Tower Server là gì? Đặc điểm, lợi ích và cách chọn Tower Server phù hợp

Tìm hiểu Tower Server là gì? Đặc điểm nổi bật, lợi ích và lưu ý khi lựa chọn Tower Server cho doanh nghiệp của bạn. LANIT sẽ chia sẻ thông tin chi tiết giúp bạn đưa ra lựa chọn thông minh nhất.

Tower Server hay máy chủ tháp là một dạng máy chủ truyền thống nhất có thiết kế dạng đứng. Đây là phần cứng bao bên ngoài máy chủ như một thiết bị bảo vệ các phần cứng khác bên trong.

Máy chủ tháp là loại máy chủ độc lập, được thiết kế để sử dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc các văn phòng. Tower Server thường được sử dụng khi có nhu cầu lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng và thực hiện các chức năng mạng cơ bản. Đặc biệt không yêu cầu các hệ thống phức tạp như các trung tâm dữ liệu lớn.

Tower Server là gì?
Tower Server là gì?

Tower Server thường được thiết kế để phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và văn phòng có nhu cầu máy chủ cơ bản. Dưới đây là các đặc điểm kỹ thuật thường thấy của Tower Server:

  • Hỗ trợ bộ xử lý từ 1 đến 2 CPU (ví dụ: Intel Xeon hoặc AMD EPYC).
  • Tốc độ xung nhịp: Thường từ 2.0 GHz đến 3.5 GHz hoặc cao hơn tùy thuộc vào dòng CPU.
  • Lõi: Có thể từ 4 đến 64 lõi, tùy thuộc vào mô hình và yêu cầu xử lý công việc.
  • Dung lượng RAM: Từ 8GB lên đến 1TB hoặc hơn, thường sử dụng RAM ECC để tăng tính ổn định và độ tin cậy.
  • Số khe cắm RAM: Thường từ 4 đến 16 khe DIMM, tùy thuộc vào mẫu máy và nhà sản xuất.
  • Tốc độ RAM: Từ 2133 MHz đến 3200 MHz hoặc cao hơn, tuỳ thuộc vào cấu hình.
  • Khe ổ cứng: Hỗ trợ từ 2 đến 8 hoặc nhiều hơn các khe cắm ổ cứng 3.5 inch hoặc 2.5 inch.
  • Loại ổ cứng: Hỗ trợ ổ HDD, SSD và đôi khi có thể hỗ trợ NVMe SSD cho tốc độ truy xuất nhanh.
  • Khả năng RAID: Hỗ trợ các cấu hình RAID (RAID 0, 1, 5, 6, 10, etc.) để tăng cường tính bảo mật và hiệu suất lưu trữ.
  • Khe PCIe: Từ 2 đến 6 khe cắm PCIe để cài đặt card đồ họa, card RAID, card mạng, và các card mở rộng khác.
  • Khe cắm mở rộng: Kết nối với các linh kiện khác như card mạng tốc độ cao, card đồ họa chuyên dụng hoặc các thiết bị ngoại vi khác.
  • Cổng USB: Thường có từ 6 đến 10 cổng USB (USB 3.0, USB 3.1 hoặc USB-C).
  • Cổng mạng: Tối thiểu 1 cổng Ethernet, thường là Gigabit hoặc 10GbE tùy thuộc vào yêu cầu.
  • Cổng VGA/HDMI/DisplayPort: Cung cấp kết nối màn hình cho việc cấu hình ban đầu và giám sát.
  • Công suất nguồn: Từ 500W đến 1200W hoặc cao hơn, tùy thuộc vào yêu cầu phần cứng.
  • Khả năng dự phòng: Một số Tower Server hỗ trợ nguồn dự phòng, giúp tăng tính ổn định cho các doanh nghiệp yêu cầu thời gian hoạt động liên tục.

