Firebase là gì? Đánh giá ưu nhược điểm Firebase chi tiết nhất

Firebase là một trong những nền tảng dữ liệu thông minh được rất nhiều lập trình viên hệ thống sử dụng. Firebase mang đến nhiều tính năng ưu việt cùng những ưu nhược điểm nổi bật khi sử dụng. Hôm nay LANIT sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết hơn về Firebase là gì và các điểm cộng trừ mà nền tảng này hiện có. Cùng theo dõi ngay nhé!

Firebase là gì?

Firebase là gì? Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng di động giúp bạn xây dựng, kiểm soát và phát triển Website dễ dàng. Nên tảng sử dụng cơ chế Backend-as-a-Service (BaaS) để cung cấp hàng loạt công cụ và dịch vụ tiện ích để người dùng phát triển ứng dụng chất lượng, gia tăng khách hàng cơ và tạo ra lợi nhuận.

Theo đó, Firebase được liệt vào danh mục phần mềm cơ sở dữ liệu NoSQL chuyên dự trữ Data dưới dạng các tệp tài liệu tương tự JSON.

Firebase là nền tảng hỗ trợ phát triển ứng dụng di động và website thông minh 
Firebase là nền tảng hỗ trợ phát triển ứng dụng di động và website thông minh 

Firebase còn được xem là một dịch vụ cơ sở dữ liệu và được khởi chạy trên nền tảng đám mây Cloud cùng với hệ thống máy chủ Google. Theo đó, Firebase chứa đựng cơ sở dữ liệu lớn giúp đẩy nhanh quá trình viết code website. Nhờ vậy mà bạn có thể tạo ứng dụng và lập trình nó theo cách rất dễ dàng. 

Quan tâm: Application Server là gì? Ưu điểm Và Cách Hoạt Động của Máy Chủ Ứng Dụng

Nguồn gốc hình thành và phát triển của Firebase

Firebase được nghiên cứu và phát triển trên nền tảng Evolve bởi Andrew Lee và James Tamplin. Họ chính là người đã sáng lập ra công ty startup cùng tên vào năm 2011. 

Doanh nghiệp đã cung cấp một API cho nhà phát triển để tích hợp tính năng chat online cho website. Sau đó, họ nhận ra rằng dịch vụ chat được sử dụng để bảo vệ cho các tin nhắn non-chat theo kiểu đồng bộ dữ liệu trong thời gian thực. Vậy nên họ quyết định biến đổi kiến trúc Real-Time từ hệ thống chat. Dẫn đến việc ra đời của Firebase vào năm 2011 và chính thức được khởi chạy vào tháng 4/2012.

Sản phẩm đầu tiên của Firebase là ứng dụng dữ liệu thời gian thực. Là một API được cung cấp cho ứng dụng đồng bộ dữ liệu giữa thiết bị Android, iOS và web. 

Đến năm 2014, Firebase trở thành công ty hàng đầu trong nền tảng Mobile BaaS. Sau khi trở thành một phần của Google vào tháng 10/2014, Firebase có vai trò vô cùng quan trọng trên trang tìm kiếm số 1 toàn cầu.

Firebase được ra đời và phát triển từ năm 2011 đến nay
Firebase được ra đời và phát triển từ năm 2011 đến nay

Tính năng nổi bật của Firebase

Cụ thể các tính năng nổi bật của Firebase là gì? LANIT sẽ bật mí ngay sau đây: 

Realtime Database

Realtime Database là cơ sở dữ liệu NoSQL được Host trên đám mây Firebase. Nó giúp các tổ chức chứa đựng và đồng bộ dữ liệu trong thời gian thực song song với các thiết bị điện tử của họ. Giúp ứng dụng luôn được cập nhật liên tục, kể cả khi người dùng ngoại tuyến. 

Nói dễ hiểu thì Realtime Database sẽ được cung cấp kèm Firebase dưới dạng JSON. Cơ sở dữ liệu này được đồng bộ hóa theo các khung thời gian thực khi có kết nối xảy ra. Nhờ vậy mà mọi dữ liệu lưu trữ bên trong hệ thống được truyền tải một cách thông suốt qua kết nối 2048 bit.

