Trang chủ » Openssl là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng OpenSSL
Openssl là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng OpenSSL
- 23/08/2022
- LANIT JSC
Openssl là gì? Trong bối cảnh hiện tại, việc triển khai SSL đúng cách là rất quan trọng đảm bảo tính an toàn, bảo mật của một trang web. Để có thể làm được điều đó, các doanh nghiệp cần thiết phải có công cụ để thực hiện. Và Openssl chính là một công cụ hữu ích dành cho các doanh nghiệp.
1. Openssl là gì?
Openssl là thư viện mật mã toàn diện cung cấp ứng dụng mã nguồn mở của giao thức TLS. Phiên bản đầu tiên được phát hành vào năm 1998, được thiết kế dành riêng cho các hệ điều hành Linux, Windows, MacOS và BSD.
Openssl cho phép người dùng thực hiện các tác vụ khác nhau liên quan đến SSL, bao gồm CSR (yêu cầu ký chứng chỉ), tạo mật mã riêng và cài đặt chứng chỉ SSL. Hầu hết các bản phân phối Linux đi kèm với OpenSSL được biên dịch trước, nhưng nếu bạn đang sử dụng hệ thống Windows, bạn có thể tải về thiết bị từ đường dẫn sau: https://wiki.openssl.org/index.php/Binaries.
Mời bạn tham khảo thêm:
2. Các lệnh Openssl phổ biến nhất
Để hiểu và có thể ứng dụng thư viện mật mã Openssl, các bạn cần nắm được các lệnh phổ biến trong thư viện này. Dưới đây là các lệnh phổ biến nhất.
Tạo khóa cá nhân RSA
Sử dụng mã lệnh “$openssl genrsa -out private.key 2048”. Nó cho phép bạn tạo tệp khóa RSA với tên là private.key. 2048 là mã lệnh có độ bảo mật cao nhất hiện nay.
Tạo Khóa cá nhân và CSR mới
Dòng mã lệnh được sử dụng là: “$ openssl req -nodes -newkey rsa: 2048 -keyout custom.key -out custom.csr”. Mã lệnh này sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin chi tiết như: mã quốc gia, tên tiểu bang, địa phương, tên tổ chức, tên người dùng, địa chỉ email,…
Sau khi, người dùng nhập đầy đủ các thông tin trên, mã lệnh sẽ tạo ra 2 tệp: Một tệp có phần mở rộng CSR và một tệp còn lại có phần mở rộng chính đại diện cho CSR và khóa riêng tương ứng.
Tạo Khóa cá nhân mới và chứng chỉ tự ký
Mã lệnh được sử dụng là “$ openssl req -x509 -sha512 -nodes -days 730 -newkey rsa: 2048 -keyout custom.key -out custom.pem”. Mã lệnh này cũng yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin chi tiết như: mã quốc gia, tên tổ chức, tên người dùng, địa chỉ email,… Và sau khi thông tin được hoàn tất, mã lệnh cũng tạo ra 2 tệp. Một tệp có phần mở rộng PEM và một tệp có phần mở rộng chính, đại diện cho tự ký chứng chỉ và khóa riêng tương ứng.
Xác minh tệp CSR
Mã lệnh sử dụng là “$ openssl req -noout -text -in custom.csr”. Mã lệnh này hiển thị chi tiết về lịch sử bạn đã nhập tại thời điểm tạo tệp CSR. Các thông tin này sẽ giúp cho việc xác minh tệp CSR được gửi đến đúng địa chỉ người nhận.
Xác minh tệp khóa cá nhân
Mã lệnh được sử dụng là “$ openssl rsa -in private.key -check”. Nó giúp xác minh và kiểm tra khóa RSA và nếu không có gì bất ổn, nó sẽ hiển thị kết quả sau.
Xác minh Cơ quan ký chứng chỉ
Mã lệnh được sử dụng là “$ openssl x509 -in custom.pem -noout -issuer -issuer_hash”. Mã lệnh này giúp hiển thị thông tin chi tiết thời điểm mà bạn đã tạo tệp PEM. Các thông tin này được dùng để xác minh rằng tệp PEM đã được gửi tới đúng người nhận.
Kiểm tra giá trị băm của chứng chỉ số
Sử dụng mã lệnh “$ openssl x509 -noout -hash -in custom.pem” để hiển thị giá trị băm của chứng chỉ PEM.
Chuyển đổi định dạng PEM sang DER
Mã lệnh sử dụng là “$ openssl x509 -outform der -in custom.pem -out custom.der”. Mã lệnh này giúp thay đổi phần mở rộng của chứng chỉ từ .PEM sàng .DER và tạo một tệp mới có phần mở rộng là .DER.
Kiểm tra ngày hết hạn của chứng chỉ tệp PEM
Mã lệnh sử dụng là “$ openssl x509 -noout -in custom.pem -dates”. Mã lệnh này hiển thị giá trị từ và hợp lệ ngày của chứng chỉ PEM.