Đọc thêm: Quản Trị Server là gì? TOP 4 Phần Mềm Quản Lý Server tốt nhất

Là máy chủ thiết kế truyền thống phổ biến nên Tower Server có rất nhiều lợi ích đáng kể như:

  • Thiết kế nhỏ gọn: Với thiết kế thẳng đứng và kích thước tương đương một thùng máy tính để bàn, Tower Server dễ dàng đặt trong văn phòng hoặc các không gian làm việc mà không cần không gian tủ rack chuyên dụng.
  • Khả năng nâng cấp: Tower Server thường có khả năng mở rộng tốt. Người dùng có thể dễ dàng thêm ổ cứng, RAM và các linh kiện khác để nâng cao hiệu suất, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
  • Làm mát: Thường được trang bị hệ thống quạt làm mát riêng và không yêu cầu hệ thống làm mát phức tạp. Đây là một lợi thế khi sử dụng ở các môi trường văn phòng không có hệ thống làm mát đặc biệt.
  • Hoạt động êm ái: So với các loại máy chủ khác, Tower Server có xu hướng hoạt động êm ái hơn, ít tiếng ồn hơn. Dễ dàng đặt tại văn phòng làm việc mà không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
  • Hiệu năng và độ tin cậy: Mặc dù không mạnh mẽ như các loại máy chủ rack hoặc blade, Tower Server vẫn có khả năng xử lý tốt các tác vụ cơ bản như lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng, và cung cấp các dịch vụ mạng.
Lợi ích khi sử dụng Tower Server
Lợi ích khi sử dụng Tower Server

Bên cạnh đó Tower Server vẫn còn một số nhược điểm như:

  • Cồng kềnh với khối lượng lớn khó di chuyển
  • Cáp và hệ thống dây phức tạp
  • Không hiệu quả đáng kể đối với các trung tâm dữ liệu lớn do không tối ưu về quản lý, không gian.

Phổ biến nhất hiện nay là Tower Server và Rạck Server. Dưới đây là bảng so sánh cho biết điểm khác biệt giữa Rack Server và Tower Server là gì:

Tiêu chíTower ServerRack Server
Thiết kếDạng tháp đứng, giống máy tính để bàn, tiết kiệm không gian cho văn phòng nhỏ. Kích thước lớn, cồng kềnh, không phù hợp xếp chồng.Thiết kế dạng khay đặt trong tủ rack 19-inch, tiết kiệm diện tích trong trung tâm dữ liệu. Các kích thước phổ biến: 1U, 2U, 4U. Thiết kế mỏng, xếp chồng dễ dàng.
Độ linh hoạtCó thể đặt ở bất kỳ đâu, không cần tủ rack chuyên dụng.Cần tủ rack để sắp xếp, dễ dàng quản lý trong trung tâm dữ liệu lớn.
Khả năng mở rộngHạn chế về khả năng mở rộng vì kích thước cồng kềnh và thiết kế không tối ưu cho việc thêm nhiều máy.Dễ dàng mở rộng khi cần thêm thiết bị. Chỉ cần thêm các rack server vào tủ rack.
Công suất làm mátLàm mát bằng quạt tiêu chuẩn, thường đủ dùng cho các cấu hình cơ bản.Cần hệ thống làm mát phức tạp hơn, nhưng được tối ưu cho các môi trường nhiều server.
Chi phí đầu tưChi phí thấp hơn, phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và văn phòng.Chi phí cao hơn do yêu cầu tủ rack và hệ thống làm mát chuyên dụng.
Độ ồnThường yên tĩnh hơn, phù hợp để sử dụng trong môi trường văn phòng.Thường ồn hơn, thích hợp cho trung tâm dữ liệu hoặc các không gian riêng biệt.
Hiệu năngPhù hợp với hiệu năng cơ bản và trung bình.  Tối ưu cho hiệu năng cao, có thể hỗ trợ các ứng dụng yêu cầu xử lý phức tạp.
Bảo trìDễ dàng bảo trì và không cần tháo rời khỏi tủ rack.Khó bảo trì hơn, cần tháo ra khỏi rack hoặc có không gian đủ để tiếp cận.
Ứng dụng phổ biếnPhù hợp cho văn phòng nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Phù hợp cho trung tâm dữ liệu, các tổ chức lớn, hoặc các môi trường yêu cầu mật độ máy chủ cao.
Nguồn điệnThường chỉ có một nguồn điện, nhưng một số mô hình hỗ trợ nguồn dự phòng.Hầu hết hỗ trợ nguồn dự phòng, đảm bảo khả năng liên tục hoạt động.
So sánh Tower Server và Rack Server
So sánh Tower Server và Rack Server

