Entry Processes là gì? Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Max Entry Processes

Entry Processes là gì? Đây là một trong những thông số quan trọng trong hosting mà không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng LANIT tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Entry Processes là gì?

Entry Processes là số lượng tiến trình (processes) có thể chạy đồng thời trên hosting của bạn tại một thời điểm. Mỗi khi có một yêu cầu truy cập vào trang web, như mở một trang, tải hình ảnh, hoặc xử lý tập lệnh (script), một tiến trình được tạo ra. Số lượng tiến trình này được tính vào Entry Processes.

Entry Processes là gì?
Entry Processes là gì?

Lợi ích quan trọng của Entry Processes trong hệ thống

Entry Processes đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất, ổn định và bảo mật của hệ thống lưu trữ web:

  • Kiểm soát tài nguyên: Giới hạn Entry Processes giúp ngăn website chiếm quá nhiều tài nguyên trên máy chủ, đặc biệt quan trọng trong môi trường Shared Hosting. Quá trình này đảm bảo hệ thống luôn cân bằng, duy trì hiệu suất cho tất cả các trang web.
  • Đảm bảo hiệu suất: Entry Processes giúp quản lý số lượng tiến trình đồng thời, ngăn chặn tình trạng trang web bị chậm hoặc gặp lỗi. Nhờ đó, website có thể xử lý nhiều yêu cầu mà vẫn đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà.
  • Ngăn chặn quá tải: Bằng cách giới hạn tiến trình, Entry Processes bảo vệ hệ thống khỏi tình trạng quá tải do lưu lượng truy cập đột biến hoặc các cuộc tấn công DDoS. Khi tiến trình đạt mức tối đa, hệ thống từ chối yêu cầu mới để duy trì ổn định.
  • Cảnh báo hiệu suất: Theo dõi Entry Processes giúp nhận biết khi website đạt giới hạn tài nguyên, là dấu hiệu để tối ưu mã nguồn hoặc nâng cấp hosting, giúp ngăn ngừa sự cố và duy trì hiệu suất ổn định.
  • Tối ưu chi phí: Quản lý tốt Entry Processes giúp sử dụng hiệu quả tài nguyên của hosting, tránh nâng cấp không cần thiết và giúp tối ưu hóa chi phí vận hành website.

>>> Tham khảo: Number of Processes Là Gì? Cách Kiểm Tra Thông Số Nhanh

Max Entry Processes là gì? Nguyên nhân & cách xử lý hiệu quả

Max Entry Processes là gì? Khi một người dùng truy cập vào website của bạn, máy chủ sẽ khởi tạo một tiến trình để xử lý yêu cầu đó, chẳng hạn như chạy mã PHP hoặc truy vấn cơ sở dữ liệu. Mỗi tiến trình này chiếm một “slot” trong giới hạn Entry Processes của bạn. Khi quá nhiều người truy cập cùng lúc, website bị quá tải, số tiến trình có thể đạt tới giới hạn gây ra lỗi “508 – Resource Limit Reached” đây gọi là Max Entry Processes.

Max Entry Processes là gì? Nguyên nhân & cách xử lý hiệu quả
Max Entry Processes là gì? Nguyên nhân & cách xử lý hiệu quả

Nguyên nhân phổ biến

Tình trạng Max Entry Processes thường xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Bot spam quá nhiều: Nếu website của bạn là diễn đàn (VBB, PHPBB,…) và bị các bot spam liên tục, điều này sẽ tạo ra nhiều tiến trình đồng thời, dẫn đến Max Entry Processes.
  • Lượng truy cập lớn hoặc chiếm nhiều tài nguyên: Các website về âm nhạc, phim ảnh, hoặc WordPress với nhiều plugin cồng kềnh thường sử dụng nhiều tài nguyên máy chủ, nhất là khi có lưu lượng truy cập cao.
  • Bị tấn công DDoS: Khi website bị tấn công DDoS, một lượng lớn yêu cầu truy cập được gửi đến trong thời gian ngắn, tạo nên số lượng tiến trình quá lớn, gây quá tải Entry Processes.
  • Chạy Cron Job nặng: Nếu website đang chạy các tác vụ lên lịch (Cron Job) phức tạp, như dùng cURL để lấy bài viết hoặc chạy các mã nguồn nặng, sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU và nhanh chóng đẩy số lượng tiến trình lên giới hạn.

