Platform Website là gì? Hướng dẫn cách chọn mô hình phù hợp

Platform website là hệ thống cung cấp công cụ và tính năng để xây dựng, quản lý website dễ dàng mà không cần kỹ năng lập trình sâu. Ngày nay ngày càng nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng nền tảng này. Vậy Platform Website là gì? Cùng LANIT tìm hiểu ngay sau đây.

Platform Website là gì?

Nền tảng website, hay Platform Website, là một hệ thống giúp người dùng xây dựng, quản lý và phát triển nội dung trên môi trường internet một cách hiệu quả. Với Web Platform, người dùng có thể dễ dàng thiết kế giao diện và bố cục website theo phong cách riêng, phù hợp với mục đích cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Nền tảng này thường cung cấp sẵn các mẫu giao diện đa dạng, kèm theo nhiều tính năng hỗ trợ như bình luận, biểu mẫu liên hệ, đánh giá, hay gửi yêu cầu. Những tính năng này giúp tăng cường sự tương tác giữa khách truy cập và quản trị viên website. Ngoài ra, Web Platform còn được tối ưu hóa để thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEO). Từ đó website dễ dàng tiếp cận người dùng, thu hút lưu lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Platform Website là gì?
Platform Website là gì?

Phân loại mô hình Platform Website

Platform Website thường được phân thành 7 loại cơ bản:

Mô hìnhMô tả ngắn gọnVí dụ
Phần cứng (Hardware Platform)Cung cấp cấu trúc vật lý và bộ vi xử lý cho thiết bị như máy tính, tivi.CPU 32-bit/64-bit, Windows, MacOS, Linux
Phần mềm (Software Platform)Hỗ trợ điều hành và chạy các phần mềm ứng dụng, tối ưu hiệu suất hệ thống.Microsoft Office, Adobe Photoshop, Spotify
Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing Platform)Quản lý, theo dõi, triển khai chiến dịch marketing trực tuyến.Google Ads, Facebook Ads, HubSpot
Dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform)Thu thập, phân tích và xây dựng chân dung khách hàng từ nhiều nguồn dữ liệu.Salesforce CDP, Adobe Audience Manager
Trí tuệ nhân tạo (AI Platform)Cung cấp công cụ phát triển và triển khai ứng dụng AI, xử lý dữ liệu thông minh.Google Cloud AI, OpenAI, AWS AI
Điện toán đám mây (Cloud-computing Platform)Lưu trữ, quản lý, mở rộng tài nguyên trực tuyến linh hoạt qua internet.AWS, Google Cloud, Microsoft Azure
Truyền thông xã hội (Social Platform)Hỗ trợ chia sẻ nội dung, kết nối cộng đồng, và tích hợp API.Facebook, Instagram, Twitter

Ưu và nhược điểm của Platform Website là gì?

Về ưu điểm:

  • Tạo không gian tương tác giữa nhiều bên, từ đó mang lại giá trị, chia sẻ dữ liệu, tạo ý tưởng
  • Tiết kiệm chi phí nhờ các mẫu giao diện và tính năng sẵn có.
  • Nhiều nền tảng hỗ trợ bảo mật HTTPS, SSL và cập nhật thường xuyên.
  • Dễ dàng mở rộng tính năng và dung lượng khi cần thiết.
  • Triển khai nhanh chóng với các công cụ và tính năng có sẵn. Dễ dàng tùy chỉnh giao diện, tính năng theo nhu cầu.
  • Có cộng đồng lớn và đội ngũ hỗ trợ từ nhà cung cấp.

