WireGuard là gì?
WireGuard là giao thức mạng ảo mã nguồn mở dùng để cung cấp kết nối an toàn, riêng tư và bảo mật trên Internet. WireGuard VPN được nhiều cá nhân doanh nghiệp lựa chọn bởi tính đơn giản, dễ sử dụng, hiệu suất cao cũng như khả năng bảo mật mạnh mẽ. Nó được xem là giải pháp thay thế cho các giao thức như OpenVPN, IPSec,…
Cách hoạt động của WireGuard Protocol
Giao thức WireGuard VPN hoạt động bằng cách sử dụng công nghệ mã hóa và mã mạng hiện đại để tạo đường hầm mã hóa giữa máy tính và máy chủ VPN. Các công nghệ mã hóa của WireGuard nhấn mạnh cả tốc độ và tính bảo mật. Hầu hết các giao thức VPN sử dụng mã hóa AES-256, WireGuard sử dụng mã hóa xác thực ChaCha20 mới nhất.
Cả hai phương pháp này đều là mã hóa đối xứng, nhưng ChaCha20 có khóa ngắn hơn. Giúp nó nhanh hơn so với AES-256 mà không ảnh hưởng đến tính bảo mật.
Lúc đầu, WireGuard được phát hành cho nhân Linux, có tốc độ và bảo mật tốt. WireGuard hoạt động hoàn toàn trên kernel, nên nó có khả năng kết nối mạng nhanh hơn và an toàn hơn.
Đơn vị WireGuard VPN cung cấp ứng dụng được cài đặt trên thiết bị và cấp cho nhân viên nội bộ công ty quyền truy cập an toàn vào các tài nguyên. Nhân viên chỉ cần đảm bảo rằng họ được kết nối với ứng dụng khách WireGuard trước khi truy cập tài nguyên của công ty, nếu không họ sẽ không đăng nhập được.
Máy chủ WireGuard VPN thiết lập một đường hầm giữa nhân viên và mạng công ty khi đăng nhập thành công. Sau đó, mọi tài nguyên trong mạng được truy cập một cách riêng tư mà không ai có thể lấy thông tin kết nối của nhân viên.
Do WireGuard sử dụng mã hóa khóa chung nên nó ít phức tạp hơn, giảm rủi ro tấn công mạng xâm nhập vào bên trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp.
Ưu điểm – hạn chế của WireGuard VPN
Ưu điểm của WireGuard VPN
WireGuard VPN là giao thức thay thế tốt nhất cho các giao thức truyền thống khác như OpenVPN, IPSec với những ưu điểm nổi bật như:
- Tối ưu hiệu suất, giúp tăng tốc độ kết nối và giảm độ trễ.
- WireGuard có cấu trúc mã nguồn mở đơn giản, dễ dàng triển khai và cấu hình.
- WireGuard sử dụng các giao thức mã hóa mạnh như Curve25519, ChaCha20 và Poly1305 để đảm bảo tính bảo mật cho giao thức.
- Hỗ trợ đa nền tảng và có thể tích hợp với nhiều hệ điều hành và ứng dụng VPN.
Hạn chế của WireGuard VPN
Giao thức VPN này còn tồn tại nhiều hạn chế đi cùng như về quyền riêng tư, khả năng tương thích và mã hóa. Cụ thể:
- Lớp truyền tải UDP giúp WireGuard nhanh hơn nhưng nó lại cho biết bạn đang sử dụng VPN. Nếu bạn muốn kết nối riêng tư, muốn che dấu việc sử dụng VPN thì WireGuard không phải là giải pháp an toàn.
- Không phải tất cả dịch vụ VPN được hỗ trợ hoặc cung cấp trên các nền tảng chính. Vẫn còn hạn chế ở một số hệ điều hành, thiết bị
Quan tâm: Tạo VPN từ VPS Windows và VPS Linux Đơn Giản, Nhanh Chóng
WireGuard Protocol có an toàn không?
WireGuard được đánh giá là giao thức đường hầm an toàn nhất cho đến hiện tại nhờ khả năng bảo mật và an toàn trong việc truyền tải dữ liệu, kết nối riêng tư. Nếu không ảnh hưởng đến máy chủ VPN hoặc thiết bị khách của bạn, kẻ tấn công không thể biết về hoạt động kết nối của bạn. Đặc biệt, do WireGuard sử dụng mà nguồn ngắn gọn, ít phức tạp, ít xảy ra lỗi nên nó đảm bảo sự an toàn tổng thể cho bạn.
WireGuard VPN được thiết kế với mục tiêu cung cấp tính an toàn và bảo mật cho việc truyền tải dữ liệu trên mạng. Nó sử dụng các công nghệ mã hóa mạnh mẽ và thiết kế bảo mật để đảm bảo tính riêng tư và tính bảo mật của thông tin truyền qua kết nối. Nhưng để đảm bảo tính an toàn, bạn cần cấu hình và triển khai nó đúng cách.