Cách khắc phục

Để xử lý các tình trạng này bạn cần làm như sau:

  • Chống bot spam: Đối với các diễn đàn, bật tính năng captcha khi đăng ký tài khoản và gửi bài để ngăn chặn bot và spammer.
  • Tối ưu hóa website: Nếu website của bạn sử dụng WordPress, hãy tối ưu hóa và hạn chế số lượng plugin. Với website về nhạc, phim, không lưu trữ các file media trực tiếp trên hosting mà nên dùng hosting chuyên dụng để lưu trữ.
  • Chống DDoS: Sử dụng các biện pháp chống DDoS như đầu tư phần cứng mạng tốt, triển khai tường lửa ứng dụng web (WAF), sử dụng CDN, tăng băng thông và dung lượng server, phân tán cơ sở hạ tầng, và bảo vệ server DNS.
  • Kiểm tra và tối ưu Cron Job: Kiểm tra các tác vụ lên lịch (Cron Job) trên website để xem chúng có đang tiêu tốn nhiều tài nguyên không. Nếu có, hãy xóa hoặc tối ưu chúng để giảm tải cho máy chủ.

Tham khảo ngay >>> Anti-DDoS là gì? 7 Cách Chống DDoS Cho VPS Hiệu Quả

FAQs (Câu Hỏi Thường Gặp)

Trong phần này, LANIT sẽ giải đáp một số câu hỏi phổ biến nhất mà nhiều người thắc mắc, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về khái niệm Entry Processes là gì nhé!

Sử dụng CDN có giảm Entry Processes không?

Trả lời: Có, CDN giúp phân phối nội dung trên nhiều máy chủ, giảm số lượng truy cập trực tiếp vào máy chủ chính, từ đó giảm số lượng Entry Processes.

Làm thế nào để kiểm tra số lượng Entry Processes trên cPanel?

Trả lời: Đăng nhập vào cPanel, tìm mục Resource Usage để xem số lượng Entry Processes hiện tại và mức giới hạn của nó.

Có nên nâng cấp hosting nếu thường xuyên đạt giới hạn Entry Processes?

Trả lời: Nếu bạn đã thử tối ưu hóa nhưng vẫn thường xuyên chạm giới hạn, thì việc nâng cấp gói hosting lên dịch vụ có giới hạn Entry Processes cao hơn hoặc chuyển sang VPS là giải pháp phù hợp.

VPS LANIT cung cấp môi trường lưu trữ riêng với tài nguyên độc lập
VPS LANIT cung cấp môi trường lưu trữ riêng với tài nguyên độc lập

VPS LANIT cung cấp môi trường lưu trữ riêng với tài nguyên độc lập, không bị giới hạn số lượng Entry Processes như trên các gói Shared Hosting. Với VPS, bạn sẽ có quyền kiểm soát tối đa tài nguyên CPU, RAM, và dung lượng lưu trữ, giúp website hoạt động mượt mà hơn ngay cả khi có lượng truy cập lớn với chi phí tối ưu nhất.

Hãy liên hệ ngay với LANIT để được tư vấn chi tiết về dịch vụ VPS giá rẻ, giúp bạn vượt qua giới hạn Entry Processes và tối ưu hiệu suất cho website!

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về khái niệm Entry Processes là gì, rất hy vọng sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Thường xuyên theo dõi và tối ưu hóa Entry Processes, bạn có thể tránh được tình trạng quá tải, cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu suất của trang web. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ với LANIT để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!