REST API là gì? 6 nguyên tắc xây dựng REST API bạn cần biết

REST API là cái tên nổi bật nhất khi nó cho thấy được rất nhiều các tính năng ưu việt trong quá trình vận hành. Ngay sau đây, LANIT sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về REST API là gì cùng 6 nguyên tắc xây dựng cốt lõi để bạn ứng dụng hiệu quả nhất cho mình.

REST API là gì?

API hay Application Programming Interface là một loạt các quy luật cho thấy cách mà các ứng dụng hoặc thiết bị bất kỳ có thể kết nối hoặc giao tiếp với nhau. Các nhà phát triển đã tạo ra API để nhiều ứng dụng khác có thể giao tiếp với ứng dụng của mình theo cách được lập trình. 

Trong khi đó, REST là kiến trúc phần mềm áp đặt các điều kiện về cách thức API hoạt động. REST được tạo ra để hướng dẫn quản lý các giao tiếp trên một mạng lưới phức tạp như Internet. 

REST API là một kiểu kiến trúc của API  sử dụng HTTP Request để truy cập và sử dụng dữ liệu
REST API là gì?

REST API là kiểu kiến trúc của API sử dụng HTTP Request để truy cập và sử dụng dữ liệu. Các dịch vụ Web sử dụng kiến trúc REST sẽ được gọi chung là REST API hoặc RESTful Web Service để gợi nhớ người dùng.

REST API hoạt động ra sao?

Cách thức hoạt động của REST API là giao tiếp thông qua HTTP Request để thực hiện những chức năng tiêu chuẩn của Database. Chúng bao gồm các chức năng tạo, đọc, cập nhật và xoá các CRUD trong bộ tài nguyên của người dùng. 

Chi tiết hơn, cách thức hoạt động của REST API được triển khai như sau: 

  • Bước 1: Client sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ. Sau đó, nó sẽ tuân theo các tài liệu API để định dạng yêu cầu và giúp cho máy chủ có thể hiểu được thông tin truyền tải.
  • Bước 2: Server xác nhận rằng Client có quyền đưa ra yêu cầu.
  • Bước 3: Máy chủ nhận yêu cầu và xử lý nội bộ.
  • Bước 4: Hệ thống phản hồi cho Client để nó biết được các yêu cầu có được chấp thuận hay không. Bên trong các phản hồi này sẽ bao gồm cả các thông tin mà Client yêu cầu. 
Cách thức hoạt động chính của REST API chính là chuyển tài nguyên từ Client đến máy chủ thông qua yêu cầu HTTP
REST API hoạt động ra sao?

Nguyên tắc khi xây dựng REST API

Không giống các API khác như SOAP hay XML-RPC, REST API có thể được phát triển với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Nó còn hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu khác nhau để người dùng sử dụng theo nhu cầu. 

Tuy nhiên, bạn cần phải tuân thủ 6 nguyên tắc xây dựng REST API dưới đây để có được hiệu năng sử dụng tối ưu cho mình:

Giao diện thống nhất

Giao diện thống nhất chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc thiết kế bất kỳ REST API nào. Theo đó, các máy chủ phải chuyển giao thông tin ở định dạng tiêu chuẩn hay định dạng biểu diễn của REST. 

Thường thì nguyên tắc giao diện thống nhất sẽ phải tuân theo 4 ràng buộc sau đây:

  • 1. Các yêu cầu định dạng bộ tài nguyên được thực hiện bằng cách sử dụng Uniform Resource Identifier. 
  • 2. Client phải có đủ thông tin trong định dạng biểu diễn để tùy chỉnh theo yêu cầu của người dùng.
  • 3. Client nhận thông tin về cách xử lý các dạng biểu diễn. Trong khi Server sẽ ghi nhận thông tin bằng cách gửi các tin nhắn tự mô tả có chứa Metadata về cách mà Client có thể sử dụng nó tốt nhất khi cần.
  • 4. Client nhận thông tin về tất cả các tài nguyên có liên quan khác để hoàn thành công việc của mình. Còn máy chủ sẽ ghi nhận và phản hồi yêu cầu thông qua các Hyperlink trong dạng biểu diễn để Client có thể khám phá nhiều hơn nguồn tài nguyên hiện hành. 

Client – Máy chủ

Trong thiết kế REST-API, Clientmáy chủ ứng dụng bắt buộc phải hoàn toàn độc lập với nhau. Thông tin duy nhất mà Client cần biết chính là URI của tài nguyên được Request vì nó không thể tương tác với máy chủ bằng bất kỳ hình thức nào. Tương tự như thế, các Server cũng không được chỉnh sửa Client mà phải chuyển nhiệm vụ đó sang dữ liệu được yêu cầu.

Phi trạng thái

Nguyên tắc phi trạng thái trong REST API là phương thức giao tiếp mà các máy chủ sử dụng để hoàn thành bất kỳ yêu cầu nào của Client theo cách độc lập nhất. 

Còn riêng về Client thì nó có thể yêu cầu được cung cấp tài nguyên ở bất kỳ trạng thái nào nhưng phải độc lập với các Request khác. Nguyên tắc này giúp máy chủ hiểu được luồng thông tin truyền tải và hoàn thành nhiệm vụ của mình. 

