VPN Site to Site là gì? So sánh VPN Site to Site & VPN Client to Site

VPN Site to Site là loại kết nối VPN an toàn giữa hai hay nhiều mạng, giúp mọi người kết nối với nhau làm việc từ xa hiệu quả. Cùng LANIT tìm hiểu thêm về loại kết nối VPN này ở bài viết dưới đây nhé!

VPN Site to Site là gì?

VPN Site to Site là một loại kết nối VPN sử dụng để kết nối 2 hay nhiều mạng riêng với nhau thông qua liên kết mã hóa an toàn và bảo mật. Kết nối này cho phép các nhân viên ở các vị trí khác nhau chia sẻ tài nguyên và thông tin an toàn. VPN site-to-site được sử dụng phổ biến tại các tổ chức lớn, cơ quan chính phủ hoặc đơn vị có nhiều chi nhánh, văn phòng sử dụng.

VPN Site to Site là gì? So sánh VPN Site to Site & VPN Client to Site
VPN Site to Site là gì?

Cách thức hoạt động của VPN Site to Site

Giao thức VPN Site-to-Site sẽ cung cấp quyền truy cập từ mạng này sang mạng khác qua Internet bằng cách tạo ra một đường hầm đã được mã hóa an toàn, nằm ở các địa điểm khác nhau. Đường hầm này hoạt động như một liên kết trực tiếp và dữ liệu sẽ được truyền qua đường hầm một cách an toàn, riêng tư và ẩn danh.

VPN sử dụng bảng định tuyến để định hướng gói dữ liệu theo đường dẫn trong đường hầm. Sau đó, đường hầm dựa vào giao thức mã hóa để đảm bảo dữ liệu không bị hạn chế hoặc đọc bởi tin tặc hay các bên thứ 3 khác.

Quá trình này bao gồm việc thiết lập cổng ở mỗi đầu mạng, kết nối toàn bộ mạng thay vì từng Client và VPN Server. Cổng này quản lý mã hóa và giải mã dữ liệu khi nó vào – ra khỏi đường hầm. Dữ liệu đi qua đường hầm trở nên khó đọc với người khác và khi đến đích, nó sẽ được giải mãi.

Việc kết nối an toàn giúp bảo toàn thông tin một cách liền mạch giữa các mạng, tài nguyên có thể được chia sẻ như cách nó cùng nằm trên một mạng cục bộ.

Ưu điểm – hạn chế của VPN Site to Site

Ưu điểm của giao thức VPN Site-to-Site

VPN site-to-site là giao thức mạnh mẽ với nhiều ưu điểm, lợi ích nổi bật như:

  • Tăng cường bảo mật dữ liệu: VPN Site to Site thiết lập kết nối an toàn giữa các mạng bằng mã hóa, bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép, đảm bảo thông tin nhạy cảm được bảo mật trong quá trình di chuyển giữa các cổng. Cho phép các tổ chức cung cấp quyền truy cập vào mạng nội bộ khi làm việc từ xa cho nhân viên, hỗ trợ tính liên tục và giảm thời gian ngừng hoạt động trong trường hợp khẩn cấp.
  • Chia sẻ tài nguyên hợp lý: Cho phép nhân viên ở nhiều địa điểm khác nhau giao tiếp, chia sẻ tài nguyên và truy cập dữ liệu an toàn mà không cần tiếp xúc trực tiếp.
  • Tối ưu chi phí: Khả năng sử dụng Internet công cộng như một đường dẫn để kết nối nhiều mạng giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm nhu cầu sử dụng các gói mạng chuyên dụng tốn kém chi phí. Với các tổ chức muốn kết nối nhiều site mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thức VPN site to site cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn ban đầu.
  • Triển khai nhanh chóng: VPN site-to-site cung cấp khả năng triển khai nhanh khi bắt đầu, giúp các doanh nghiệp dễ dàng thêm các site mới vào mạng. Đảm bảo tính linh hoạt cho các doanh nghiệp khi họ có nhu cầu phát triển nhanh hoặc cần thiết lập site tạm thời.
  • Dễ quản lý: Các văn phòng của tổ chức hoạt động như một phần của một mạng nội bộ lớn hơn, giúp đơn giản hóa việc quản lý và giám sát các kết nối trong cùng một mạng.

Hạn chế của giao thức VPN site-to-site

  • Hạn chế về khả năng mở rộng: Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập và quản lý nhiều kết nối VPN. Khi tổ chức phát triển, VPN site-to-site có thể kém hiệu quả về hiệu suất mạng.
  • Yêu cầu phần cứng và cấu hình thức tạp: VPN Site to Site thường yêu cầu các thiết bị phần cứng chuyên dụng như router hoặc firewall hỗ trợ VPN, làm tăng chi phí triển khai và bảo trì. Việc cấu hình và quản lý liên tục các cổng và đường hầm cũng đòi hỏi người làm cần có kỹ năng chuyên môn.
  • Hiệu suất phụ thuộc vào chất lượng kết nối internet tại các văn phòng, và các văn phòng xa nhau về địa lý sẽ có độ trễ trong việc truyền dữ liệu.
  • Tích hợp đám mây bị hạn chế: Nhu cầu chuyển dịch lên đám mây ngày càng lớn và mô hình VPN Site to site có thể không cung cấp đường dẫn trực tiếp và hiệu quả đến các tài nguyên đám mây, gây hạn chế trong quy trình làm việc hiện đại tập trung vào đám mây.
  • Sự phụ thuộc vào môi trường tĩnh: Giao thức này không hoàn hảo trong môi trường làm việc năng động hoặc từ xa, người dùng có thể không hoạt động liên tục từ các vị trí tĩnh.

