DNS Sinkhole là gì? Lợi ích và Cách Thức Hoạt Động

DNS Sinkhole là một kỹ thuật dùng để chặn hoặc chuyển hướng lưu lượng mạng từ các miền độc hại hoặc không mong muốn tới IP được kiểm soát. Cùng LANIT tìm hiểu thêm về lợi ích DNS Sinkhole, cách thức hoạt động cũng như cách sử dụng ở bài viết dưới đây nhé!

DNS Sinkhole là gì?

DNS Sinkhole (hay Sinkhole Server hoặc Blackhole DNS) là một kỹ thuật bảo mật mạng để bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa độc hại trên Internet. Khi một yêu cầu DNS cố gắng kết nối đến các đích độc hại như botnet hoặc máy chủ Command-and-Control (C&C), cơ chế Sinkhole sẽ chặn các yêu cầu này và trả về một địa chỉ IP được kiểm soát, trỏ đến một Sinkhole Server được thiết kế cho mục đích này. Cơ chế này giúp ngăn chặn không cho máy khách kết nối với máy chủ đích, bảo vệ người dùng và mạng.

DNS Sinkhole là gì? Lợi ích và Cách Thức Hoạt Động
DNS Sinkhole là gì?

Cách thức hoạt động của DNS Sinkhole

Sau đây là quy trình hoạt động của một DNS Sinkhole:

Bước 1: Chặn và chuyển hướng

Khi người dùng cố gắng truy cập vào một URL, truy vấn này sẽ bị DNS sinkhole chặn lại và so sánh với danh sách các tên miền độc hại hoặc không mong muốn đã có.

Bước 2: Giám sát và phân tích

Nếu hệ thống máy chủ DNS sinkhole nhận diện tên miền được truy vấn là độc hại hoặc không mong muốn, nó sẽ tiến hành can thiệp chuyển hướng chúng đến địa chỉ IP của Sinkhole thay vì hướng người dùng đến IP ban đầu.

Bước 3: Ghi log và thông báo đến nhóm bảo mật

Sinkhole sẽ ghi nhật ký thường xuyên và cung cấp về các mối đe dọa được tìm thấy, để nâng cao mức độ chính xác và hiệu quả của kỹ thuật này, giúp kịp thời nhận dạng các mối đe dọa, củng cố khả năng phòng thủ cho hệ thống.

DNS Sinkhole là gì? Lợi ích và Cách Thức Hoạt Động
Cách Thức Hoạt Động DNS Sinkhole

Lợi ích khi sử dụng kỹ thuật DNS Sinkhole

DNS Sinkhole mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo mật mạng như sau:

  • Kỹ thuật DNS Sinkhole giúp giảm thiểu thiệt hại cho hệ thống và mạng, ngăn chặn các phần mềm độc hại truy cập vào máy chủ, hạn chế việc lây lan trong hệ thống mạng nội bộ.
  • Ngăn chặn việc đánh cắp dữ liệu quan trọng gửi đến máy chủ của phần mềm độc hại
  • Cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhóm bảo mật thông tin có giá trị về các hành vi của phần mềm độc hại, giúp họ hiểu rõ hơn về quy mô, bản chất của các cuộc tấn công mạng
  • Giúp các tổ chức tăng cường các biện pháp phòng thủ và cung cấp thông tin có giá trị cho các chiến lược ứng phó mối đe dọa trong tương lai
  • Giúp phát hiện sớm các mối đe dọa, các thiết bị bị nhiễm, giảm thời gan và chi phí để điều tra, xử lý các sự cố an ninh mạng.

Hạn chế rủi ro khi sử dụng DNS Sinkhole

Khả năng cảnh bảo giả, hoặc bỏ sót các mối đe dọa nguy hiểm thực sự

Các DNS Sinkhole cũng có thể mắc các lỗi về cảnh bảo giả hoặc bỏ sót các mối đe dọa nguy hiểm thực sự khi danh sách domain sinkhole không được cập nhật thường xuyên và chính xác.

