, Malware Joker đã xuất hiện trong 24 ứng dụng trên Google Play, với tổng cộng hơn 472.000 lượt tải. Đợt tấn công lần này nhắm vào 37 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc và Đức. Đặc biệt, mã độc chỉ kích hoạt khi thiết bị sử dụng SIM thuộc các quốc gia này, khiến nhiều người không hề hay biết mình đã bị lây nhiễm.

Nhằm bảo vệ người dùng, Google đã tiến hành gỡ bỏ toàn bộ ứng dụng nhiễm độc. Tuy nhiên, Joker không biến mất mà chỉ tạm thời “án binh bất động”. Đến cuối năm 2020, đầu 2021, mã độc này tiếp tục quay lại với quy mô lớn hơn, khiến Google buộc phải xóa thêm 11 ứng dụng khỏi Play Store.Tác hại của Joker không chỉ dừng lại ở việc đánh cắp dữ liệu cá nhân như tin nhắn hay danh bạ mà còn lén lút đăng ký dịch vụ trả phí, khiến nhiều người mất tiền mà không hay biết. Chỉ khi thấy tài khoản liên tục bị trừ tiền bất thường, nạn nhân mới phát hiện ra mình đã bị tấn công. Ngoài ra, thông tin cá nhân bị thu thập có thể bị kẻ xấu sử dụng cho các hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hoặc xâm phạm quyền riêng tư.

hậu quả nghiêm trọng từ Malware Joker
Hậu quả nghiêm trọng từ Malware Joker

Malware Joker thường có ở đâu?

Để bảo vệ thông tin cá nhân và tránh thiệt hại tài chính, người dùng nên kiểm tra và gỡ bỏ ngay các ứng dụng sau nếu đã cài đặt trên thiết bị của mình:

  • Simple Note Scanner
  • Super Hero-Effect
  • Universal PDF Scanner
  • Battery Charging Animations Battery Wallpaper
  • Private Messenger
  • Premium SMS
  • Now QRcode Scan
  • Dazzling Keyboard
  • Blood Pressure Checker
  • EmojiOne Keyboard
  • Cool Keyboard
  • Paint Art
  • Volume Booster Louder Sound Equalizer
  • Classic Emoji Keyboard
  • Color Message

Dấu hiệu cho thấy thiết bị của bạn bị nhiễm Malware Joker là gì?

Vây dấu hiệu của Malware là gì? Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến giúp bạn nhận biết sớm nếu thiết bị bị nhiễm mã độc này:

Tài khoản điện thoại bị trừ tiền bất thường

Mã độc Joker có thể tự động đăng ký các dịch vụ trả phí mà không có sự đồng ý của người dùng. Điều này khiến tài khoản điện thoại hoặc thẻ tín dụng của bạn bị trừ tiền bất thường. Nếu bạn nhận thấy các giao dịch lạ hoặc bị trừ phí dịch vụ mà không rõ nguyên nhân, rất có thể thiết bị của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại.

Thiết bị chạy chậm, hao pin nhanh

Một dấu hiệu khác của malware Joker là khiến điện thoại hoạt động kém hiệu quả. Dù bạn không sử dụng nhiều, thiết bị vẫn có thể bị nóng lên bất thường, thời lượng pin giảm đáng kể và hiệu suất tổng thể bị ảnh hưởng. Điều này là do phần mềm độc hại chạy ngầm, gửi dữ liệu ra bên ngoài hoặc thực hiện các tác vụ không mong muốn.

Dấu hiệu cho thấy thiết bị của bạn bị nhiễm Malware Joker
Dấu hiệu cho thấy thiết bị của bạn bị nhiễm Malware Joker

Xuất hiện tin nhắn SMS lạ hoặc bị xóa tự động

Malware Joker có khả năng đánh cắp tin nhắn SMS, đặc biệt là những tin nhắn chứa mã OTP (mật khẩu một lần). Nếu bạn thấy tin nhắn lạ xuất hiện trong hộp thư hoặc các tin nhắn quan trọng bị xóa mà bạn không thực hiện thao tác nào, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thiết bị đã bị xâm nhập.

Quảng cáo và pop-up xuất hiện dày đặc

Một đặc điểm dễ nhận thấy của các thiết bị bị nhiễm malware là sự xuất hiện liên tục của quảng cáo, ngay cả khi bạn không mở trình duyệt hoặc ứng dụng nào. Các pop-up có thể chứa nội dung giả mạo, lừa đảo, dụ người dùng nhấp vào đường link độc hại. Từ đó tiếp tục tải xuống các phần mềm nguy hiểm khác.

Cách phòng tránh hiệu quả

Mặc dù Google Play Protect được thiết kế để ngăn chặn ứng dụng độc hại, nhưng Joker vẫn tìm cách lách qua các biện pháp kiểm duyệt. Điều này cho thấy các biện pháp bảo mật không phải lúc nào cũng hoàn hảo, và người dùng cần cẩn trọng khi tải ứng dụng từ Play Store. Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, bạn nên thực hiện ngay các biện pháp sau để bảo vệ dữ liệu và thiết bị của mình:

  • Kiểm tra và gỡ cài đặt ngay các ứng dụng đáng ngờ.
  • Quét thiết bị bằng phần mềm diệt virus đáng tin cậy.
  • Tắt tính năng cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trong phần Cài đặt.
  • Kiểm tra tài khoản ngân hàng, điện thoại để phát hiện giao dịch bất thường.
  • Khôi phục cài đặt gốc nếu cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mã độc.

Hãy thường xuyên cập nhật hệ điều hành và chỉ tải ứng dụng từ các nguồn chính thống để hạn chế nguy cơ bị tấn công bởi các loại malware nguy hiểm như Joker.

Cách phòng tránh Malware Joker hiệu quả
Cách phòng tránh Malware Joker hiệu quả

Lời kết

Malware Joker quả thực là loại mã độc “ghê gớm”. LANIT tin rằng các bạn đã nắm được Malware Joker là gì thông qua bài viết trên, nhất là đối với ai đang sài hệ Android. Việc củng cố các kiến thức quan trọng sẽ giúp bạn phòng tránh được những hậu quả nghiêm trọng. Hãy là người dùng tỉnh táo và thông minh!

Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề dưới đây:

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network, Security, mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!