Về nhược điểm:

  • Giới hạn khả năng tùy chỉnh nếu sử dụng nền tảng miễn phí hoặc gói cơ bản.
  • Phụ thuộc vào bên thứ 3 nên đôi khi có nhiều rủi ro
  • Giới hạn khả năng tùy chỉnh nếu sử dụng nền tảng miễn phí hoặc gói cơ bản. Chi phí có thể tăng cao nếu cần tùy chỉnh nâng cao hoặc tính năng đặc biệt.
  • Vẫn có nguy cơ bị tấn công nếu không cập nhật kịp thời hoặc sử dụng plugin không an toàn.
Ưu và nhược điểm của Platform Website
Ưu và nhược điểm của Platform Website

Các thuật ngữ liên quan

Khi tìm hiểu về Web Platform bạn cũng cần nắm được các thuật ngữ liên quan để tối ưu hoá việc sử dụng

  • Software Platform: Là nền tảng phần mềm hỗ trợ hoạt động của website.
  • Cloud Computing: Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp giải pháp lưu trữ, phân tích dữ liệu và triển khai ứng dụng trực tuyến.
  • Social Platform: Nền tảng hỗ trợ tạo lập, phát triển và quản lý các dịch vụ truyền thông xã hội.
  • Business Service Platform: Hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trực tuyến. Kết nối khách hàng và tối ưu dịch vụ.
  • Digital Marketing Platform: Nền tảng triển khai các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị số.
  • Blockchain Platform: Hệ thống lưu trữ và truyền tải dữ liệu an toàn thông qua mã hóa.
  • Mobile Platform: Nền tảng hệ điều hành dành cho thiết bị di động.
  • E-commerce Platform: Nền tảng hỗ trợ xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến.
  • Analytics Platform: Nền tảng phân tích dữ liệu và đo lường hiệu suất website.
Các thuật ngữ liên quan
Các thuật ngữ liên quan

Điểm khác biệt giữa mô hình truyền thống và Platform Website là gì?

Mô hình Platform thường phù hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng nhanh, tiết kiệm chi phí vận hành và tối ưu kết nối cộng đồng. Mô hình truyền thống thì phù hợp với doanh nghiệp có nền tảng sản xuất, hệ thống phân phối mạnh và ưu tiên trải nghiệm khách hàng trực tiếp. Dưới đây là các tiêu chí so sánh:

Tiêu chíWebsite PlatformMô hình truyền thống
Cơ chế hoạt độngTrung gian kết nối, không định giá hàng hóa.Doanh nghiệp trực tiếp định giá và bán sản phẩm.
Quy môDễ dàng mở rộng quy mô nhờ công nghệ số và mạng lưới người dùng.Phụ thuộc vào mạng lưới cửa hàng và khả năng logistics.
Chi phí vận hànhThấp hơn, chủ yếu là chi phí nền tảng và công nghệ.Cao hơn, bao gồm chi phí mặt bằng, kho bãi, nhân sự, vận hành.
Tính linh hoạtCao, dễ dàng tích hợp và mở rộng tính năng.Thấp, cần nhiều nguồn lực và thời gian để thay đổi.
Tính kết nốiMạnh, kết nối đa dạng người dùng trên cùng một nền tảng.Hạn chế, chủ yếu tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ví dụ tiêu biểuGrab, Airbnb, Shopee, Amazon Marketplace.Chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị truyền thống, doanh nghiệp sản xuất trực tiếp.

Cách chọn Platform Website phù hợp

Chọn nền tảng website cũng quan trọng giống như xây dựng thương hiệu. Trước tiên, hãy xác định rõ mục đích: bạn cần website cá nhân, doanh nghiệp hay thương mại điện tử? Với mỗi mục đích cách lựa chọn Platform sẽ khác nhau. Ngân sách cũng rất quan trọng. Nền tảng miễn phí phù hợp với nhu cầu cơ bản, nhưng với website phức tạp và chuyên nghiệp, thì nên chọn gói trả phí với nhiều tính năng nâng cấp.

Hãy chọn nền tảng hỗ trợ SEO tốt, tích hợp thanh toán và có giao diện dễ tùy chỉnh. Cuối cùng, khả năng mở rộng là điều bạn cần tính đến. Một nền tảng linh hoạt sẽ giúp bạn dễ dàng nâng cấp khi doanh nghiệp phát triển.