VPN Site to Site có an toàn không?

VPN Site to site được coi là cách kết nối mạng nội bộ an toàn nhưng mức độ bảo mật của nó còn phù thuộc vào các yếu tố như giao thức, cấu hình bảo mật, chất lượng thiết bị mạng. Cụ thể chúng ta sẽ xem từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào nhé:

VPN Site to Site có an toàn không?
VPN Site to Site có an toàn không?

Về giao thức VPN: VPN site to site sử dụng các giao thức phổ biến như IPSec, OpenVPN, L2TP/IPsec. Đây đều là những giao thức cung cấp mã hóa mạnh mẽ và an toàn cho dữ liệu truyền của bạn, chống lại các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài.

Về mức độ mã hóa dữ liệu: Nếu kết nối sử dụng mã hóa mạnh mẽ điển hình như AES-256, dữ liệu truyền sẽ được bảo vệ tốt khỏi các cuộc tấn công mạng, sự dòm ngó của các bên khác.

Về chất lượng thiết bị mạng và phần mềm: Các thiết bị VPN như Router hoặc Firewall phải được cập nhật thường xuyên để vá các lỗ hổng bảo mật, tránh sử dụng các thiết bị cũ hoặc không cập nhật được gây ra các rủi ro về an ninh mạng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tường lửa cũng cần được cấu hình đúng cách để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hiệu quả.

Cơ chế xác thực và quản lý quyền truy cập: Doanh nghiệp nên lựa chọn các cơ chế xác thực mạnh cho kết nối VPN Site to site như chứng chỉ số, khóa để đảm bảo chỉ các thiết bị được ủy quyền mới được kết nối vào mạng. Đồng thời, kiểm soát và phân quyền truy cập cho người dùng chặt chẽ, hợp lý.

Như vậy, để VPN Site to site đảm bảo an toàn mức độ cao, doanh nghiệp cần cẩn thận triển khai đúng cách, sử dụng giao thức và tiêu chuẩn mã hóa mạnh mẽ, hiện đại cùng với kiểm soát và quản lý bảo mật thường xuyên. Như vậy mới đảm bảo được an toàn cho các kết nối trong nội bộ doanh nghiệp.

So sánh giữa VPN Site to Site và VPN Client to Site

VPN Client to Site là giao thức kết nối VPN cho phép người dùng kết nối đến mối mạng riêng từ xa thông qua một máy chủ VPN. VPN Client to site giúp bảo mật dữ liệu và tài nguyên mạng nội bộ khi người dùng truy cập từ xa, ngay cả khi họ sử dụng mạng công cộng không an toàn. Giúp giảm rủi ro về tấn công mạng.

So sánh hai giữa VPN Site to Site và VPN Client to Site
VPN Client to Site là gì?

Chúng ta cùng đi so sánh các đặc điểm giữa hai hình thức kết nối VPN là VPN Site to Site và VPN Client to Site ngay dưới đây nhé!

Tiêu chíVPN Site to SiteVPN Client to Site
Mục đíchKết nối mạng nội bộ giữa các văn phòng hoặc chi nhánh ở nhiều vị trí khác nhau.Kết nối cá nhân hoặc thiết bị từ xa đến mạng nội bộ của tổ chức
Đối tượngDoanh nghiệp có nhiều văn phòng/chi nhánh cần kết nối với nhauNhân viên hoặc người dùng cần truy cập từ xa vào mạng nội bộ
Bảo mậtBảo mật tốt, nhưng phụ thuộc vào việc cấu hình và thiết bị cổng VPNBảo mật dựa vào giao thức VPN và xác thực người dùng, an toàn khi sử dụng giao thức có mức độ mã hóa mạnh mẽ
Cấu hìnhPhức tạp, yêu cầu cấu hình tại các điểm khác nhauĐơn giản vì chỉ cần cài đặt và cấu hình VPN Client trên thiết bị cá nhân
Khả năng mở rộngKhó mở rộng khi có nhiều văn phòng/chi nhánhDễ mở rộng vì chỉ cần thêm người dùng vào mạng
Hiệu suấtHiệu suất tốt cho các kết nối giữa các văn phòng cố định và phụ thuộc vào tốc độ Internet ở các điểm văn phòngPhụ thuộc vào tốc độ Internet của từng người dùng từ xa
Kết nối tự độngDuy trì kết nối liên tục giữa các mạng nội bộ ở các vị trí văn phòng khác nhauKết nối được thiết lập khi người dùng yêu cầu và duy trì trong thời gian kết nối.  
Sử dụng cho người dùng di độngKhông linh hoạt cho người dùng di độngLinh hoạt cho người dùng di động.
Bảo trì và quản lýCần bảo trì nhiều hơn do tính phức tạp khi kết nối nhiều mạngDễ bảo trì do chỉ quản lý máy chủ VPN và phần mềm trên thiết bị người dùng.

Kết luận

Trên đây, LANIT đã chia sẻ về loại kết nối VPN phổ biến dành cho các doanh nghiệp/tổ chức có nhiều chi nhánh văn phòng ở nhiều địa điểm khác nhau – VPN Site to Site. Cùng với đó là các thông tin về ưu điểm, hạn chế và điểm khác nhau khi so sánh với mô hình kết nối VPN Client to Site. Nếu bạn còn thắc mắc nào hoặc cần tư vấn khi thuê máy chủ ảo, liên hệ ngay LANIT nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!