DNSSEC là gì? Vai Trò DNSSEC Trong Hệ Thống DNS

DNSSEC là gì? tại sao nó quan trọng trong hệ thống DNS? Kích hoạt DNSSEC như thế nào? Tất cả sẽ được LANIT chia sẻ chi tiết ở bài viết, cùng theo dõi nhé!

DNSSEC là gì?

DNSSEC viết tắt bởi Domain Name System Security Extensions – có nghĩa là Phần mở rộng bảo mật hệ thống tên miền. Đây là tập hợp các tiêu chuẩn và phương pháp bảo mật để tăng bảo mật cho hệ thống phân giải tên miền DNS. DNSSEC đảm bảo tính bảo mật toàn vẹn cho dữ liệu DNS bằng cách ký điểm dữ liệu DNS với chữ ký số.

DNSSEC là gì? Vai Trò DNSSEC Trong Hệ Thống DNS
DNSSEC là gì

Các dữ liệu được ký điểm sẽ trở nên khó sửa đổi trái pháp luật trong quá trình truyền tải. Điều này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công, làm giả thông tin như cache poisoning và bảo vệ người dùng khỏi bị điều hướng đến trang giả mạo.

DNSSEC là một công nghệ bảo mật quan trọng để cải thiện tính bảo mật của hệ thống DNS và đảm bảo rằng người dùng cuối cùng có thể truy cập các tên miền an toàn và chính xác.

Tham khảo: Dịch vụ Đăng ký thuê tên miền giá rẻ tại LANIT

Lợi ích của DNSSEC trong hệ thống DNS như thế nào?

Vai trò chính của DNSSEC trong hệ thống DNS là tăng cường tính bảo mật trong việc phân giải tên miền DNS. Cụ thể nó mang đến những lợi ích điển hình như:

  • DNSSEC sử dụng chữ ký số để ký điểm dữ liệu DNS để đảm bảo dữ liệu DNS không bị sửa đổi trong quá trình truyền tải từ máy chủ DNS gốc đến máy chủ DNS đích. Từ đó, ngăn chặn được các tình huống tấn công như “cache poisoning,” người dùng bị điều hướng đến trang giả mạo.
  • DNSSEC đem đến khả năng bảo vệ thông tin riêng tư qua chữ ký số để ký điểm thông tin quản lý (zone signing). Người dùng chỉ có thể truy cập dữ liệu DNS từ nguồn tin cậy và không thể thấy được thông tin nhạy cảm.
  • Nhờ việc xác thực dữ liệu DNS, DNSSEC giúp ngăn chặn các cuộc tấn công giả mạo, kẻ tấn công cố gắng lừa dối người dùng bằng cách dẫn họ đến các web giả mạo/web độc hại.
  • Người dùng cuối nhận được IP tên miền chính xác giúp đảm bảo tính an toàn trong các giao dịch trực tuyến.
Lợi ích của DNSSEC trong hệ thống DNS
Lợi ích của DNSSEC trong hệ thống DNS

Cách thức hoạt động của DNSSEC

Mục đích ban đầu của DNSSEC là bảo vệ các Client Internet khỏi dữ liệu DNS giả mạo bằng cách xác minh chữ ký số được nhúng trong dữ liệu. Khi người dùng truy cập tên miền vào trình duyệt, trình phân giải sẽ xác minh chữ ký số. Nếu chữ ký số khớp với chữ ký số đã lưu trong máy chủ DNS thì dữ liệu sẽ được phép truy cập vào Client để thực hiện yêu cầu.

DNSSEC là gì? Vai Trò DNSSEC Trong Hệ Thống DNS
Cách thức hoạt động của DNSSEC

DNSSEC đảm bảo rằng bạn đang liên lạc với trang web mà bạn dự định truy cập. DNSSEC sử dụng hệ thống khóa chung và chữ ký số để xác minh dữ liệu.

Đơn giản là nó sẽ thêm các bản ghi mới vào DNS cùng với các bản ghi hiện có. Những bản ghi mới này được dùng để ký kỹ thuật số một tên miền – mật mã khóa công khai.

Máy chủ đã ký tên có khóa chung và khóa riêng cho từng vùng. Và khi ai đó đưa ra yêu cầu, nó sẽ gửi thông tin được ký bằng khóa riêng của nó, người nhận sẽ mở khóa bằng khóa chung. Nếu bên thứ 3 cố gửi thông tin không đáng tin, thông tin đó sẽ không được mở khóa đúng cách bằng khóa chung nên người nhận sẽ biết thông tin đó là không có thật.

Đọc thêm: DNS 1.1 1.1 là gì? Cấu Hình DNS Trên Windows, MacOS, Linux

DNSSEC sử dụng các loại mã hóa nào để bảo mật dữ liệu DNS?

DNSSEC sử dụng các loại mã hóa khóa công khai để bảo mật dữ liệu DNS, đó là RSA và ECDSA. Cụ thể:

RSA

Đây là hệ thống mã hóa khóa công khai và giải mã được dùng trong DNSSEC. Nó giúp đảm bảo tính bảo mật và toán vẹn của thông tin DNS.

Trong hệ thống RSA, có hai khóa đó là khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key):

  • Khóa riêng tư dùng để tạo chữ ký số cho điểm dữ liệu DNS
  • Khóa công khai dùng để kiểm tra chữ ký số trên máy chủ DNS đích và máy chủ DNS gốc.

ECDSA

ECDSA – Thuật toán mã hóa khóa công khai dựa trên đường cong elliptic. Đây là phương pháp mã hóa hiệu quả và đòi hỏi ít tài nguyên hơn so với RSA. Tuy nhiên, việc triển khai DNSSEC với ECDSA sẽ cần phụ thuộc vào hỗ trợ từ nhà cung cấp tên miền và các phần mềm DNS.

Đây đều là hai loại mã hóa được dùng để ký điểm dữ liệu DNS để đảm bảo thông tin DNS không bị sửa đổi trong quá trình truyền tải từ máy chủ DNS gốc đến máy chủ DNS đích.

Làm thế nào để kiểm tra xem tên miền đã triển khai DNSSEC chưa?

Để kiểm tra xem một tên miền đã triển khai DNSSEC hay chưa, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến hoặc dòng lệnh để kiểm tra chữ ký số trên tên miền.

Cách 1: Sử dụng trình duyệt web:

Mở trình duyệt và truy cập trang DNSSEC Debugger, nhập tên miền bạn muốn kiểm tra và nhấn Enter.

Cách 2: Sử dụng Lệnh:

Trên hệ thống chạy hệ điều hành Linux hoặc macOS, bạn dùng lệnh dig để kiểm tra tên miền DNSSEC.

Trên hệ thống chạy Windows, bạn dùng PowerShell và lệnh Resolve-

DNSSEC có làm tăng độ trễ trong việc phân giải tên miền không?

Có, DNSSEC có thể làm tăng độ trễ trong quá trình phân giải tên miền DNS. Do các bản ghi DNSSEC thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quá trình phân giải tên miền, làm cho mỗi truy vấn DNS trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên, đây là một hiện tượng nhỏ, thường không gây ra sự không chấp nhận với người dùng cuối. Để giảm độ trễ liên quan đến DNSSEC, bạn có thẻ xem xét đến việc cung cấp băng thông đủ rộng và tối ưu máy chủ DNS.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của LANIT về DNSSEC và những thông tin liên quan chi tiết nhất. Qua đó, bạn có thể thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của DNSSEC trong hệ thống tên miền DNS. Đây vẫn được xem là giải pháp công nghệ bảo mật quan trọng để cải thiện tính bảo mật của hệ thống DNS.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!