RHEL là gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cài Đặt RHEL Đơn Giản

RHEL là gì? Cách hoạt động như thế nào? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt RHEL. Tất cả sẽ được LANIT chia sẻ trong bài viết dưới đây!

RHEL là gì?

RHEL viết tắt của Red Hat Enterprise Linux là một hệ điều hành Linux được phát triển bởi Red Hat, một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở. RHEL được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp, được đánh giá cao về độ ổn định, bảo mật và tính năng quản lý mạnh mẽ.

RHEL là gì?
RHEL là gì?

Tại sao RHEL lại ưa chuộng trong môi trường doanh nghiệp?

RHEL được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến bởi những ưu điểm sau đây:

  • RHEL được biết đến với sự ổn định cao, giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của hệ thống và tăng tính sẵn sàng.
  • Sử dụng RHEL, hệ thống cập nhật bảo mật thường xuyên giúp bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
  • RHEL cung cấp các công cụ quản lý mạnh mẽ, giúp đơn giản hóa việc triển khai, cấu hình và bảo trì hệ thống.
  • Red Hat cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, đảm bảo các vấn đề được giải quyết nhanh chóng.

RHEL hoạt động như thế nào?

RHEL (Red Hat Enterprise Linux) hoạt động dựa trên nền tảng kernel Linux, đây là “trái tim” của hệ điều hành, quản lý phần cứng và các tài nguyên hệ thống. RHEL xây dựng lên trên kernel này một lớp các chương trình và công cụ, cung cấp cho người dùng một môi trường làm việc đầy đủ tính năng.

RHEL hoạt động như thế nào?
RHEL hoạt động như thế nào?

Quá trình hoạt động cơ bản của RHEL như sau:

  • Khi bạn bật máy, BIOS (Basic Input/Output System) sẽ kiểm tra phần cứng và tải bootloader (thường là GRUB) để khởi động hệ điều hành. Bootloader sẽ tìm đến kernel Linux và các module cần thiết để tải vào bộ nhớ.
  • Kernel bắt đầu quản lý các tài nguyên hệ thống như CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi. Nó phân bổ tài nguyên cho các tiến trình đang chạy và đảm bảo chúng hoạt động một cách ổn định.
  • Sau khi kernel khởi động xong, hệ thống sẽ chuyển sang môi trường người dùng. Đây là nơi bạn thực hiện thao tác qua giao diện đồ họa (GUI) hoặc giao diện dòng lệnh (CLI).
  • RHEL cung cấp rất nhiều dịch vụ hệ thống như quản lý mạng, quản lý file, dịch vụ in ấn, cơ sở dữ liệu, v.v. Các dịch vụ này chạy nền và cung cấp các chức năng cần thiết cho hệ thống.
  • Lúc này, bạn có thể cài đặt các ứng dụng khác nhau trên RHEL để phục vụ nhu cầu sử dụng

Một số phiên bản nổi bật của RHEL hiện nay

Dưới đây là một số phiên bản RHEL khá nổi bật được sử dụng phổ biến hiện nay như sau:

  • RHEL Server: Phiên bản chính của Red Hat Enterprise Linux dành cho các môi trường máy chủ, cung cấp các công cụ mạnh mẽ để quản lý và triển khai ứng dụng, phần cứng và hạ tầng.
  • RHEL Workstation: Dành cho máy tính để bàn và laptop, RHEL Workstation trang bị nhiều công cụ sản xuất và phát triển, phù hợp với các nhà phát triển cần một môi trường ổn định và bảo mật.
  • RHEL Developer Suite: Một bộ công cụ và tài nguyên phong phú dành cho các nhà phát triển. Bao gồm framework, thư viện, cùng với quyền truy cập vào các dịch vụ hỗ trợ cao cấp từ Red Hat.
  • RHEL High Availability: Phiên bản này cung cấp các tính năng quản lý hệ thống cụm, cân bằng tải và dự phòng, đảm bảo độ sẵn sàng cao cho các dịch vụ quan trọng.
  • RHEL Resilient Storage: Tập trung vào quản lý tài nguyên lưu trữ và bảo vệ dữ liệu, phù hợp cho các hệ thống lưu trữ cục bộ và mạng, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu.
  • RHEL cho SAP Solutions: Được tối ưu hóa cho các giải pháp SAP, phiên bản này hỗ trợ triển khai nhanh chóng và quản lý hiệu quả hệ sinh thái SAP trong các doanh nghiệp.
  • RHEL cho ARM: Dành riêng cho các bộ xử lý ARM, phiên bản này được sử dụng trong các thiết bị nhúng và ứng dụng IoT, đảm bảo hiệu suất cao với mức tiêu thụ năng lượng thấp.

So sánh RHEL, CentOS và Fedora

RHEL, CentOS và Fedora là ba trong số những bản phân phối Linux phổ biến nhất hiện nay, mỗi bản đều có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp, chúng ta cùng so sánh nhé!

So sánh RHEL, CentOS và Fedora
So sánh RHEL, CentOS và Fedora

RHEL là hệ điều hành thương mại dành cho doanh nghiệp, cung cấp sự ổn định, bảo mật và hỗ trợ dài hạn từ Red Hat. Các doanh nghiệp sẵn sàng trả phí để đảm bảo hệ thống của họ được hỗ trợ tốt nhất.