Hỗ trợ Caching tốt

Các dịch vụ Web REST API phải hỗ trợ Caching tốt. Bởi vì nó cần được kiểm soát Caching bằng cách sử dụng phản hồi API để đưa ra kết luận rằng thông tin vừa truyền tải được Caching hay không tùy theo từng yêu cầu riêng.

Hệ thống phân lớp 

Trong hệ thống phân lớp của REST API, các Client có thể kết nối với bên trung gian mà vẫn nhận được phản hồi từ máy chủ một cách bình thường. Theo đó, Server có thể chuyển các yêu cầu được đưa ra sang những máy chủ khác đang kết nối với hệ thống trung tâm. 

Thực tế cho thấy người dùng có thể thiết kế nền tảng riêng, các REST API có thể chạy trên nhiều máy chủ phân lớp như bảo mật, ứng dụng và Logic doanh nghiệp. Từ đó máy chủ phân lớp có thể hoạt động độc lập với nhau.

Code theo yêu cầu (tùy chọn)

Code theo yêu cầu – Đây chính là nguyên tắc tự chọn dành cho những nhà phát triển tiềm năng. 

Vì bạn cần biết rằng trong REST API, máy chủ có thể tạm thời mở rộng hoặc tùy chỉnh chức năng của Client bằng cách chuyển đổi Code lập trình của chính nó. Điều này giúp cho Server có thể dễ dàng điều khiển Client theo đúng mục đích riêng. 

Lợi ích nổi bật của REST API

REST API mang lại nhiều lợi ích cho Client và cả nhà phát triển
Lợi ích nổi bật của REST API

Sau đây những lợi ích mà nó mang lại. Nổi bật nhất là: 

  • Đảm bảo độ ổn định cao cho mạng lưới kết nối: REST API có khả năng tối ưu hóa tương tác giữa Client và Server nên đảm bảo được độ ổn định cao cho mạng lưới kết nối. Thêm vào đó, nguyên tắc phi trạng thái được áp dụng cho nền tảng này cũng giúp cắt giảm tối đa thời gian tải cho máy chủ hệ thống.
  • Độ linh hoạt tốt: REST API có độ linh hoạt cao vì nó đơn giản hoá và tách rời nhiều thành phần Server với nhau. Nhờ vậy mà các thành phần đó có thể phát triển độc lập với nhau và làm việc theo cách rất hiệu quả. 
  • Khả năng độc lập: Các REST API có thể hoạt động độc lập với công nghệ sử dụng. Vì vậy, nhà phát triển có thể viết ứng dụng máy chủ và Client bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau mà không ảnh hưởng đến thiết kế của hệ thống.

Tuy là một kiến trúc API vượt trội, nhưng REST API vẫn có một số hạn chế nhất định như: 

  • Tính nhất quán của Endpoint: Con đường của Endpoint phải nhất quán với các tiêu chuẩn Web thông dụng. Đây là một trong những thứ rất khó được kiểm soát. 
  • Đánh số phiên bản API: Các URL Endpoint không nên bị vô hiệu hóa khi kết nối nội bộ với những ứng dụng khác. 
  • Thời gian phản hồi lâu và nhiều dữ liệu: Số lượng các tài nguyên được đổ về có thể gia tăng theo thời gian khiến thời gian Load và phản hồi cũng tăng cao đáng kể.
  • Khó xác định không gian lưu trữ: Bởi vì REST API sử dụng URL Path để nhập thông số nên việc xác định không gian lưu trữ của nó sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. 

So sánh giữa REST API và SOAP

REST và SOAP có những điểm khác biệt nhất định 
So sánh giữa REST API và SOAP

Cả RESTSOAP đều là 2 loại kiến trúc dành cho API. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định mà người dùng cần biết như: 

Yếu Tố So SánhREST API SOAP API
Định nghĩaĐây là kiểu kiến trúc hỗ trợ cho các ứng dụng giao tiếp và kết nối với nhauGiao thức hỗ trợ các ứng dụng giao tiếp với nhau
Định dạngKhông yêu cầu bất cứ định dạng nhất định nào do nguyên tắc phi trạng tháiChuyển dữ liệu thông qua định dạng tiêu chuẩn XML
Cấu trúcCó cấu trúc thấp giúp giảm thiểu dữ liệu truyền tảiCó cấu trúc cao 
Giao thức hoạt độngHoạt động với HTTP và HTTPSHoạt động trên HTTP, HTTPS , SMTP, XMPP
Tính linh hoạtTính linh hoạt caoTính linh hoạt thấp và cứng nhắc
Tài nguyên Sử dụng GET, POST, PUT và DELETESử dụng WSDL
Khả năng bảo mậtMã hoá dữ liệu mà không bị ảnh hưởng đến hiệu năngCần tài nguyên để có thể mã hoá dữ liệu

Kết luận 

Trên đây LANIT đã giúp bạn tìm hiểu REST API là gì và các nguyên tắc cốt lõi của nó cũng như cách tích hợp API của Youtube vào ứng dụng. Đây đúng là một trong những loại API đa năng, tiện dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể xem xét cài đặt công cụ này để tận hưởng các lợi ích của nó. Chúc bạn thành công!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!