Authentication

Firebase hỗ trợ quá trình xác thực danh tính người dùng thông qua việc sử dụng mật khẩu, số điện thoại, tài khoản mạng Google, Facebook, Twitter và nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt, Firebase Authentication (SDK) còn được sử dụng để tích hợp một hoặc nhiều tùy chọn đăng nhập vào một ứng dụng.

Ngoài việc xác minh thông tin ra, cách xác thực trên Firebase còn giúp bảo vệ tốt mọi thông tin cá nhân của người dùng. Qua đó, phòng tránh hacker đánh cắp thông tin để sử dụng vào các mục đích xấu của mình.

Authentication hỗ trợ người dùng xác thực danh tính nhanh chóng
Authentication hỗ trợ người dùng xác thực danh tính nhanh chóng

Cloud Storage

Cloud Storage là một tính năng cực kỳ hữu ích được đánh giá cao bởi người dùng Firebase. Bởi vì nó cho phép các User lưu trữ dữ liệu và quản lý một cách khoa học tất cả các nội dung mà mình đã sáng tạo. Ví dụ như quản lý các hình ảnh sắc nét, video hấp dẫn và các văn bản được nhập liệu theo mong muốn riêng của từng người,…

Thêm vào đó, Cloud Storage Firebase còn cấp các API để Upload dữ liệu lên Internet hoặc download các file từ ứng dụng về máy tính một cách dễ dàng. Quá trình này không bị gián đoạn kể cả khi đường truyền mạng của bạn đang bị chập chờn. 

Quan tâm: Dịch vụ VPS Stogary tốc độ cao tại LANIT

Test Lab

Firebase Test Lab là dịch vụ Cloud-based cho phép nhà phát triển thử nghiệm ứng dụng trên nhiều ứng dụng với cấu hình khác nhau. Từ đó đảm bảo khả năng hoạt động tốt cho Website trên tất cả các thiết bị và điều kiện mạng kết nối. 

Cloud Firestore

Sau một thời gian nâng cấp nền tảng, Cloud Firestore đã sở hữu riêng cho mình một giao diện trực quan và thân thiện với người dùng. Nó còn được mở rộng nhiều tính năng ưu việt hơn so với Realtime Database trên Firebase.

Cloud Firestore hỗ trợ các User đồng bộ hoá tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên ứng dụng thông minh. Nó thực hiện chức năng này bằng cách cho phép người dùng đăng ký thời gian thực cho hệ thống dữ liệu và hỗ trợ hệ thống làm việc ngoại tuyến để kết nối với Website và cả thiết bị di động.

Hosting

Hosting trên Firebase được áp dụng tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSI được khởi tạo từ mạng CDN. Được biết CDN chính là hệ thống mạng máy chủ hỗ trợ lưu trữ bản sao dữ liệu nằm trong phân mục nội dung tĩnh trên website.

Nhờ có CDN mà người ta có thể truy cập vào các dịch vụ trên trang web một cách nhanh chóng trong khi cài Firebase Hosting. Nó giúp cho quá trình sử dụng dịch vụ không bị gián đoạn để công việc của bạn không bị trì trệ kéo dài.

Firebase có chức năng Hosting cực kỳ ưu việt
Firebase có chức năng Hosting cực kỳ ưu việt

Tham khảo: Mua Chứng chỉ SSL giá rẻ – uy tín tại LANIT

Cloud Functions

Cloud Functions là một tính năng thông minh khác trên Firebase nhằm hỗ trợ người dùng khởi chạy Code Backend tự động. Thông qua quá trình này, các user có thể phục hồi nhanh chóng các sự kiện đã được kích hoạt trước đó bởi Firebase và HTTPS Request.

Thực tế cho thấy HTTPS Request có tính bảo mật khá cao. Quan trọng hơn là nó luôn ghi nhận yêu cầu chuẩn xác và thực hiện theo đó một cách rất chính xác. 

Analytics

Dựa vào Analytics, Firebase có thể phân tích toàn bộ hành vi của người dùng ứng dụng. Nhờ vậy mà bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng trong quá trình truy cập vào website hoặc thiết bị di động. 

Căn cứ vào đây, các lập trình viên có thể đưa ra chiến lược phát triển App phù hợp với thị hiếu người dùng trong tương lai gần. Sản phẩm được ra đời vì vậy mà cũng dễ dàng nhận được sự yêu thích lớn hơn của tất cả mọi người.

