Root Domain là gì? Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Nhanh Chóng

Root Domain là gì? Cách Root Domain hoạt động như thế nào? Cách đăng ký nhanh chóng. Tất cả sẽ được LANIT giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

Root Domain là gì?

Root Domain (tên miền gốc) là phần chính của tên miền, bao gồm tên miền và phần mở rộng cấp cao nhất (TLD – Top-Level Domain). Trong hệ thống phân cấp của tên miền, root domain là điểm bắt đầu của mọi URL trên một trang web.

Root Domain là gì?
Root Domain là gì?

Ví dụ: trong “example.com,” “example” là tên miền chính, còn “.com” là phần mở rộng TLD.

Root domain không bao gồm các phần mở rộng phụ như subdomain (“blog.example.com”) hoặc thư mục con (“example.com/blog”).

Cách Root Domain hoạt động như thế nào?

Khi bạn truy cập vào một website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến Name Server cục bộ để tìm địa chỉ IP liên kết với tên miền. Máy chủ tên miền sau đó sẽ tra cứu trong cơ sở dữ liệu của mình để xác định địa chỉ IP chính xác của root domain mà bạn đang tìm kiếm, từ đó dẫn bạn đến trang web mong muốn.

Tầm quan trọng của Root Domain trong SEO

Root domain là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng và tối ưu hóa chiến lược SEO tổng thể của một website. Dưới đây là những nổi bật của Root domain đối với SEO:

  • Một root domain có DA cao sẽ giúp các trang con trong tên miền đó có cơ hội xếp hạng cao hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
  • Root domain đóng vai trò là điểm kết nối tất cả các trang trên website. Liên kết nội bộ từ root domain đến các trang con giúp phân bổ quyền hạn và sức mạnh SEO, tạo ra cấu trúc trang web logic.
  • Các backlinks chất lượng cao về root domain sẽ làm tăng độ uy tín và sức mạnh SEO của toàn bộ trang web giúp cải thiện khả năng xếp hạng tổng thể của website.
  • Một root domain mạnh thu hút lưu lượng truy cập tự nhiên, giúp các trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm.
  • Root domain mạnh cũng góp phần xây dựng uy tín thương hiệu trên môi trường trực tuyến.

Hướng dẫn đăng ký root domain tại LANIT nhanh chóng

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào trang web của LANIT để bắt đầu quá trình đăng ký.

Truy cập vào trang web của LANIT
Truy cập vào trang web của LANIT

Bước 2: Nhập tên miền bạn muốn đăng ký vào ô tìm kiếm trên trang chủ để kiểm tra tình trạng.

Nhập tên miền muốn đăng ký
Nhập tên miền muốn đăng ký

Bước 3: Nếu tên miền có sẵn, chọn “Thêm vào giỏ hàng”. Nếu không, hãy chọn một tên miền khác.

Nếu tên miền có sẵn, chọn "Thêm vào giỏ hàng"
Nếu tên miền có sẵn, chọn “Thêm vào giỏ hàng”

Bước 4: Điền thông tin cá nhân và mã giảm giá (nếu có). Sau đó, chọn hình thức thanh toán phù hợp.

Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ thông tin đã nhập, sau đó tiến hành thanh toán.

Tiến hành thanh toán tiên miền
Tiến hành thanh toán tiên miền

Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ kích hoạt root domain của bạn. Sau đó, bạn có thể bắt đầu sử dụng root domain của mình.

Các công cụ giúp kiểm tra Root Domain

Khi quản lý hoặc phân tích một website, việc kiểm tra thông tin và sức mạnh của root domain là điều cần thiết. Dưới đây là một số công cụ hữu ích hỗ trợ kiểm tra thông tin và phân tích root domain:

