SOA là gì? Từ A-Z mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA

Bạn từng nghe tới kiến trúc hướng dịch vụ chưa? Nếu bạn đã từng nghe thì đó chính là ý nghĩa của thuật ngữ SOA. Trong bài viết này, LANIT sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như những vấn đề liên quan tới mô hình kiến trúc hướng dịch vụ này nhé!

SOA là gì?

SOA là mẫu thiết kế hiển thị trong các ứng dụng web thông qua một giao thức nào đó. Hiện hầu hết các dịch vụ web đều được phát triển trên công nghệ SOA.

Nói cách khác, SOA là loại kiến trúc phần mềm gồm nhiều thành phần độc lập, mỗi quy trình sẽ thực hiện 1 dịch vụ. Tất cả các thành phần trong kiến trúc phần mềm này được kết nối với nhau thông qua cổng giao tiếp và các thành phần mới luôn kế thừa những thành phần hiện có.

Sự tương tác giữa các thành phần trong đó không bị giới hạn bởi bất cứ nền tảng công nghệ nào. Nó giúp mở rộng hệ thống tốt hơn và dễ dàng tích hợp hơn với mọi ứng dụng

SOA là gì? Từ A-Z mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA
SOA - Mẫu thiết kế hiển thị trong các ứng dụng web

Lợi ích khi sử dụng mô hình SOA

Nếu như các mô hình cũ thường theo hướng ứng dụng và lập trình, thì SOA lại sở hữu những tính năng phục vụ hoạt động. Kiến trúc phần mềm này cho phép người dùng dễ dàng thực hiện, xác nhận các thành phần cần thiết để giữ lại hoặc loại bỏ chúng. 

Khi đó, hệ thống phần mềm Back-end sẽ được thiết kế tập trung đáp ứng theo quy trình kinh doanh. Giúp giảm thiểu quy trình nghiệp vụ phức tạp để tận dụng tốt hơn các tính năng nổi bật của phần mềm.

Những lợi ích cụ thể mà chúng ta có thể thấy được ở mẫu thiết kế, kiến trúc phần mềm SOA, đó là:

  • Tiết kiệm được chi phí tìm hiểu, đầu tư và phát triển các phần mềm mới.
  • Tiết kiệm được chi phí bảo trì, nâng cấp, mở rộng.
  • Giảm thiểu được nhân sự trong việc đào tạo, nghiên cứu các kỹ năng sử dụng phần mềm.
  • Dễ dàng mở rộng và tích hợp với mọi ứng dụng, nền tảng theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Góp phần giúp các doanh nghiệp định hướng hoạt động kinh doanh. Nhờ vai trò như một bức tranh tổng thể về toàn bộ quy trình kinh doanh của mọi cơ quan, tổ chức.
  • Nâng tầm ảnh hưởng cho ngành công nghệ thông tin nói riêng và sự phát triển chung của toàn xã hội.
SOA là gì? Từ A-Z mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA
SOA sở hữu những tính năng phục vụ hoạt động, thiết thực hơn mô hình truyền thống

Quy trình kiểm thử mô hình SOA

Trong quy trình kiểm thử mô hình SOA, có 4 cấp độ cần kiểm thử. Đó là những cấp độ nào? Chúng ta cùng tham khảo trong những chia sẻ ngay sau đây nhé!

Cấp độ 1 (Chuẩn bị)

  • Bước 1: Thử nghiệm về cấp dịch vụ

Bất cứ dịch vụ nào khi chúng ta áp dụng vào hệ thống đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng dựa trên những tiêu chí, những yêu cầu. Vì thế, chúng ta cần thử nghiệm để đánh giá mức độ phù hợp mà SOA mang lại.

  • Bước 2: Thử nghiệm các chức năng

Trong SOA có rất nhiều tính năng khác nhau. Và trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp cũng có những nhu cầu riêng. Bởi vậy, việc thử nghiệm các chức năng, giúp người dùng đánh giá được chức năng nào tương thích và chức năng nào không tương thích.

  • Bước 3: Kiểm thử tính bảo mật

SOA khi được ứng dụng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quy trình hoạt động trong một tổ chức, doanh nghiệp. Ở đây, các công thông tin thanh toán, xác thực sẽ được mã hóa dữ liệu khi phân tích nhằm ngăn chặn lỗ hổng bảo mật xảy ra.

