PrestaShop là gì?
PrestaShop là hệ thống quản lý nội dung – CMS cho phép người dùng tạo trang web thương mại điện tử . Đây là một nền tảng nguồn mở và miễn phí – là giải pháp tốt nhất quản lý cửa hàng trực tuyến với nhiều tính năng tuyệt vời.
Prestashop dễ sử dụng và cung cấp giao diện cửa hàng mạnh mẽ, đáp ứng cho người mua hàng. Hơn nữa, nó cung cấp một bộ đầy đủ các tính năng miễn phí. Nó cung cấp hàng trăm mô-đun để tăng cường hiệu quả của phần mềm này.
Với nhiều ưu điểm về tính năng và công năng, nên Prestashop đang có khoảng 270.000 cửa hàng trực tuyến trên toàn cầu. Hàng ngàn nhà phát triển và hơn 250 đại lý đổi mới. PrestaShop khá giống với WordPress. Trong khi, PrestaShop chỉ liên kết với Thương mại điện tử, thì WordPress lại là một nền tảng hữu ích cho cả viết blog và cả Thương mại điện tử.
PrestaShop sở hữu một số tính năng nổi bật như sơ đồ sao lưu nâng cao, độ tin cậy cao và khả năng truy cập dễ dàng cho phép người dùng mở rộng quy mô kinh doanh và tăng độ tin cậy của trang web. Chi tiết sẽ được LANIT chia sẻ ngay sau đây.
Xem thêm: So sánh các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam mới nhất 2023
Ưu điểm nổi bật của PrestaShop
PrestaShop có hơn 300 tính năng tích hợp cho phép người dùng quản lý các phương thức thanh toán, danh sách sản phẩm, vận chuyển, người mua và nhà cung cấp. PrestaShop sử dụng hệ thống web mẫu đa dạng hỗ trợ người dung tạo web và tùy chỉnh chủ đề theo nhu cầu của mình.
Trình tạo trang dễ quản lý sử dụng
Tương tự các CMS khác, Prestashop cung cấp quyền truy cập và đi kèm với bảng điều khiển để thực hiện các công việc tạo và quản lý cửa hàng một cách nhanh chóng. Sử dụng tương tự như các CMS khác.
Mã nguồn mở và miễn phí
Như đã nói ở trên, PrestaShop là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí cho phép người dùng xây dựng trang web tùy chỉnh trong vài phút. Giúp cho việc quản lý trang web thương mại điện tử trở nên dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn. Hiện đây là nền tảng được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia.
Đoạn mã phong phú của Google
Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất trên thế giới và chiếm lượng lớn lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Do đó, bạn cần biểu thị cho Google hiểu được trang của bạn đang nói về cái gì, cung cấp dịch vụ gì để nó phân biết với các trang khác và xếp hạng trang của bạn trên kết quả tìm kiếm. Lúc này bạn nên sử dụng đoạn trích chi tiết, tận dụng các đoạn trích phong phú để giữ trang web của mình khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể tìm thấy tiện ích bổ sung trên PrestaShop hỗ trợ bạn việc này.
Tiếp thị
PrestaShop cung cấp tích hợp SEO danh mục và sản phẩm tích hợp để tối ưu hóa vị trí tìm kiếm. Ngoài ra, nó còn cung cấp các chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá, tích hợp email,…
Cổng thanh toán
Với một trang Thương mại điện tử, việc thiết lập cổng thanh toán là yếu tố vô cùng quan trọng. Và PrestaShop hỗ trợ bạn điều đó với việc tích hợp các cổng thanh toán như PayPal, Amazon Pay, Worldpay, Discover Global Network, First Data và Authorize.Net. Ngoài ra, nó có hơn 250 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bổ sung.
Tùy chỉnh dễ dàng
PrestaShop tích hợp với nhiều mô-đun như bán chéo, đăng ký bản tin có thể được kích hoạt chỉ bằng một cú nhấp chuột. Các mô-đun này giúp tùy chỉnh web theo nhu cầu người dùng. Hiện PrestaShop có 5.000 mô-đun và chủ đề – rất phong phú.