  • Whois: Công cụ này giúp bạn tra cứu thông tin đăng ký tên miền, bao gồm chủ sở hữu, ngày đăng ký, ngày hết hạn và thông tin liên hệ. Đây là công cụ quan trọng để kiểm tra tình trạng sở hữu và hợp pháp của một tên miền.
  • Ahrefs: Ahrefs cung cấp phân tích chi tiết về sức mạnh và uy tín của root domain, bao gồm các chỉ số như Domain Rating (DR), lượng backlink, từ khóa xếp hạng, và lưu lượng truy cập. Nó cũng giúp theo dõi các liên kết ngược (backlinks) và kiểm tra đối thủ cạnh tranh.
  • SEMrush: SEMrush là một công cụ toàn diện, cung cấp thông tin về thứ hạng từ khóa, lượng truy cập tự nhiên, chiến dịch quảng cáo, và phân tích đối thủ. Nó cũng cho phép bạn kiểm tra Domain Authority và theo dõi sự phát triển của root domain theo thời gian

Phân biệt giữa Root Domain với các tên miền khác

Dưới đây là những so sánh cơ bản giữa Root Domain với các tên miền khác như sau:

Root Domain với Subdomain

Root domain là trung tâm của website, trong khi subdomain chỉ là phần mở rộng của root domain để tách biệt các khu vực hoặc chức năng. Subdomain chia sẻ uy tín SEO từ root domain nhưng hoạt động như một phần độc lập trên trang web.

Phân biệt Root Domain với Subdomain
Phân biệt Root Domain với Subdomain

Ví dụ: Trong https://blog.example.com/

  • Rootdomain: example.com
  • Subdomain: blog.example.com

>>>Tham khảo: Hướng Dẫn thêm Subdomain Trong CPanel

Root Domain với Add-on Domain

Root domain là tên miền gốc duy nhất của một trang web, còn add-on domain là một tên miền hoàn toàn khác, được thêm vào tài khoản hosting để tạo thành một website độc lập hoạt động trên cùng một máy chủ. Add-on domain không liên quan đến root domain và không chia sẻ SEO, nội dung hoặc chức năng với root domain.

Ví dụ:

  • Rootdomain: example.com
  • Add-on domain: example2.com

>>>Tham khảo: Hướng Dẫn Addon Domain vào Hosting trên DirectAdmin – cPanel

Root Domain với Parked Domain

Root domain chứa toàn bộ nội dung trang web, còn parked domain là một hoặc nhiều tên miền khác được trỏ về cùng một nội dung như root domain,để bảo vệ thương hiệu hoặc tạo điều hướng dễ dàng hơn. Parked domain không có nội dung riêng mà chỉ là alias cho root domain.

Ví dụ:

  • Root domain: example.com
  • Parked Domain: “example.net” trỏ về “example.com”

>>> Tham khảo: Hướng Dẫn Parked Domain trên DirectAdmin và Cpanel Nhanh

FAQS (Câu Hỏi Thường Gặp)

Alias cho root domain là gì?

Trả lời: Alias cho root domain là các tên miền khác được trỏ về cùng nội dung với root domain chính. Ví dụ, “example.net” và “example.org” có thể là alias trỏ về “example.com”. Nó giúp bảo vệ thương hiệu và tạo thêm cách để người dùng truy cập trang web.

Root domain có phải luôn cần “www” ở phía trước không?

Trả lời: Không. “www” là một subdomain phổ biến, nhưng không bắt buộc. Bạn có thể chọn sử dụng root domain với “www” (ví dụ: “www.example.com”) hoặc không có “www” (ví dụ: “example.com”). Điều quan trọng là phải thiết lập chuyển hướng chuẩn để tránh trùng lặp nội dung.

Lưu ý khi đặt tên miền Root domain là gì?

Trả lời: Khi đặt tên root domain, hãy chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ, liên quan đến thương hiệu và tránh ký tự đặc biệt hay số. Ưu tiên phần mở rộng phổ biến như “.com”, “.org” để tăng tính nhận diện. Kiểm tra tính khả dụng của tên miền và đảm bảo không vi phạm thương hiệu khác.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của LANIT về khái niệm root domain là gì cùng với cách hoạt động của chúng, rất hy vọng sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Nếu có bất kỳ những câu hỏi nào dành cho LANIT thì đừng ngần ngại để lại bình luận hoặc liên hệ ngay qua hotline bên dưới nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!