Redmine Là Gì? Tính Năng, Ưu Nhược Điểm của Công Cụ Redmine

Việc sở hữu một công cụ hiện đại như Redmine giúp quản lý các task công việc là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Vậy Redmire là gì? Tính năng và vai trò của nó như thế nào? Đọc ngay bài viết sau nhé!

Redmine là gì?

Redmine là công cụ hỗ trợ theo dõi và quản lý dự án cực hiệu quả. Công cụ này có thể hoạt động trên web miễn phí và mã nguồn mở nên rất dễ sử dụng. Redmine hỗ trợ quản lý nhiều dự án nhưng vẫn có tính năng riêng nên các dev có thể sử dụng để quản lý thời gian dễ hơn, kiểm soát truy cập linh hoạt.

Redmine là gì?
Redmine là gì?

Trong Redmine sẽ gồm biểu đồ lịch và biểu đồ thanh cho việc quản lý thời gian thực hiện dự án. Bên cạnh đó nó còn tích hợp hệ thống từ nhiều phiên bản khác nhau.

Tính năng nổi bật của công cụ Redmine

Dưới đây là một số tính năng bạn sẽ được trải nghiệm khi sử dụng Redmire:

  • Theo dõi nhiều dự án cùng lúc
  • Kiểm soát lượt truy cập
  • Hỗ trợ tạo biểu đồ
  • Theo dõi các vấn đề xảy ra
  • Cho phép truy cập dữ liệu website
  • Nhận thông báo qua email
  • Hỗ trợ 49 ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt
  • Tuỳ chỉnh dự án, mực thời gian
  • Hệ thống kiểm soát sửa đổi, kiểm soát sửa đổi phân tán,….
Các tính năng của công cụ Redmine là gì?
Các tính năng của công cụ Redmine là gì?

Ưu và nhược điểm của Redmine

Dưới đây là nhận xét các ưu và nhược điểm của công cụ Redmine:

Về ưu điểm

  • Tính năng đa dạng, vượt trội
  • Khả năng quản lý linh hoạt
  • Người dùng chủ động setup phù hợp nhu cầu
  • Cài đặt và sử dụng đơn giản
  • Hoàn toàn miễn phí

Về nhược điểm

  • Với dự án quá volume lớn, nhiều issue, phức tạp thì Redmine có thể không lý tưởng bởi khả năng quản lý hạn chế.
  • Giao diện đơn giản không bắt mắt
Redmine có tính năng đa dạng, vượt trội
Redmine có tính năng đa dạng, vượt trội

Vai trò của Redmine trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, Redmine có vai trò là công cụ chính quản lý các dự án bằng cách cho phép tạo mới, đặt mục tiêu, phân công nhiệm vụ tới từng thành viên trong nhóm. Các thành viên có thể tạo lịch trình để theo dõi tiến độ đồng thời kiểm soát qua các biểu đồ, báo cáo tiến độ dự án.

Redmine cung cấp các tính năng đặc biệt là thông báo và nhắc nhở để mọi thành viên trong dự án đều được cập nhật tiến độ mới nhất của dự án. Redmine cũng cho phép doanh nghiệp theo dõi nguồn lực sử dụng cho dự án nên dễ dàng đánh giá và cân nhắc các tài nguyên, gia tăng khả năng dự đoán tương lai.

Redmine nắm vai trò là công cụ chính quản lý các dự án
Redmine nắm vai trò là công cụ chính quản lý các dự án

Doanh nghiệp sử dụng Redmine không chỉ dễ dàng kiểm soát các dự án mà còn có thể theo dõi tiến độ và kịp thời giải quyết khi có vấn đề xảy ra. Đặc biệt, luôn có công cụ báo cáo, lịch sử công việc rõ ràng và chi tiết. Redmine sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp nhưng cũng cần cân nhắc nếu các task công việc quá phức tạp có thể khiến Redmine khó thực hiện.

Điểm khác biệt giữa Jira và công cụ Redmire

Jira và Redmine đều được sử dụng trong lĩnh vực quản lý dự án về phát triển phần mềm tuy nhiên hai công cụ này sẽ có những điểm khác biệt như:

JIRAREDMINE
Tổng quanPhổ biến, là một trong những hệ thống quản lý dự án được ưa chuộng và ổn định.
Jira giúp người dùng nắm bắt các nhiệm vụ dễ dàng.
Redmine là hệ thống quản lý linh hoạt cho nhiều mục đích.
Redmine viết bằng ngôn ngữ Ruby
Có sự độc lập với cơ sở dữ liệu và nền tảng.
Chi phíCó các gói trả phí hàng năm nếu muốn nâng cấp các tính năngHoàn toàn miễn phí nên được các SME, start-up ưu tiên
Đối tượng sử dụngCác công ty, doanh nghiệp lớn như NASA, eBay, Linkedln, Adobe, Salesforce, Cisco,…Nhóm phát triển nhỏ cần phần mềm open source
Nhận xétĐược đánh giá cao, 97% khách hàng sử dụng hài lòng.
9.7/10
Chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa các phần mềm quản lý khác.
7/10
Điểm khác biệt giữa Jira và công cụ Redmire
Điểm khác biệt giữa Jira và công cụ Redmire

Có thể thấy cả hai công cụ đều có khả năng quản lý ổn định, tuy nhiên Redmine sẽ phù hợp cho nhóm phát triển nhỏ và dự án không quá phức tạp. Còn Jira sẽ phù hợp với các công ty, doanh nghiệp lớn phức tạp hơn. Để quyết định lựa chọn giải pháp nào cần cân nhắc nhu cầu cụ thể cho từng doanh nghiệp, quy mô và ngân sách doanh nghiệp.

Lời kết

Qua những chia sẻ trên, LANIT hy vọng các bạn đã hiểu công cụ Redmine là gì và những công dụng cơ bản của công cụ này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì đừng ngần ngại để lại bình luận để LANIT giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!