  • Bước 4: Kiểm thử hiệu năng

Mọi dịch vụ của SOA được sử dụng trong quá trình ứng dụng sẽ được lưu trữ để phục vụ cho việc đánh giá, vận dụng lại về sau. Việc kiểm thử hiệu năng giúp chúng ta đánh giá được sự tin cậy của những dịch vụ đó để có thể tái sử dụng. Hoặc mở rộng,…

SOA là gì? Từ A-Z mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Trước khi áp dụng SOA, chúng ta cần kiểm thử hiệu năng

Cấp độ 2 (Quy trình kiểm thử)

Cấp độ 2 chính là quy trình kiểm thử SOA. Ở cấp độ này, bao gồm các vấn đề liên quan tới sự tích hợp của phần mềm với các ứng dụng web cũng như các yêu cầu về nghiệp vụ.

Quy trình này sẽ mô phỏng việc sử dụng để tạo ra các dữ liệu đầu vào và đầu ra tương ứng. Với các luồng dữ liệu thuộc các lớp khác nhau cần thực hiện để đánh giá khả năng tích hợp với các chức năng của hệ thống sau quá trình triển khai ứng dụng.

Cấp độ 3 (Kiểm thử đầu cuối)

Ở giai đoạn này, chúng ta cần xác định rõ yêu cầu nghiệp vụ, xác định được UI của ứng dụng. Đồng thời, kiểm tra kỹ lưỡng các quy trình về nghiệp vụ liên quan. Bên cạnh đó, các dòng dữ liệu đầu cuối cũng cần xác nhận đầy đủ, rõ ràng trong giai đoạn này. Và toàn bộ những hoạt động cần kết hợp với các dịch vụ cũng cần được kiểm tra, xác nhận chi tiết.

SOA là gì? Từ A-Z mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA
Quy trình kiểm thử xác định rõ yêu cầu nghiệp vụ, xác định được UI của ứng dụng

Cấp độ 4 (Kiểm tra hồi quy)

Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình kiểm thử SOA. Giai đoạn này, chúng ta cần kiểm tra và xác nhận về sự ổn định trên toàn hệ thống trong bản release. 

Thành công của quá trình này có thể đạt được thông qua kiểm thử tự động hóa hoặc thông qua hình thức thủ công. Nghĩa là, chúng ta có thể đánh giá được cụ thể qua các phương pháp khác nhau.

Các công cụ kiểm thử SOA

Để đánh giá hiệu quả của kiến trúc phần mềm này, chúng ta cần sử dụng tới các công cụ kiểm thử. Dưới đây là một vài gợi ý mà LANIT muốn chia sẻ với các bạn.

Apache Jmeter

Apache Jmeter là công cụ kiểm thử SOA khá phổ biến và đánh giá chính xác về hiệu quả mà SOA mang lại. Công cụ này sử dụng mã nguồn mở (Open Source). Nó có khả năng phân tích hiệu suất lời gọi của SOA.

Soa La Gi 7
Apache Jmeter có khả năng phân tích hiệu suất lời gọi của SOA

SoapUI

Bạn được sử dụng hoàn toàn miễn phí với SoapUI để kiểm thử tính hiệu quả của SOA đối với các dịch vụ trong website của mình. Công cụ này có thể kiểm tra được hiệu suất, tốc độ tải và các chức năng của website một cách đơn giản, cho kết quả chính xác.

JProfiler

JProfiler là công cụ rất hữu ích trong việc ngăn chặn và cảnh báo kịp thời các vấn đề rò rỉ xảy ra ở bộ nhớ. Đồng thời, có thể phát hiện kịp thời những vấn đề mà SOA gặp phải trong quá trình hoạt động.

HP

Công cụ kiểm thử này giúp chúng ta kiểm tra các chức năng hoạt động của SOA, hỗ trợ UI. Ngoài ra, nó cho phép người dùng chia sẻ các dịch vụ kiểm thử với HP QC.

Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về SOA là gì? Toàn bộ những thông tin quan trọng về mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA. Hy vọng những chia sẻ từ LANIT sẽ giúp các bạn hiểu hơn mô hình này. Mọi thắc mắc cần giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!