CentOS là phiên bản miễn phí của RHEL, được xây dựng từ mã nguồn RHEL nhưng. Hầu hết các tính năng của RHEL nhưng không có hỗ trợ chính thức từ Red Hat. Nó mang lại sự ổn định và tính bảo mật tương tự, phù hợp cho những ai muốn một giải pháp mạnh mẽ mà không tốn phí.

Fedora là hệ điều hành tiên tiến, thường xuyên cập nhật các công nghệ và kernel mới nhất. Nó là nền tảng thử nghiệm các tính năng mới trước khi được tích hợp vào RHEL. Fedora thích hợp cho những người muốn luôn cập nhật với công nghệ mới và thường tích hợp các tính năng mới trước khi được đưa vào RHEL.

Vậy lựa chọn nào phù hợp?

Lựa chọn phù hợp giữa RHEL, CentOS, và Fedora phụ thuộc vào nhu cầu của bạn:

  • RHEL: Phù hợp cho các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ thương mại, bảo mật lâu dài, và độ ổn định cao. Đây là lựa chọn tốt nhất cho môi trường doanh nghiệp yêu cầu tính tin cậy và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp.
  • CentOS: Là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn sự ổn định và tính bảo mật của RHEL nhưng không cần hỗ trợ thương mại và đặc biệt khá tiết kiệm chi phí.
  • Fedora: Phù hợp cho laptop, desktop hoặc môi trường thử nghiệm, nhưng không lý tưởng cho các hệ thống đòi hỏi sự ổn định lâu dài.

Tham khảo thêm >>> So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Debian vs Ubuntu Chi Tiết

Các bước cài đặt Red Hat Enterprise Linux

Bước 1: Tải ISO RHEL

Trước tiên, bạn cần tải file ISO của RHEL từ trang web chính thức của Red Hat.

Tải file ISO của RHEL từ trang web chính thức
Tải file ISO của RHEL từ trang web chính thức

Hãy đăng ký tài khoản để truy cập link tải và nhận tệp ISO (khoảng 10GB).

Bước 2: Tạo máy ảo

Sử dụng New Virtual Machine Wizard để thiết lập máy ảo. Chọn loại hệ điều hành là Linux, phiên bản Red Hat (64-bit). Phân bổ tối thiểu 3096MB RAM và cấu hình ổ đĩa cứng phù hợp.

Thiết lập máy ảo

Bước 3: Cài đặt RHEL

Khởi động máy ảo và chọn “Install Red Hat Enterprise Linux” từ menu. Tiếp theo, chọn ngôn ngữ và xác nhận các thiết lập.

Lựa chọn ngôn ngữ và xác nhận
Lựa chọn ngôn ngữ và xác nhận

Tiến hành phân vùng đĩa và tạo tài khoản người dùng. Đặt mật khẩu root và bắt đầu quá trình cài đặt.

Tạo tài khoản người dùng và đặt mật khẩu root
Tạo tài khoản người dùng và đặt mật khẩu root

Bước 4: Sau khi cài đặt

Sau khi hoàn tất, khởi động lại máy ảo và đăng nhập tài khoản bạn đã cài đặt trước đó.

Khởi động lại máy ảo và đăng nhập
Khởi động lại máy ảo và đăng nhập

Bạn cần đăng ký hệ thống qua terminal bằng lệnh subscription-manager register để kích hoạt các dịch vụ và cập nhật hệ thống.

Bây giờ, RHEL đã sẵn sàng để sử dụng trên máy ảo của bạn!

FAQS ( Câu Hỏi Thường Gặp)

Chu kỳ hỗ trợ của RHEL là bao lâu?

Trả lời: RHEL thường được hỗ trợ trong khoảng 10 năm kể từ khi phát hành, bao gồm cả hỗ trợ phần mềm và các bản vá bảo mật.

Có thể sử dụng RHEL miễn phí được không?

Trả lời: Không, RHEL yêu cầu phải có giấy phép bản quyền. Tuy nhiên, Red Hat có cung cấp CentOS Stream và Fedora là các phiên bản miễn phí nếu bạn không cần hỗ trợ thương mại.

Quản lý nhiều máy chủ RHEL cùng một lúc được không?

Trả lời: Có, bạn có thể quản lý nhiều máy chủ RHEL cùng một lúc bằng cách sử dụng các công cụ quản lý tập trung như Red Hat Satellite hoặc Ansible Automation Platform.

RHEL có hỗ trợ container không?

Trả lời: Có, RHEL hỗ trợ container thông qua Red Hat OpenShift, Podman và Docker. Đây là các công nghệ container mạnh mẽ cho việc triển khai ứng dụng linh hoạt và dễ dàng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về khái niệm RHEL là gì, rất hy vọng sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Với các tính năng đa dạng cùng khả năng mở rộng linh hoạt, RHEL đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho các tổ chức cần sự ổn định và hiệu suất cao. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại để lại comment để LANIT có thể giải đáp bạn một cách nhanh chóng nhé!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!