Đọc thêm: RAM Server là gì? Cấu trúc và nguyên lý hoạt động

Chọn Tower Server cho doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích. Tower Server thường có giá thấp hơn so với các loại server khác như Rack Server hoặc Blade Server. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, đặc biệt đối với doanh nghiệp mới hoặc ngân sách hạn chế. Tower Server không yêu cầu tủ rack chuyên dụng, giúp tiết kiệm không gian và giảm phức tạp trong việc thiết lập hệ thống. Bạn chỉ cần một vị trí phù hợp trong văn phòng và cắm điện là có thể sử dụng.

Tower Server là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, văn phòng cần máy chủ đơn giản, chi phí hợp lý và dễ triển khai. Đối với các nhu cầu về lưu trữ, xử lý dữ liệu, và bảo mật cơ bản, Tower Server mang lại hiệu quả cao. Tháp máy chủ đáp ứng được các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng.

Tại sao doanh nghiệp nên chọn Tower Server?
Tại sao doanh nghiệp nên chọn Tower Server?

Trước khi lựa chọn mua hoặc thuê Tower Server người dùng cần đảm bảo Tower Server đáp ứng tối thiểu những điều sau:

  • Chọn CPU hiệu năng phù hợp. Intel Xeon hoặc AMD EPYC phổ thông phù hợp cho nhu cầu cơ bản. Còn CPU đa nhân với tốc độ cao hơn dành cho ảo hóa và xử lý dữ liệu phức tạp.
  • Cần hệ thống quạt và khe tản nhiệt đủ mạnh. Trong môi trường nóng, cân nhắc nâng cấp thêm quạt.
  • RAM tối thiểu 8GB, có thể mở rộng lên 32GB. Chọn RAM ECC để giảm lỗi hệ thống, tăng ổn định và đảm bảo an toàn dữ liệu.
  • Có ít nhất một cổng mạng Gigabit Ethernet, nhiều cổng USB, SATA, và khe PCIe để mở rộng thêm thiết bị.
  • Chọn máy chủ có tính năng bảo mật như Secure Boot, TPM, và hỗ trợ sao lưu
  • Nguồn điện tối thiểu 500W, có nguồn dự phòng hoặc nguồn kép để đảm bảo hoạt động liên tục.
  • Đảm bảo tương thích với các hệ điều hành phổ biến và hỗ trợ quản lý từ xa như iLO hoặc iDRAC.

Đọc thêm: Doanh nghiệp nên mua hay thuê máy chủ vật lý? 

Với những chia sẻ trên, LANIT hy vọng các bạn đã hiểu Tower Server là gì? Những đặc điểm nổi bật, sự khác biệt giữa Tower Server và Rack Server. Đặc biệt chú ý những yêu cầu tối thiểu khi chọn lựa Tower Server. LANIT chúc bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng!

Bạn có thể tham khảo LANIT – nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ an toàn và tin cậy, hỗ trợ quản lý dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Dịch vụ cho thuê Server tại LANIT đáp ứng nhu cầu lưu trữ lớn, quản lý CNTT, xây dựng hệ thống website, email, ứng dụng làm việc từ xa, quản lý cơ sở dữ liệu và nhiều hơn nữa.

Liên hệ tới LANIT tại:

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!