NGFW là gì? So Sánh Tường Lửa NGFW với WAF Chi Tiết

WAF là gì? NGFW là gì? NGFW với WAF khác nhau như thế nào? Bài viết này chúng ta cùng đi so sánh chi tiết giữa NGFW với WAF. Theo dõi bài viết ngay nhé!

Các giải pháp bảo vệ mạng là giải pháp cấp bách và không thể thiếu hiện nay để bảo vệ thông tin quan trọng, đảm bảo tính sẵn sàng, liên tục, tuân thủ pháp lý, xây dựng lòng tin của khách hàng khi môi trường mạng ngày càng phức tạp như hiện nay.

NGFW là gì? So Sánh Tường Lửa NGFW với WAF Chi Tiết
Vai trò của bảo mật trong môi trường mạng

Các giải pháp về tường lửa firewall được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn điển hình như WAF và NGFW. Đây là hai phần mềm được sử dụng để bảo vệ mạng máy tính và các tài nguyên doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công mạng, các mối đe dọa về bảo mật hiện nay.

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hai giải pháp bảo mật ngay dưới đây nhé!

Đọc thêm: Đổi Port Remote Desktop và mở Port Firewall trên Windows

Khái niệm của WAF và NGFW

NGFW là gì?

NGFW viết tắt bởi Next-Generation Firewall – Là thiết bị bảo mật/phần mềm chuyên dụng dùng để bảo vệ mạng máy tính và các tài nguyên máy chủ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa trực tuyến. Kết hợp với tính năng firewall truyền thống, NGFW có các tính năng bảo mật hiện đại như kiểm tra ứng dụng, kiểm tra nội dung, phân tích giao thức, và quản lý quy tắc bảo mật thông minh. Nó còn có khả năng phát hiện và ngăn chặn các tấn công mạng, quản lý quyền truy cập, và kiểm soát lưu lượng mạng.

So sánh WAF với NGFW chi tiết
NGFW là gì

WAF là gì?

WAF viết tắt bởi Web Application Firewall – Đây là công cụ bảo mật dùng để bảo vệ ứng dụng web khỏi các loại tấn công web phức tạp. WAF hoạt động tại tầng 7 (tầng ứng dụng) trong mô hình OSI và theo dõi, lọc và kiểm soát lưu lượng truy cập vào ứng dụng web. Nó có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công như SQL injection, cross-site scripting (XSS), CSRF và nhiều loại tấn công khác ảnh hưởng đến ứng dụng web. WAF giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân của người dùng khi họ tương tác với web của tổ chức.

Cả WAF và NGFW này đều giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạng và ứng dụng khỏi các mối đe dọa và tấn công mạng trực tuyến. Tuy nhiên, mỗi phần mềm sẽ có những khía cạnh khác nhau trong việc bảo mật và sử dụng cho từng tình huống khác nhau trong tổ chức, mạng máy chủ. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng theo dõi tiếp bài phân tích về sự khác nhau giữa WAF và NGFW ngay sau đây nhé!

So sánh WAF với NGFW chi tiết

Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai tường lửa NGFW và WAF hãy so sánh chúng dựa trên một số yếu tố về mục tiêu bảo mật, vị trí triển khai, tính năng,… Cụ thể:

So Sanh Tuong Lua Ngfw Va Waf
So sánh WAF với NGFW chi tiết

Mục tiêu bảo mật:

NGFW: Tập trung vào bảo vệ toàn bộ mạng và hệ thống máy tính của tổ chức khỏi các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài. NGFW giúp kiểm soát lưu lượng mạng, quản lý quyền truy cập và kiểm tra nội dung nhằm phát hiện mã độc và tấn công.

WAF: Tập trung bảo vệ web khỏi các cuộc tấn công phức tạp như SQL injection, cross-site scripting (XSS), và cross-site request forgery (CSRF). WAF kiểm tra và theo dõi các yêu cầu và phản hồi của ứng dụng web để phát hiện và ngăn chặn các tấn công.

Vị trí triển khai:

NGFW: Thường được triển khai ở ranh giới mạng, ở cửa ra vào của mạng nội bộ và Internet, để kiểm soát và bảo vệ lưu lượng trước khi nó vào hệ thống nội bộ.

WAF: Được triển khai trực tiếp trước ứng dụng web hoặc trước máy chủ Server web để kiểm tra và bảo vệ lưu lượng trước khi nó đến ứng dụng web.

Loại tấn công bảo vệ:

NGFW: Bảo vệ hệ thống khỏi nhiều loại tấn công mạng như DDoS, tấn công từ điểm cuối và kiểm tra nội dung để phát hiện mã độc hại.

WAF: Tập trung bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật, hay lợi dụng các điểm yếu trong mã nguồn ứng dụng.

Tính năng kiểm tra ứng dụng:

NGFW: Có khả năng kiểm tra ứng dụng để xác định loại ứng dụng đang sử dụng trong lưu lượng mạng. Tuy nhiên nó không tập trung vào việc kiểm tra ứng dụng web cụ thể.

WAF: Tập trung vào kiểm tra ứng dụng web và phát hiện các lỗ hổng bảo mật, cung cấp một lớp bảo vệ đặc biệt cho ứng dụng web.

Điểm mạnh và điểm yếu:

  NGFW WAF
Điểm MạnhBảo vệ toàn bộ mạng, kiểm tra nội dung mạng, quản lý quyền truy cập.Bảo vệ ứng dụng web, ngăn chặn các cuộc tấn công, các lỗ hổng bảo mật ứng dụng web.
Điểm YếuKhông tập trung vào bảo vệ ứng dụng web cụ thểKhông kiểm tra lưu lượng mạng tổng thể, không thể bảo vệ toàn bộ mạng.

Sự kết hợp giữa NGFW và WAF

Sự kết hợp của cả hai phần mềm bảo mật NGFW và WAF có thể mang lại lớp bảo mật toàn diện, bổ sung yếu điểm cho nhau hiệu quả. Mỗi phần mềm sẽ có vai trò bảo mật riêng và nó sẽ được triển khai hiệu quả dựa theo nhu cầu của doanh nghiệp/tổ chức.

Kết luận

Trên đây LANIT đã đưa bạn đi so sánh chi tiết giữa hai giải pháp bảo mật trực tuyến NGFW và WAF. Đây đều là 2 công cụ giúp ứng dụng, máy chủ và hệ thống mạng của bạn tránh khỏi các cuộc tấn công, DDoS, lỗ hổng bảo mật hiệu quả khi bạn biết về thế mạnh của nó.

So sánh WAF với NGFW chi tiết

Đặc biệt, bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng máy chủ, ứng dụng web với dịch vụ VPS giá rẻ, thuê máy chủ tại LANIT khi chúng tôi tặng Free Firewall chống DDoS, kèm ưu đãi khi đăng ký thuê máy chủ. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!