Firebase dùng để làm gì?

Chúng ta hãy cùng điểm qua các tính năng ưu việt của Firebase ngay sau đây:

Xây dựng App di động

Cùng với cơ sở dữ liệu khủng, Firebase hỗ trợ lập trình viên xây dựng riêng cho mình một App di động theo cách nhanh chóng nhất. Chi phí phát triển ứng dụng theo đó cũng được giảm thiểu đi rất nhiều.

Thực tế cho thấy Firebase có tính tương thích cao trên rất nhiều nền tảng di động. Vì vậy, bạn có thể sử dụng Firebase để phát triển ứng dụng trên iOS hoặc Android tùy thích mà không gặp phải bất kỳ trở ngại gì. 

Firebase dùng để phát triển ứng dụng di động
Firebase dùng để phát triển ứng dụng di động

Xây dựng ứng dụng cho Website

Firebase còn được sử dụng như là một công cụ xây dựng và phát triển ứng dụng web hiệu quả. Bởi vì nó có sẵn các API có tính hữu dụng cao trong việc khởi tạo App mà không lệ thuộc vào các Backend hay bất kỳ Server nào. 

Save và đồng bộ hóa Data

Firebase có khả năng đồng bộ dữ liệu cao nên các thông tin được lưu trữ trên hệ thống sẽ thường xuyên được sao lưu định kỳ. Trong trường hợp các User sử dụng gói dịch vụ tốn phí, mọi người có thể dùng cấu hình cơ sở dữ liệu thời gian thực để tự động sao lưu các bản ghi của mình.

Điều này mang đến sự chủ động rất cao cho người dùng đồng thời giúp bạn bảo mật được mọi thông tin và dữ liệu theo cách rất an toàn.

Quản lý quá trình truy cập

Theo cơ chế được thiết lập sẵn, Firebase sẽ cung cấp cho User phương pháp quản lý truy cập thông qua các công cụ khác nhau như Email, Google, Facebook và các tài khoản mạng xã hội khác. 

Toàn bộ quá trình quản lý đăng nhập đều được thực hiện chỉ với vài bước xác thực. Nó không chỉ đảm bảo được tính nhanh chóng mà còn đảm bảo được độ bảo mật tốt cho các thông tin được user cung cấp. 

Firebase-la-gi

Phân tích các data cho hệ thống

Ứng dụng tiếp theo phải kể đến của Firebase đó là nền tảng này hỗ trợ phân tích các data rất thông minh. Firebase sẽ tiến hành phân tích dữ liệu được thu thập từ chính hành vi người dùng như: Thói quen truy cập mạng của User, các hành động ngắn trong vòng 30 phút và cả những hành động được lặp đi lặp lại định kỳ.

Dựa vào đó, lập trình viên có thể thống kê số liệu, lập biểu đồ và bảng biểu cho riêng mình. Giúp bạn xây dựng được chiến lược phát triển ứng dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như của thị trường. 

Hosting

Hosting cũng là một tính năng nổi bật của Firebase. Nó cho phép User đơn giản hóa tất cả các thao tác và cơ sở dữ liệu trong quá trình tạo lập website. Bạn sẽ rút ngắn được thời gian thiết lập cấu trúc web và cả công sức xây dựng Backend cho website mới ra đời.

Quan tâm thêm: WordPress Hosting Hiệu suất cao tại LANIT

Đánh giá ưu nhược điểm của Firebase 

Ưu điểm 

Firebase cung cấp đa tính năng miễn phí 
Firebase cung cấp đa tính năng miễn phí 
  • Nền tảng đa tính năng hỗ trợ đắc lực nhiều công việc khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Firebase cho phép User sử dụng miễn phí, tiết kiệm chi phí tạo lập app di động và Website.
  • Firebase có kho Backend đa dạng, phong phú dễ tích hợp vào trong ứng dụng.
  • Cung cấp dịch vụ đa dạng phục vụ nhiều mục đích phát triển web khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn các database Firestore hoặc Realtimes phù hợp với nhu cầu.
  • Nền tảng được cung cấp bởi Google – một trong những cái tên uy tín và chất lượng trong thế giới công nghệ.
  • Firebase giúp người dùng tập trung nhiều hơn vào mã Frontend bằng cách giảm thiểu việc phát triển mã Boilerplate cho Backend sử dụng.
  • Do sở hữu kiến trúc Serverless nên Firebase chỉ bắt buộc người dùng trả tiền theo lệnh yêu cầu. Vì thế User không cần lo lắng khi quản lý hạ tầng máy chủ gây tốn kém.
  • Tính năng Firebase Crashlytics giúp tìm và sửa lỗi Website nhanh chóng. Có thể theo dõi lỗi nghiêm trọng và không nghiêm trọng để gửi đi báo cáo cho người dùng xử lý.