Hướng dẫn cài đặt WireGuard trên Ubuntu 22.04
Sau đây là các bước để bạn cài đặt WireGuard trên Ubuntu 22.04 nhanh chóng
Bước 1: Trước tiên, bạn cần cập nhật hệ thống lên bản mới nhất với lệnh sau:
sudo apt update && sudo apt upgrade -y
Bước 2: Cài đặt Wireguard VPN với 1 lệnh duy nhất :
wget https://git.io/wireguard -O wireguard-install.sh && bash wireguard-install.sh
Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu như hình dưới đây:
Bước 4: Sau khi điền thông tin xong, bạn nhấn phím bất kì để setup.
Bước 5: Lấy file config về để sử dụng và chạy lệnh sau:
cat “vị trí lưu file config”
Ví Dụ: cat /root/lanit.conf
Bước 6: Cách Sử dụng ứng dụng WireGuard:
Nếu chưa có WireGuard: bạn có thể tải Wireguard trực tiếp từ trang chính thức tại https://www.wireguard.com/install/
- Mở ứng dụng WireGuard và nhấn vào mũi tên cạnh Add Tunnel => chọn Add empty tunnel…
- Làm theo hướng dẫn như hình và nhấn Save:
- Nhấn Activate (Kích hoạt) hoặc Deactivate (Ngừng kích hoạt)
So sánh WireGuard với các giao thức OpenVPN, IPSec/IKEv2
So sánh sự khác nhau giữa WireGuard và OpenVPN
WireGuard và OpenVPN đều là 2 giao thức mạng ảo VPN dùng để thiết lập kết nối an toàn trên internet. Chúng ta cùng đi tìm hiểu các điểm khác biệt của hai giao thức này dựa vào các tiêu chí về mã nguồn, hiệu suất, cấu hình, bảo mật,…
Về mã nguồn: WireGuard sử dụng mã nguồn đơn giản, ít phức tạp hơn so với OpenVPN, nên nó dễ kiểm tra và duy trình, mang lại hiệu suất cao. Trong khi đó OpenVPN có tính phức tạp hơn và được tích hợp nhiều tính năng mở rộng.
Về hiệu suất: WireGuard thường có hiệu suất cao hơn so với OpenVPN do có overhead thấp và khả năng xử lý băng thông lớn. Ngược lại, OpenVPN có overhead lớn hơn và khả năng xử lý băng thông thấp hơn so với WireGuard, ảnh hưởng đến hiệu suất.
Về Cấu hình: Cấu hình WireGuard đơn giản hơn so với OpenVPN, yêu cầu ít thông số cấu hình và dễ dàng triển khai. Còn cấu hình OpenVPN phức tạp hơn, nhất là trong môi trường có nhiều máy chủ và người dùng.
Về bảo mật: WireGuard sử dụng cơ chế mã hóa mạnh mẽ như Curve25519 để đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu. OpenVPN cũng cung cấp bảo mật mạnh mẽ nhưng việc cấu hình và quản lý khóa có thể gây khó khăn.
So sánh sự khác nhau giữa WireGuard và IPSec/IKEv2
IPSec và IKEv2 cũng là các giao thức mạng ảo (VPN) được sử dụng để thiết lập kết nối an toàn trên internet. Chúng ta cùng đi so sánh các tiêu chí tương tự như trên:
- Về mã nguồn: IPSec và IKEv2 đều có mã nguồn phức tạp hơn WireGuard và tích hợp nhiều tính năng mở rộng, làm cho chúng có thể phức tạp trong việc cấu hình và quản lý.
- Hiệu suất: IPSec và IKEv2 có nhiều lớp mã hóa và giải mã dữ liệu, chúng làm tăng overhead và ảnh hưởng đến hiệu suất.
- Về cấu hình: Cấu hình IPSec và IKEv2 phức tạp hơn WireGuard, đặc biệt là trong môi trường có nhiều máy chủ và người dùng.
- Về bảo mật: IPSec/IKEv2 cũng cung cấp bảo mật mạnh mẽ, nhưng việc cấu hình chính xác và quản lý khóa có thể gây khó khăn.
Mỗi giao thức VPN đều có điểm mạnh – yếu khác nhau, bạn cần cân nhắc theo nhu cầu của doanh nghiệp để lựa chọn loại giao thức VPN phù hợp.
Đọc thêm: WLAN là gì? Mạng WLAN Có An Toàn Không? Lợi Ích Mạng WLAN
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về WireGuard – giao thức VPN được nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần dựa vào nhu cầu của mình để lựa chọn loại VPN thích hợp đảm bảo kết nối an toàn trên không gian Internet.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ VPS – dịch vụ lưu trữ đám mây được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn hiện nay tại LANIT, liên hệ ngay để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.