Kẻ tấn công sử dụng kỹ thuật tấn công tinh vi

Những kẻ tấn công có thể đã nghiên cứu về các kỹ thuật để nhằm vượt qua DNS Sinkhole, do đó, chóng sẽ cố tính đánh lừa hoặc né tránh kiểm tra của hệ thống, khiến hệ thống giảm khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công tinh vi này.

Đòi hỏi chi phí tài nguyên và bảo trì:

Việc triển khai và duy trì hệ thống DNS Sinkhole đảm bảo an ninh mạng đòi hooiori rất nhiều nguồn lợi về phần cứng, băng thông, nhân lực để giám sát, cập nhật danh sách domain và xử lý sự cố.

Độ trễ và các vấn đề về hiệu suất

Trong một số trường hợp, việc chuyển hướng các truy vấn DNS có thể dẫn đến độ trễ cao hơn, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Cùng với đó là các vấn đề về hiệu suất nếu việc cấu hình Sinkhole chưa được tối ưu, mạng tổ chức quá tải hoặc Sinkhole server không đủ khả năng xử lý số lượng lớn các truy vấn.

Phụ thuộc vào cơ sơ hạ tầng DNS tin cậy

DNS Sinkhole phụ thuộc rất lớn vào cơ sở hạ tầng DNS của tổ chức, nếu cơ sở hạ tầng của tổ chức bị tấn công hoặc gặp sự cố, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các DNS Sinkhole. Điều này khiến cho các giải pháp an ninh của Sinkhole không hiệu quả với các mối đe dọa, và chúng có thể tấn công hệ thống của tổ chức.

Cách xác định và bảo mật để chống lại các tấn công sử dụng DNS Sinkhole

Để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công sử dụng DNS Sinkhole, bạn có thể thực hiện các giải pháp sau:

Giám sát và phân tích lưu lượng DNS: Cần liên tục giám sát các truy vấn DNS để kịp thời phát hiện các hoạt động đáng ngờ hoặc các điểm bất thường. Có thể sử dụng các công cụ chuyên dụng để theo dõi hoặc tích hợp hệ thống IDS/IPS để bảo vệ mạng.

Cập nhật danh sách tên miền độc hại thường xuyên: Luôn luôn cập nhật thông tin về tên miền vào danh sách từ các nguồn tin cậy để xác định chính xác các mối đe dọa mới, tránh bỏ sót.

Sử dụng các công cụ bảo mật mạng, tăng cường phòng thủ: Cài đặt các giải pháp DNS bảo mật như DNS Filtering hoặc DNSSEC, sử dụng tường lửa hoặc công cụ bảo mật khác để giám sát và ngăn chặn lưu lượng truy cập đáng ngờ.

Cấu hình DNS đáng tin cậy: Sử dụng máy chủ DNS đáng tin cậy như Google Public DNS (8.8.8.8, 8.8.4.4) hoặc Cloudflare DNS (1.1.1.1, 1.0.0.1). Kiểm tra cấu hình DNS thường xuyên để phát hiện các thay đổi không mong muốn.

Đào tạo nhân viên và người dùng: Đào tạo về các mối đe dọa liên quan đến DNS như phishing, để người dùng có ý thức hơn khi truy cập vào các tên miền lạ.

Lời kết

Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về DNS Sinkhole – một giải pháp bảo mật mạng để hạn chế người dùng truy cập vào các miền độc hại. Tuy nhiên, tổ chức cũng cần cấu hình đúng cách và theo dõi giám sát thường xuyên để tránh bỏ sót các mối đe dọa, cập nhật danh sách tên miền độc hại để tăng cường tính chính xác trong việc ngăn chặn các mối đe dọa mới.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua tên miền giá rẻ hoặc thuê Server giá rẻ tại LANIT, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!