Nhược điểm

Firebase hiện đang bị cấm tại Trung Quốc và một số quốc gia khác
Firebase hiện đang bị cấm tại Trung Quốc và một số quốc gia khác
  • Firebase là một thành phần Subdomain của Google nên nó sẽ bị chặn ở một số quốc gia chống Hoa Kỳ như Trung Quốc.
  • Nền tảng không tích hợp SQL nên quá trình xử lý dữ liệu và di chuyển data sẽ khó khăn hơn.
  • Các lập trình viên phát triển App bằng Firebase sẽ không có quyền truy cập mã nguồn nên sẽ rất khó để chuyển đổi app cho các nhà cung cấp khác.
  • Firebase có thể trở thành lỗ hổng an ninh khiến thông tin bị rò rỉ ra ngoài.
  • Firebase còn cung cấp các gói dịch vụ khá cao so với chi phí dịch vụ của các nền tảng khác, từ 0.026 USD/GB.

Đối tượng nào nên sử dụng Firebase?

Firebase chính là giải pháp lý tưởng dành cho những đối tượng sau:

  • Những ai muốn rút ngắn tối đa thời gian xây dựng và mở rộng quy mô cho ứng dụng tạo lập.
  • Lập trình các app online theo cách đơn giản hóa với nền tảng dữ liệu có khả năng lưu trữ cao hơn bình thường.
  • Người đang tìm kiếm một nền tảng hỗ trợ tạo lập website và ứng dụng di động chạy tốt trên cả Android và iOS với chi phí thấp nhất.
  • Phát triển một website có khả năng hoạt động ổn định với độ bảo mật cao cho riêng mình.
Có nên sử dụng Firebase không còn tùy vào từng trường hợp 
Có nên sử dụng Firebase không còn tùy vào từng trường hợp 

Nó cũng không phù hợp cho các user muốn tạo lập ứng dụng với mục đích chuyển giao cho nhà cung cấp khác sau khi hoàn thành.

Đối với gói dịch vụ có tính phí, bạn cần phải chi trả mức giá được niêm yết dao động tầm 0.026 USD/GB.

Có thể thay thế Firebase bằng các giải pháp nào?

Nếu bạn không muốn sử dụng Firebase, bạn có thể thay thế nó bằng một số giải pháp sau đây:

  • Back4App: Có cơ chế hoạt động giống hệt như Low-Code Backend giúp gia tăng tốc độ phát triển ứng dụng di động.
  • Backendless: Cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn dành cho hệ thống máy chủ đám mây để người dùng thỏa thích lưu trữ dữ liệu của mình.
  • AWS Amplify: Hỗ trợ người dùng phát triển nhanh chóng các ứng dụng AWS Full-Stack, dự án phát triển di động và cả các dự án Front-End khác.
  • Kinvey: Được tích hợp cơ chế vận hành dựa trên Cloud Backend các SDK. Vậy nên nó có khả năng xây dựng và phát triển ứng dụng đa kênh mà không cần thông qua hệ thống máy chủ. 

Kết luận

Như vậy Firebase là gì, có ưu nhược điểm gì và có tính ứng dụng ra sao đã được LANIT giới thiệu rất chi tiết đến tất cả mọi người. Đây quả thật là một nền tảng thông minh đem đến nhiều lợi ích vượt trội cho các lập trình viên muốn xây dựng ứng dụng đa kênh cho riêng mình. Bạn có thể xem xét cài đặt và sử dụng Firebase để thực hiện các công việc của mình.

Chúc bạn thành công!

LANIT JSC

Được thành lập năm 2017, Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông LANIT (LANIT JSC) đã sớm khẳng định được vị trí của mình là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu hàng đầu với chất lượng tốt nhất, cùng chi phí hợp lý nhất.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!