Cách chọn Platform Website phù hợp
Cách chọn Platform Website phù hợp

Tổng hợp Platform Website phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều Platform Website cả miễn phí và trả phí. Dưới đây là các Platform Website phổ biến bạn có thể tham khảo:

WordPress

Là một nền tảng xây dựng website phổ biến và dễ sử dụng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu lẫn người dùng chuyên nghiệp. Nền tảng này nổi bật với kho giao diện đa dạng, thiết kế hiện đại, thân thiện với người dùng và khả năng tùy chỉnh linh hoạt. Bên cạnh đó, WordPress.com còn hỗ trợ các tính năng mạnh mẽ như tích hợp SEO, blog, và khả năng mở rộng thông qua các plugin. Chính vì sự tiện lợi và tính ứng dụng cao, WordPress.com đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho hàng triệu người dùng trên toàn cầu, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và thậm chí là các trang tin tức lớn.

Wordpress
WordPress

Tumblr

Tumblr là nền tảng viết blog kết hợp tính năng mạng xã hội, ra mắt năm 2007 và từng thuộc sở hữu của Yahoo. Nền tảng này cho phép người dùng chia sẻ văn bản, hình ảnh, video, GIF và tùy chỉnh giao diện dễ dàng. Tumblr trở thành lựa chọn phổ biến của các nhà sáng tạo nội dung, nghệ sĩ và blogger.

Tuy nhiên, Tumblr ít hỗ trợ SEO và không phù hợp cho các website thương mại phức tạp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho blog cá nhân hoặc chia sẻ nội dung sáng tạo.

Tumblr
Tumblr

Blogger

Blogger là nền tảng viết blog miễn phí do Google phát triển. Người dùng dễ dàng tạo và quản lý blog cá nhân hoặc chia sẻ nội dung trực tuyến. Nhờ thuộc hệ sinh thái của Google, Blogger có lợi thế trong việc tối ưu SEO và xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, Blogger có giao diện khá cơ bản, ít tính năng mở rộng và không linh hoạt như các nền tảng khác như WordPress.org. Đây là lựa chọn phù hợp cho những ai mới bắt đầu viết blog hoặc muốn xây dựng website cá nhân với chi phí thấp.

Blogger
Blogger

LiveJournal

Đây là nền tảng kết hợp giữa blog cá nhân và mạng xã hội, cho phép người dùng chia sẻ bài viết, bình luận và kết nối cộng đồng. Nổi bật với tính năng nhật ký cá nhân và các nhóm thảo luận theo chủ đề. Phù hợp cho những ai thích chia sẻ câu chuyện dài và xây dựng cộng đồng trực tuyến.

LiveJournal
LiveJournal

Câu hỏi thường gặp

Có cần thuê lập trình viên khi dùng Platform Website không?

Việc thuê lập trình viên khi sử dụng nền tảng website phụ thuộc vào mục đích và mức độ phức tạp của trang web bạn muốn xây dựng. Nếu bạn chỉ cần một website cơ bản như blog cá nhân, trang giới thiệu doanh nghiệp nhỏ hay cửa hàng trực tuyến đơn giản, các nền tảng miễn phí thường cung cấp các công cụ dễ sử dụng, không cần kỹ năng lập trình. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tùy chỉnh sâu hơn về giao diện, tính năng hoặc tích hợp các công cụ nâng cao thì nên thuê lập trình viên. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng trang web.

Platform Website miễn phí có đủ dùng không?

Phiên bản miễn phí của các nền tảng như WordPress.com, Wix, hay Weebly phù hợp với mục đích cơ bản như blog cá nhân hoặc trang giới thiệu nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn cần thêm tính năng như tên miền riêng, tích hợp thanh toán, hoặc loại bỏ quảng cáo, bạn sẽ cần nâng cấp lên gói trả phí.

Platform Website có an toàn không?

Hầu hết các nền tảng uy tín đều cung cấp tính năng bảo mật tốt như chứng chỉ SSL, tường lửa và các bản cập nhật bảo mật thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cần chủ động sao lưu dữ liệu, sử dụng mật khẩu mạnh và hạn chế cài đặt các plugin không rõ nguồn gốc.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ nắm được Platform Website là gì, ưu nhược điểm và cách chọn nền tảng sao cho phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ để được LANIT hỗ trợ nhanh nhất bạn nhé! Dưới đây là các bài viết cùng chủ đề, mời bạn tham khảo:

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!