Botnet là gì?
Botnet là một mạng lưới các máy tính hay thiết bị đã bị nhiễm phần mềm độc hại được điều khiển bởi một hay nhiều người không được ủy quyền. Những máy tính hoặc thiết bị này thường được kiểm soát thông qua phần mềm độc hại mà người tấn công đã cài sẵn mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Botnet được sử dụng nhằm tấn công vào các mạng lưới, phát tán mã độc, thư rác, thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân hoặc các hoạt động tội phạm mạng khác,…Mỗi một botnet có thể gồm hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu máy tính và mỗi thiết bị bị xâm nhập riêng lẻ hay “bot” đóng vai trò như một công cụ tiến hành các tác vụ như phân phối phần mềm độc hại, vi rút và tiến hành các cuộc tấn công DDoS.
DDoS là loại tấn công phổ biến nhất của Botnet, nó có kỹ thuật phức tạp và tác động quy mô lớn, gây ảnh hưởng nguy hiểm cho hệ thống mạng của bạn.
Cách thức hoạt động của tấn công Botnet là gì?
Botnet hoạt động thông qua việc kiểm soát lượng lớn các máy tính hoặc thiết bị khác nhau từ xa trong một mạng lưới. Nó hoạt động thông qua các giao đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Phơi ra:
Ở giai đoạn này, tin tặc sẽ tìm thấy lỗ hổng trong hệ thống của bạn thông qua các hành vi của người dùng, để họ tiếp xúc với phần mềm độc hại. Nó sẽ ngăn chặn người dùng phát hiện hành vi bất thường về việc họ bị phơi nhiễm và nhiễm phần mềm độc hại. Chúng sẽ tập trung khai thác từ các vấn đề bảo mật trong hệ thống ứng dụng của bạn để phát tán mã độc qua emai, download.
Giai đoạn 2: Lây nhiễm và phát triển
Thiết bị của người dùng bị nhiễm phần mềm độc hại đã bị chiếm quyền kiểm soát. Việc lây nhiễm phần mềm độc hại này cho phép tin tặc tạo ra các thiết bị zombie thông qua các kỹ thuật như download web, download plugin, quảng cáo hoặc tệp đính kèm email. Nếu là mạng Botnet tập trung, nó sẽ hướng thiết bị bị lây nhiễm đến máy chủ C&C, hoặc Botnet 2p2, quá trình lây nhiễm ngàng hàng sẽ bắt đầu và các thiết bị zombie tìm cách kết nối với các thiết bị bị nhiễm khác.
Giai đoạn 3: Kích hoạt
Ở giai đoạn này, khi đã lây nhiễn số lượng bot đủ lớn, nó sẽ huy động các cuộc tấn công của mình. Sau đó, các thiết bị zombie sẽ tải xuống bản cập nhật mới nhất từ kênh C&C để nhận đơn đặt hàng. Tiếp đến, các bot sẽ thực hiện theo lệnh và tham gia vào các hoạt động gây hại cho hệ thống.
Tấn công Botnet gây ra các rủi ro như thế nào?
Tấn công Botnet DDoS gây ra các rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điển hình như:
Tấn công Botnet làm gián đoạn dịch vụ:
Khi hệ thống mạng của doanh nghiệp bị tấn công Botnet, hệ thống phải đối mặt với số lượng lớn các yêu cầu cùng lúc, gây quá tải và không thể xử lý dữ liệu. Nó dẫn đến tình trạng trì trệ và ngừng hoạt động. Điều này khiến cho người dùng không thể truy cập ứng dụng/web/tài nguyên mạng như bình thường, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ với dịch vụ của bạn.
Khi thời gian bị gián đoạn dịch vụ dài, khiến cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiệm trọng, làm giảm doanh thu và ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp.
Tiếp quản hệ thống
Khi có Botnet tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp, các máy tính/thiết bị kết nối vào mạng sẽ trở thành một phần của cuộc tấn công Botnet và chiếm quyền điều khiển từ xa. Điều này rất đáng nguy hiểm, hệ thống sẽ không còn nằm trong tay bạn để bạn điều khiển mà đã bị cướp quyền. Các thiết bị trở thành con rối để kẻ xấu lợi dụng vào các mục đích bất hợp pháp. Điều này gây nguy hiểm cho quyền riêng tư, bảo mật và tính toàn vẹn của thông tin, dẫn đến thiệt hại về dữ liệu, uy tín và hoạt động doanh nghiệp.
Gây tổn thất về tài chính
Những cuộc tấn công từ Botnet gây ảnh hưởng đáng kể, gây thất thoát doanh thu, tổn thất tài chính khi phải tốn chi phí để giải quyết và khôi phục trạng thái bình thường của hệ thống. Ngoài ra, điều này cũng gây ra hậu quả giảm uy tín doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Lỗ hổng bảo mật dữ liệu và thông tin
Khi botnet tấn công hệ thống, các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng, các hồ sơ giao dịch, dự án, chiến lược doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị lộ hoặc bị đánh cắp. Kể xấu có thể lợi dụng những thông tin đó để khai thác và sử dụng trái phép, gây hại cho người dùng và khiến họ mất niềm tin vào doanh nghiệp. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cuộc chiến cạnh tranh với đối thủ của mình trên thị trường.
Ngoài ra, việc làm mất dữ liệu khách hàng cũng có thể liên quan đến các vấn đề pháp lý, doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với các hình phạt theo quy định nhà nước về bảo mật dữ liệu và phải bồi thường thiệt lại cho những vi phạm đó.
Cách phòng tránh hoặc bảo vệ hệ thống khỏi tấn công Botnet
Để ngăn ngừa hiệu quả các cuộc tấn công Botnet, bạn có thể áp dụng các cách sau:
- Thiết lập tường lửa và hệ thống phát hiện/ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS): Giúp kiểm soát lưu lượng mạng đi qua một cách nhanh chóng và an toàn. IDS/IPS là hai công nghệ ngăn chặn xâm nhập phổ biến trong hệ thống mạng và bảo mật.
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ ứng dụng web và API ( WAAP): Đem đến các giải pháp nâng cao để bảo vệ hệ thống của bạn khỏi các cuộc tấn công SQL, XSS và API. Nó cũng kiểm soát lưu lượng truy cập và phát hiện hành vi bất thường hiệu quả.
- Sử dụng máy chủ Mạng phân phối nội dung (CDN): giúp giảm gánh nặng cho máy chủ gốc, nâng cao khả năng chịu tải hệ thống, giảm thiếu các cuộc tấn công hệ thống. Đồng thời, giám sát và phân tích lưu lượng mạng, phát hiện và năng chặn các hoạt động đáng ngờ.
- Giám sát lưu lượng mạng để phát hiện các hoạt động đáng ngờ trong hệ thống.
- Luôn cập nhật hệ điều hành máy tính càng sớm càng tốt để tránh kẻ xấu phát hiện các lỗ hổng và xâm nhập bất hợp pháp.
- Không tải xuống tệp đính kèm hay nhấp vào liên kết từ địa chỉ email lạ.
Nói chung, bạn nên có các biện pháp thiết lập an toàn cho hệ thống để hạn chế các cuộc tấn công của kẻ xấu, để tránh gây thất thoát dữ liệu, doanh thu và uy tín của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của LANIT về Botnet là gì? Cách thức hoạt động của Botnet cũng như những nguy cơ mà tấn công này mang đến cho hệ thống mạng của doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ khi mua VPS, liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!