3. Lợi ích khi sử dụng Openssl
- Là mã nguồn mở miễn phí nên ai cũng có thể tải, chỉnh sửa và sử dụng
- Hỗ trợ nhiều giao thức mã hóa như SSL/TLS, giúp mã hóa dữ liệu an toan, tăng cường bảo mật
- OpenSSL cho phép tạo và quản lý chứng chỉ SSL tự ký, chứng chỉ được cấp bởi CA, cung cấp các lệnh giúp kiểm tra, gia hạn và xác minh chứng chỉ SSL hợp lệ hay không.
- Có nhiều tùy chọn và cấu hình giúp bạn dễ tùy biến, nó có thể chạy trên nhiều hệ điều hành
- Nó cung cấp bộ công cụ dòng lệnh mạnh mẽ, cho phép thực hiện nhiều tác vụ bảo mật như mã hóa dữ liệu, tạo khóa riêng, khóa công khai, kiểm tra và gỡ lỗi các kết nối
- OpenSSL giúp bảo mật dữ liệu bằng cách mã hóa dữ liệu, ngăn chặn tấn công mạng
- Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng, hệ thống khác như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình
- Cung cấp các công cụ giúp kiểm tra tính toàn vẹn và hợp lệ của các file mã hóa, chứng chỉ, xác thực chuỗi chứng chỉ.
- Được tối ưu hóa để xử lý lượng lớn dữ liệu mã hóa hiệu quả
- Có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu hệ thống.
- Khi sử dụng Openssl bạn có thể đăng chứng chỉ số của mình và cài đặt tệp SSL trên máy chủ của bạn.
- Bạn cũng có thể chuyển đổi chứng chỉ số của mình sang các định dạng SSL khác nhau. Đồng thời có thể thực hiện tất cả các loại xác minh.
4. Hướng dẫn cài đặt công cụ Openssl trên Windows
Để cài đặt công cụ Openssl trên hệ điều hành Windows, các bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tải OpenSSL Binary
Bạn truy cập vào đường link: https://openssl-library.org/source/ để tiến hành tải thư viện mật mã Openssl về máy tính. Chú ý lựa chọn phiên bản phù hợp với Windows của bạn.
Bước 2: Cài đặt Openssl Binary
Giải nén tệp vừa tải về và bắt đầu cài đặt trên hệ thống. Openssl sẽ yêu cầu thiết bị của bạn cài đặt Microsoft Visual C++. Bấm vào “Yes” để tải xuống nếu máy của bạn chưa cài đặt Microsoft Visual C ++. Tiếp tục quá trình cài đặt bằng cách chọn “Next“.
Bước 3: Thiết lập các biến cho môi trường
Bạn cần sử dụng các lệnh “set OPENSSL_CONF=C:\OpenSSL-Win64\bin\openssl.cfg” và “set Path=%Path%;C:\OpenSSL-Win64\bin” để thiết lập các biến môi trường hiện tại giúp Openssl có thể hoạt động bình thường.
Bạn có thể đặt biến vĩnh viễn trong hệ thống cho Openssl_conf và Path. Bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R => rồi nhập “sysdm.cpl” .Tiếp đến chuyển sang tab Advanced => Chọn Environment variables.
Bước 4: Khởi động Openssl Binary
Trên hệ thống, bạn mở Command Prompt rồi nhập Openssl để mở ứng dụng. Bạn sẽ thấy phiên bản Openssl cài đặt thành công trên hệ thống của mình.
5. Những câu hỏi thường gặp về Openssl
Trong quá trình sử dụng Openssl để đăng ký chứng chỉ số, các bạn có thể gặp phải rất nhiều vấn đề khác nhau. Một số câu hỏi sau đây có thể giúp ích cho bạn để dễ dàng giải quyết những gì bạn gặp phải.
Hiển thị “Không thể ghi trạng thái ngẫu nhiên” khi sử dụng Openssl là gì?
Thông báo này cho biết tệp. RDN trong thư mục chính không phải do bạn sở hữu mà đang bị sở hữu bởi Root. Để khắc phục, các bạn sử dụng “Sudo rm ~/.rnd”.
Heartbleed trong Openssl là gì?
Đây là lỗi máy chủ của bạn bị tấn công, các thông tin dữ liệu trên hệ thống của bạn có thể bị đánh cắp. Hãy xử lý nó bằng các phương pháp bảo mật an toàn.
Openssl có sử dụng miễn phí không?
Thư viện mật mã Openssl được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Vì thế bạn có thể sử dụng cho các mục đích thương mại và phi thương mại của mình.
Lời kết
Hy vọng với bài chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu được Openssl là gì? Những thuật ngữ phổ biến cũng như cách cài đặt thư viện mật mã này trên thiết bị của mình
Nếu quý khách hàng có nhu cầu Mua SSL chỉ với giá 230.000 VNĐ/ Năm, miễn phí cài đặt. Liên hệ LANIT để nhận tư vấn, báo giá tốt nhất!
Cảm ơn bạn đã đọc!