Trang chủ » OpenVPN: Ưu Điểm và Cách thức hoạt động của OpenVPN
OpenVPN: Ưu Điểm và Cách thức hoạt động của OpenVPN
- 21/09/2022
- LANIT JSC
OpenVPN là gì? Thuật ngữ này rất phổ biến trong quá trình tìm kiếm các ứng dụng VPN của bạn. Nhưng để hiểu về OpenVPN cũng như cách thức hoạt động của nó không phải điều dễ dàng. Hãy cùng Lanit khám phá trong bài chia sẻ ngày hôm nay bạn sẽ có được câu trả lời.
1. OpenVPN là gì?
OpenVPN là giao thức kết nối mã nguồn mở được sử dụng để tạo điều kiện cho một đường hầm an toàn giữa hai điểm trong mạng. Nó được nhiều mạng ảo riêng hoặc VPN sử dụng để đảm bảo mọi dữ liệu gửi qua internet đều được mã hóa và bảo mật riêng tư.
Giao thức này cho phép các bên xác thực lẫn nhau thông qua pre-shared key hoặc tên người dùng/mật khẩu đăng nhập,.. Nó cho phép server phát hành chứng thư xác thực cho mỗi client trong cấu hình Multi Client-server.
OpenVPN cũng sử dụng thư viện mã hóa Openssl hoặc Tls rộng rãi, với nhiều tính năng kiểm soát và bảo mật. Tính năng bảo mật này được phát huy thông qua hai giao thức là UDP và TCP. Trong đó,
- UDP/Giao thức dữ liệu người dùng đặt làm mặc định. Nó cho khả năng kết nối nhanh hơn.
- TCP/Giao thức điều khiển truyền tín hiệu. Giúp kiểm soát dữ liệu trong quá trình truyền tải, đảm bảo thông tin được truyền đạt đầy đủ. Giao thức này có tốc độ chậm hơn.
Tham khảo: Giao thức TCP/IP là gì? Tính Năng & Cách Hoạt Động của TCP/IP
2. Khi nào nên sử dụng OpenVPN?
Hiện nay, sự phát triển của công nghệ như vũ bão. Sự trao đổi thông tin qua internet cũng trở nên phổ biến hơn, rộng rãi hơn. Nó khiến cho việc đánh cắp thông tin trở nên dễ dàng và thường trực hơn bao giờ hết. Các thông tin của người dùng luôn đứng trước những mối đe dọa, nguy cơ bị rò rỉ và gây ra những hệ lụy không mong muốn.
Vậy khi nào nên sử dụng OpenVPN? Đó là:
- Khi bạn cần một giao thức bảo mật kết nối internet ổn định và có khả năng mã hóa mạnh mẽ ít tốn kém. Hoặc thậm chí dùng Free.
- Khi bạn muốn cho phép người dùng từ xa truy cập an toàn đến mạng riêng của mình.
- Khi bạn có nhu cầu “ẩn danh” trong quá trình sử dụng mạng Internet. Nó sẽ rất hiệu quả giúp bạn truy cập vào các trang web bị chặn hoặc bị hạn chế người dùng.
- Khi chỉ cho phép những client được cấp tài khoản VPN mới được quyền truy cập được vào hệ thống dữ liệu mà bạn cho phép.
3. Cách thức hoạt động của OpenVPN
Giao thức OpenVPN kết hợp các quy tắc để mã hóa dữ liệu, tạo kết nối an toàn với các phương thức truyền tải khác nhau. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn một chút về các vấn đề trong quá trình hoạt động của giao thức này nhé!
3.1. Mã hóa
OpenVPN là một công cụ bảo mật và đảm bảo quyền riêng tư. Nên mọi thứ ở VPN đều cần mã hóa. Đối với điều đó, OpenVPN sử dụng thư viện OpenSSL. Thư viện mật mã nguồn mở SSL cung cấp cách để mã hóa và giải mã dữ liệu. Mã hóa biến dữ liệu bạn gửi và nhận thành không thể đọc được để bảo mật tuyệt đối đối với bất kỳ ai có thể theo dõi giao tiếp giữa ứng dụng VPN và máy chủ.
