Trang chủ » Hệ điều hành là gì? Từ A-Z hệ điều hành trên máy tính, điện thoại
Hệ điều hành là gì? Từ A-Z hệ điều hành trên máy tính, điện thoại
- 26/12/2022
- LANIT JSC
Khái niệm về hệ điều hành là gì? Chúng ta đã quá quen thuộc với thuật ngữ “Hệ điều hành”, nhưng liệu bạn đã hiểu đúng và đủ định nghĩa của hệ điều hành chưa? Hãy cùng LANIT tìm hiểu về Hệ điều hành từ cơ bản đến chi tiết nhất. Đặc biệt là những loại hệ điều hành trên máy tính/điện thoại, những thiết bị thân quen mà chúng ta đang sử dụng nhé!
1. Hệ điều hành là gì?
Tên tiếng Anh là Operating System (viết tắt: OS) là một phần mềm dùng để điều hành, quản lý phần cứng CPU, RAM, Ổ cứng… và các phần mềm khác của thiết bị điện tử. HĐH nhận nhiệm vụ làm trung gian trong việc giao tiếp giữa người dùng và thiết bị.
Các hệ điều hành được sử dụng thông qua một giao diện chương trình ứng dụng (API), được xác định khi người dùng đưa ra các yêu cầu cho các dịch vụ. Ngoài ra, chúng ta có thể tương tác trực tiếp thông qua giao diện người dùng. Chẳng hạn như giao diện dòng lệnh (CLI) hoặc giao diện người dùng đồ họa (GUI – Graphical User Interface).
1.1 Hệ điều hành trên máy tính
Hệ điều hành trên máy tính là hệ điều hành được thiết kế để sử dụng trên các thiết bị như máy tính để bàn PC hay Laptop mà bạn vẫn hay dùng. Hệ điều hành trên máy tính sử dụng GUI, bạn có thể nhấp chuột vào bất kỳ thứ gì trên giao diện màn hình hiển thị và được mô tả bằng cách kết hợp hình ảnh cùng văn bản.
Tùy vào hệ điều hành mà GUI sẽ có giao diện khác nhau, nhưng các hệ điều hành được thiết kế theo nguyên tắc chung nên không quá khó để chúng ta sử dụng.
1.2 Hệ điều hành thiết bị điện thoại
Hệ điều hành trên thiết bị điện thoại là hệ điều hành được thiết kế với nhu cầu liên lạc, giải trí,… và được áp dụng trên Smartphone hoặc máy tính bảng. Đây là lý do giải thích vì sao loại hệ điều hành này không có đầy đủ chức năng như hệ điều hành dành cho máy tính.
2. Thành phần chính của hệ điều hành
Hệ điều hành được xác định với 3 thành phần chính sau đây:
- Kernel (Phần nhân): Là chương trình lõi của hệ điều hành, được thực thi trước tiên và tồn tại trong bộ nhớ cho đến khi tắt hoạt động của thiết bị (các chương trình còn lại gọi là chương trình ứng dụng). Kernel cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát cơ bản đối với phần cứng của máy tính (Màn hình, chuột, bàn phím,…)
- Control Program (Chương trình kiểm soát): Giúp kiểm soát việc thực thi chương trình và kiểm soát hoạt động của các thiết bị nhập/xuất.
- Resource Allocator (Bộ cấp phát tài nguyên): Đảm nhiệm vai trò quản lý và cấp phát tài nguyên
3. Chức năng chính của hệ điều hành
Để cơ bản và dễ hiểu nhất cho quý bạn đọc, LANIT sẽ chia thành 2 chức năng chính và một số chức năng khác bạn có thể tham khảo thêm:
3. 1 Quản lý tài nguyên chia sẻ
Tài nguyên trong một hệ thống máy tính là hữu hạn. Trong khi đó, người dùng có thể đồng thời yêu cầu nhiều tài nguyên trong các hệ thống đa nhiệm.
Dẫn đến việc các chương trình khác nhau có cách nhập dữ liệu khác nhau sẽ gặp “xung đột/tranh chấp”. Để có được sự điều khiển của CPU và từ đó đưa ra những yêu cầu về dải thông hệ thống vào ra (I/O), bộ nhớ, lưu trữ …
Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng đó, hệ điều hành được phát minh sở hữu cơ chế và chiến lược để quản lý việc phân phối tài nguyên hợp lý nhất, đảm bảo mỗi ứng dụng có được tài nguyên cần thiết trong khi vẫn chạy các ứng dụng khác.
3.2 Quản lý ứng dụng
Hệ điều hành quản lý và kiểm soát các ứng dụng đang chạy trên hệ thống. OS giám sát hệ thống không ngừng nghỉ – không có sự gián đoạn, giúp chúng ta phát hiện lỗi. Từ đó cũng tránh sự cố của hệ thống máy tính hoặc các trường hợp người dùng sử dụng không đúng cách.
3.3 Một số chức năng khác của hệ điều hành
- Process Management – Quản lý quá trình
- Memory Management – Quản lý bộ nhớ
- Storage Management – Quản lý ổ cứng
- Quản lý bộ nhớ ngoài USB, HDD
- Chức năng quản lý hệ thống lưu trữ
4. Các hệ điều hành phổ biến trên điện thoại và máy tính
Tiếp theo hãy cùng LANIT tìm hiểu chi tiết hơn về các hệ điều hành phổ biến trên các thiết bị mà bạn vẫn hay sử dụng nhé!