Thích hợp cho các thiết bị di động
PrestaShop cho phép bạn tạo một cửa hàng trực tuyến theo nhu cầu. Trong đó, khách hàng sẽ lướt web trên thiết bị di động chiếm phần lớn. PrestaShop giúp việc quản lý được đơn giản hóa bất kể chúng ta đang sử dụng thiết bị nào.
Bán hàng trực tuyến xuyên biên giới
Bán hàng trực tuyến sẽ không kể vị trí địa lý, tạo cơ hội bán hàng xuyên biên giới. Trong đó, PrestaShop cung cấp 65 bản dịch ngôn ngữ cho Cửa hàng trực tuyến của bạn, áp dụng các quy tắc giao hàng và tiền tệ linh hoạt theo vị trí địa lý. Bảng điều khiển quản trị có sẵn tám ngôn ngữ, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan và tiếng Hà Lan.
So sánh PrestaShop với các nền tảng TMĐT như Shopify, WooCommerce, Magento, Wix
PrestaShop đã và đang khẳng định được uy tín của mình trở thành nền tảng thương mại điện tử tốt nhất hiện nay. Sau đây, chúng ta cùng đi so sánh chi tiết giữa PrestaShop và các nền tảng phổ biến khác:
So sánh PrestaShop với Shopify
PrestaShop cung cấp hoàn toàn miễn phí với bản tài xuống ban đầu nhưng Shopify ưu việt hơn và còn tùy thuộc vào các tùy chọn mà bạn sử dụng để tiết kiệm chi phí.
Ngoài giá cả, bạn cần xem xét nhu cầu của mình. Nếu bạn muốn có một trang TMĐT nhưng bạn không có vốn kỹ năng thì bạn nên chọn Shopify – vì nó cung cấp nhiều công cụ và dễ sử dụng.
Còn nói đến PrestaShop – là nổi bật với khả năng tùy chỉnh. Phần mềm mã nguồn mở này cho phép tạo ra một site hoàn toàn độc đáo và đi kèm hàng nghìn tiện ích bổ sung giúp tối ưu trang web hiệu quả.
So sánh prestaShop với WooCommerce
Khác biệt lớn nhất giữa PrestaShop và WooCommerce đó chính là WooCommerce là một plugin WordPress, trong khi PrestaShop là plugin độc lập. Cả hai đều có mô hình định giá tương tự, tuy nhiên, WooCommerce có nhiều tùy chọn hơn với đa dạng tiện ích bổ sung và plugin, chủ đề và bộ xử lý thanh toán.
So sánh PrestaShop với Magento
PrestaShop dễ cài đặt và quản lý hơn Magento nhưng Magento lại là một nền tảng mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả với các cửa hàng TMĐT có quy mô lớn. Mặc dù, cả hai đều có thể tùy chỉnh nhưng PrestaShop dễ sử dụng hơn Magento. Và Magento lại có thể xử lý nhiều lưu lượng truy cập trang web hơn. Để quyết định nên lựa chọn nền tảng nào thì sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn.
So sánh PrestaShop với Wix
Wix bắt đầu dễ dàng hơn và cung cấp kế hoạch mở rộng quy mô nhưng chi phí cho Wix đắt đỏ nếu doanh nghiệp của bạn ở quy mô lớn hơn. PrestaShop có thể đối phó với mức lưu lượng truy cập cao hơn và rẻ hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kết luận
Trên đây, LANIT đã chia sẻ đến bạn khái niệm hệ thống quản lý nội dung CMS – PrestaShop, tính năng nổi bật cũng như phân tích điểm khác biệt với các trình tạo trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay. Để quyết định có nên lựa chọn PrestaShop hay không bạn cần lưu ý về quy mô doanh nghiệp, ngân sách và nhu cầu của mình.
Thông qua bài viết, LANIT hy vọng rằng bạn đã có thể lựa chọn được trình tạo trang website thương mại điện tử phù hợp. Chúc bạn thành công!