Trang chủ » HTTP Request: Cấu trúc & Phương Thức Chính Trong HTTP Request
HTTP Request: Cấu trúc & Phương Thức Chính Trong HTTP Request
- 02/02/2023
- LANIT JSC
HTTP Request là gì? Cấu trúc và phương thức hoạt động trong HTTP Request ra sao? Đây là những điều mà bạn nhất định sẽ quan tâm và cần nắm rõ khi tìm hiểu về giao thức HTTP. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong những nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
1. HTTP Request là gì?
HTTP Request là tập hợp thông tin được gửi từ các máy khách (client) đến máy chủ (server). Nó là những yêu cầu cần máy chủ tìm kiếm hoặc xử lý và phản hồi kết quả lại client.
Các yêu cầu HTTP được gửi đến có thể là các file dưới dạng XML hoặc Json. Và đó cũng là những định dạng mà cả hai phía client – server đều có thể hiểu được.
2. Cấu trúc của HTTP request
Bất cứ HTTP Request nào cũng có cấu trúc cụ thể. Nó gồm 3 thành phần chính. Đó là Request line, Request header và Body Request. Dưới đây là những thông tin chi tiết về cấu trúc của HTTP Request.
2.1 Request Line
Request line là dòng xuất hiện đầu tiên trong các yêu cầu HTTP. Trong thành phần này lại bao gồm 3 yếu tố. Đó là:
- Phương thức HTTP được sử dụng.
- URI: Thành phần giúp máy chủ xác định các tài nguyên mà máy khách yêu cầu.
- Phiên bản của giao thức internet HTTP.
2.2 HTTP Request header
HTTP Request header là gì? Đây chính là thành phần giúp các yêu cầu từ client có thể chuyển đến server. Trong đó, mỗi yêu cầu chứa đựng các thông số (được gọi là Header Parameters).
Sau khi nhận được yêu cầu từ client, trình duyệt và máy chủ phản hồi lại họ. Thiết bị sẽ căn cứ theo thông số header nhận được để hiển thị dữ liệu phù hợp nhất.
Các thông số header gặp phổ biến trong HTTP Request như sau:
- User-Agent: Thông số giúp máy chủ xác định được nhà cung cấp, ứng dụng, hệ điều hành và phiên bản.
- Connection: Cho phép hệ thống tiếp tục hoặc dừng kết nối sau khi máy chủ xử lý xong các yêu cầu.
- Cache-Control: Thực hiện chỉ định chính sách bộ nhớ đệm mà trình duyệt phụ trách.
- Accept-Language: Thông số chỉ các ngôn ngữ mà các client có thể hiểu được.
2.3 Thông điệp HTTP Response
Request body có chức năng giúp các client gửi yêu cầu bổ sung tới máy chủ server. Có thể sử dụng tạo mới, cập nhật dữ liệu mà header Parameters không truyền đi được. Nó sử dụng 3 phương thức chính là Post, Patch và Put.
Đọc thêm: Cách Kích Hoạt DNS over HTTP (DoH) Để Duyệt Web An Toàn
3. Các phương thức chính trong HTTP Request method
HTTP Request bao gồm 9 phương thức sau đây.
3.1 Phương thức GET
Get là phương thức được máy khách sử dụng để gửi dữ liệu tới máy chủ thông qua URL. Phương thức này gửi trên thanh địa chỉ của Browser.
Máy chủ sẽ nhận yêu cầu từ đường dẫn này và trả kết quả ngược trở lại máy khách client. Phương thức này được sử dụng rất phổ biến và nó không cần phải có Request body.
Đặc điểm nổi bật của phương thức Get, đó là:
- Độ dài các giá trị được giới hạn trong 255 kí tự.
- Chỉ các dữ liệu kiểu String mới được hỗ trợ.
- Thông tin dữ liệu yêu cầu được lưu vào bộ nhớ cache.
- Lịch sử trình duyệt lưu trữ các tham số được truyền vào.
- Thông tin được đánh dấu và xem lại dễ dàng trên lịch sử trình duyệt.
3.2 Phương thức POST
Phương thức Post được sử dụng để gửi dữ liệu đến server. Người dùng có thể thêm dữ liệu mới hoặc cập nhật dữ liệu vào database. Ở phương thức này có những đặc điểm nổi bật sau:
- Các dữ liệu bổ sung sẽ không xuất hiện trong URL của trình duyệt.
- Dữ liệu không được lưu trong lịch sử của trình duyệt.
- Post không giới hạn độ dài ký tự và hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu khác nhau (String, integers, binary).
3.3 Phương thức PUT
Put là phương thức có chức năng rất giống với Post. Tuy nhiên chủ yếu nhằm mục đích cập nhật các dữ liệu đã có trong database. Người dùng bắt buộc phải cập nhật dữ liệu mới thay thế dữ liệu cũ của đối tượng.
3.4 Phương thức HEAD
Phương thức Head không chứa response body. Nó được sử dụng để kiểm tra hoạt động của API có ổn định hay không. Head cũng được dùng phổ biến để kiểm tra trước khi chúng ta tải file. Việc kiểm tra API giúp bạn tránh down nhiều lần.
3.5 Phương thức DELETE
Delete là phương thức dùng để xóa các dữ liệu tìm kiếm từ server về tài nguyên thông qua URL. Phương thức này cũng được sử dụng nhiều bởi thời gian xử lý nhanh do không chứa Request body.
3.6 Phương thức PATCH
Patch là phương thức có chức năng rất giống với Post và Put. Tuy nhiên, thay vì cập nhật toàn bộ dữ liệu đã có trong database thì Patch chỉ cập nhật một phần dữ liệu của đối tượng.
3.7 Phương thức OPTIONS
Phương thức Options trong HTTP Request là gì? Đây là phương thức được sử dụng để tìm kiếm các phương thức HTTP. Chúng còn kèm tính năng hỗ trợ bởi một máy chủ. Với options, client có thể xác định được một URL để hướng tới toàn bộ Server.
3.8 Phương thức CONNECT
Connect có ý nghĩa như chính tên gọi của nó. Đây là phương thức được các client sử dụng để thiết lập một kết nối mạng. Nó thường được liên kết từ máy chủ server thông qua giao thức HTTP.
3.9 Phương thức TRACE
Trace là phương thức có tính năng rất đặc biệt. Nó được dùng để ánh xạ nội dung trong một yêu cầu của HTTP tới chính người gửi yêu cầu. Điều này hướng tới mục đích debug tại thời điểm của sự phát triển.
Đọc thêm: Bảo mật HTTPS? SSL? TẦM QUAN TRỌNG HTTPS, SSL đối với doanh nghiệp
4. Kết luận
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu, giải đáp về “HTTP Request là gì”. Qua đó cũng hiểu được những phương thức, cấu trúc của HTTP Request. Nếu các bạn còn băn khoăn hãy để lại những chia sẻ của mình dưới bài viết nhé! Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết hơn.