4.1 Hệ điều hành máy tính
Hệ điều hành Windows
Được Microsoft phát hành đầu tiên vào năm 1980, hệ điều hành Windows đã trải qua rất nhiều phiên bản cho đến nay để ngày càng tiện ích hơn cho người dùng. Phiên bản gần đây nhất là Windows 11 (ra mắt vào 2021) mang đến trải nghiệm giao diện mới với hệ thống icons đẹp mắt, các tính năng thông minh.
Sự luôn luôn đổi mới giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khiến Windows được yêu thích và trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới.
- Ưu điểm: Windows là hệ điều hành phổ biến, dễ sử dụng, được đánh giá cao về tính ổn định và đáp ứng đầy đủ tính năng sử dụng cho công việc cũng như giải trí.
- Nhược điểm: Không phải miễn phí, người dùng muốn sử dụng cần phải mua bản quyền.
Hệ điều hành Linux
Linux là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể sửa đổi, làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này. Linux bằng viết bằng ngôn ngữ C dựa trên hệ điều hành Unix vào năm 1991.
Linus Torvalds – một kỹ sư máy tính người Phần Lan – là người phát minh và khai mở cho sự phát triển của hệ điều hành Linux như ngày nay. Ông đăng tải mã code nguồn miễn phí cho phép bất cứ lập trình viên nào cũng có thể sửa đổi Linux phù hợp với mục đích sử dụng.
Tóm lại, Linux là hệ điều hành tập hợp nhiều phần mềm là máy chủ, ngôn ngữ lập trình và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
- Ưu điểm: Linux không mất phí, người dùng có thể thay đổi thậm chí là phân phối nó. Tính bảo mật của OS này được đánh giá cao và có thể chạy ổn định trên máy tính có cấu hình không cao.
- Nhược điểm: Số lượng người sử dụng không cao, giao diện không bắt mắt, có phần cổ điển.
Hệ điều hành Mac OS
Trước khi biết đến với tên là MacOS, thì hệ điều hành được biết đến rộng rãi là OS X. Apple đã sáng tạo ra MacOS, cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple. MacOS có giao diện người dùng đồ họa (GUI) sử dụng các cửa sổ.
- Ưu điểm: MacOS sở hữu giao diện đẹp, tính bảo mật cao và khả năng tối ưu phần mềm tốt, miễn phí đối với những sản phẩm Apple bán ra.
- Nhược điểm: Số người sử dụng macOS không quá lớn nên có nhiều phần mềm chưa được phát hành cho hệ điều hành này.
4.2 Hệ điều hành dành cho thiết bị di động
Hệ điều hành IOS
iOS được Apple ra mắt vào năm 2007 và là hệ điều hành được sử dụng duy nhất trên các thiết bị di động của Apple.
- Ưu điểm: iOS được đánh giá cao về tính bảo mật, khả năng tối ưu phần mềm và hiệu năng mà khi so với hệ điều hành Android mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình.
- Nhược điểm: iOS là hệ điều hành độc quyền dành Apple dành cho các sản phẩm điện thoại của họ. Bởi vậy, khi sử dụng dòng điện thoại của hãng khác thì đồng nghĩa chúng ta cũng không dùng được iOS. Thêm một vấn đề nữa là hệ điều hành này sở hữu kho ứng dụng nhỏ hơn so với Android.
Hệ điều hành ANDROID
Hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Android Inc thành lập năm 2003 tại Palo Alto, California. Tuy nhiên, sau đó, vào năm 2005, Công ty này đã được Google mua lại.
Android là một hệ điều hành phát triển dựa trên nền tảng Linux. Hệ điều hành này được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính,..
- Ưu điểm: Android là một hệ điều hành mở sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, được đánh giá là khả năng tùy biến cao và dễ dàng đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.
- Nhược điểm: Android có độ bảo mật khá cao nhưng vẫn thấp hơn khi so sánh với iOS.
5. Làm sao biết hệ điều hành trên máy tính là phiên bản nào?
- Cách kiểm tra các phiên bản Windows trên máy tính
Để nhận biết thiết bị của bạn đang chạy phiên bản Windows nào, hãy nhấn tổ hợp phím logo Windows + R, nhập winver trong hộp Mở, sau đó chọn OK.
Cửa sổ nhỏ hiện lên chính là thông tin cơ bản về phiên bản OS mà bạn đang sử dụng.
- Cách kiểm tra các phiên bản Mac OS trên máy tính
Bạn click vào biểu tượng Apple trên menu ở góc trên bên phải của màn hình và sau đó chọn lệnh About This Mac.
Tên của bản phát hành macOS kèm con số phiên bản chính xác của hệ điều hành đã cài đặt sẽ xuất hiện trên tab Overview trong cửa sổ kết quả.
Hình minh họa là phiên bản hệ điều hành macOS High Sierra, phiên bản 10.13. Con số 4 trong 10.13.4 mang ý nghĩa là bản cập nhật bảo mật thứ 4 của phiên bản 10.13.
Thông qua bài viết, LANIT hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và nắm được Hệ điều hành là gì? Cũng như các hệ điều hành phổ biến trên máy tính và điện thoại. Đặc biệt là bạn có thể xác định được bạn đang dùng hệ điều hành nào, phiên bản bao nhiêu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của LANIT!