OpenVPN sử dụng mật mã mã hóa 256-bit do OpenSSL cung cấp như: AES-256-GCM mà Surfshark chạy. Càng nhiều bit trong mật mã, nó càng an toàn. Chúng ta có thể lấy một ví dụ: 256-bit AES biến đổi dữ liệu của bạn 14 lần trước khi truyền nó qua internet. Điều này làm cho việc bẻ khóa với các máy tính hiện đại là điều không thể thực hiện được.
3.2. Bảo mật và tốc độ
Cách thức hoạt động trong bảo mật và tốc độ của OpenVPN là gì? OpenVPN sử dụng một giao thức bảo mật tùy chỉnh. Nó dựa trên TLS và SSL (Bảo mật lớp truyền tải và Lớp cổng bảo mật tiền nhiệm không dùng nữa) nên giao thức này hoạt động theo các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi.
TCP gửi và nhận tất cả các gói dữ liệu trong khi vẫn giữ cho máy tính tương tác, giao tiếp bằng mắt trực tiếp với người nhận. Mặt khác, UDP nhanh hơn vì nó chỉ dán nhãn các gói và đưa chúng vào người nhận.
OpenVPN không chỉ hoạt động như một một giao thức. Nó cũng là một công cụ để tạo và duy trì các mạng riêng ảo. Bạn có thể chạy vào ứng dụng OpenVPN GUI (giao diện người dùng đồ họa). Giao thức còn cho phép bạn kết nối với máy chủ VPN từ nhà cung cấp VPN của bạn….
4. Ưu, nhược điểm của OpenVPN
Bất cứ giao thức kết nối internet nào cũng luôn tồn tại song song những ưu điểm và nhược điểm của nó. OpenVPN cũng không ngoại lệ. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn những ưu, nhược điểm cụ thể của giao thức này.
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
OpenVPN có khả năng bảo mật tốt. Nó giúp các thông tin dữ liệu được truyền dẫn một cách an toàn và đầy đủ trong quá trình truyền tải dữ liệu | Tốc độ chậm do việc kiểm soát dữ liệu trong quá trình truyền tải, đảm bảo thông tin được truyền đạt đầy đủ |
Khả năng mã hóa rất tốt. Điều này giúp các dữ liệu trong quá trình truyền dẫn bị vô hiệu hóa trước mọi mục tiêu tấn công | OpenVPN được thiết lập thủ công nên sẽ khá phức tạp và đòi hỏi yếu tố am hiểu chuyên môn từ người sử dụng |
Là một kết nối đáng tin cậy cho mọi hệ điều hành. Giúp các đơn vị sử dụng giao thức này luôn an tâm tuyệt đối | Trong quá trình hoạt động, OpenVPN có thể yêu cầu ứng dụng của bên thứ 3. Khiến cho mọi thứ trở nên cồng kềnh hơn |
5. OpenVPN có cài đặt được trên máy tính không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bạn có thể kết nối với máy chủ VPN bằng ứng dụng OpenVPN nếu bạn đang sử dụng Surf Shark, để tải xuống và sử dụng.
Hiện tại, có một phiên bản trả phí của phần mềm, được gọi là OpenVPN Access Server cho doanh nghiệp hoặc Private Tunnel VPN cho người dùng. Bất chấp những tùy chọn này, người dùng bình thường vẫn sử dụng giao thức thông qua một nhà cung cấp VPN riêng biệt. Họ sẽ cấp phép phần mềm và tính phí hàng tháng cho bạn.
Trên đây là những chia sẻ, giải đáp về OpenVPN là gì, cách thức hoạt động và các ưu, nhược điểm của OpenVPN. Nếu các bạn cần giải đáp thêm thông tin về giao thức kết nối này hoặc cần thuê Server giá rẻ, thuê VPS giá rẻ để sử dụng VPN liên hệ ngay LANIT nhé!