Reverse Proxy là gì? Tại sao nên sử dụng Reverse Proxy

Reverse Proxy là một máy chủ trong hệ thống máy tính. Nó thực hiện chức năng kết nối giữa các client với máy chủ. Vậy có nên sử dụng Reverse Proxy trong hệ thống mạng máy tính? Theo dõi bài viết này của LANIT nhé!

Reverse Proxy là gì?

Reverse Proxy là máy chủ trong hệ thống máy tính thực hiện chức năng kết nối giữa các client với máy chủ. Mọi yêu cầu từ client gửi đến phải qua kiểm soát của Proxy Reverse trước khi đến với máy chủ.

Ngược lại, các phản hồi từ máy chủ cũng thông qua Proxy Reverse trước khi gửi đến các client. Chỉ những yêu cầu phù hợp mới được tiếp nhận và gửi đến máy chủ để được xử lý.

Quan tâm thêm dịch vụ Thuê Server vật lý chuyên nghiệp tại LANIT.

Reverse Proxy là gì? Tại sao nên sử dụng Reverse Proxy
Reverse Proxy là một server trong hệ thống máy tính

Ứng dụng của Reverse Proxy

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ứng dụng điển hình của Reverse Proxy:

  • Reverse Proxy được ứng dụng để chống lại các cuộc tấn công web. Nó có tính năng tương tự như tường lửa giúp hệ thống máy chủ và các client được bảo vệ an toàn trong quá trình hoạt động, tương tác.
  • Lưu nội dung cộng đồng và nội dung tĩnh vào bộ nhớ cache và cân bằng lượng truy cập website.
  • Phân phối yêu cầu client đến từng server và nội dung phản hồi tới khách ổn định, nhịp nhàng. Đảm bảo hệ thống luôn vận hành và hoạt động một cách ổn định.
  • Reverse Proxy có thể thử nghiệm A/B và đa lượng biến khi không cần đặt JavaScript tag hay code vào các website.
  • Tự động thêm xác thực truy cập HTTP vào web server khi chưa có xác thực nào.
  • Nén nội dung trong quá trình trung chuyển giúp tăng tốc độ website nhanh chóng hơn.
Reverse Proxy là gì? Tại sao nên sử dụng Reverse Proxy
Reverse Proxy được ứng dụng để chống lại các cuộc tấn công mạng vào website

Tại sao nên sử dụng Reverse Proxy?

Vậy server này có vai trò cụ thể như thế nào trong hệ thống mạng máy tính? Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những vai trò thiết thực nhất của Proxy server này.

Bảo mật

Các Proxy Reverse được sử dụng để ẩn đi các request hoặc server ban đầu. Giúp tăng cường khả năng bảo mật và chống lại các cuộc tấn công DoS hay DDoS. Việc xóa các Malware trở nên dễ dàng hơn.

Reverse Proxy 2
Reverse Proxy giúp tăng cường bảo mất cho hệ thống mạng máy tính

Cân bằng tải

Đối với các web thương mại hay của tổ chức, doanh nghiệp sẽ luôn có rất đông lượt truy cập. Do đó, có rất nhiều yêu cầu từ các client được gửi về máy chủ server. Quá nhiều request được thực hiện trong cùng một thời điểm sẽ khiến cho máy chủ quá tải. Và hệ thống máy tính có thể bị gián đoạn.

Tuy nhiên sự xuất hiện của Proxy Reverse giúp cân bằng tải mọi thứ. Các yêu cầu được phân bổ hợp lý để hệ thống máy chủ xử lý đơn giản từng yêu cầu. Proxy server sẽ xác định, phân loại những yêu cầu phù hợp, và loại bỏ những yêu cầu “rác”. Đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động một cách nhịp nhàng, ổn định.

Reverse Proxy 3
Reverse Proxy giúp cân bằng lưu lượng truy cập từ client vào server

Tăng tốc độ website

Reverse Proxy giúp tăng tốc độ website bởi lưu lượng từ yêu cầu được cân bằng giúp giảm quá tải và gián đoạn không xảy ra. Hoặc sự ngăn chặn các cuộc tấn công DoS kịp thời giúp cho hệ thống được bảo vệ an toàn. Bởi vậy mà hoạt động của website luôn ổn định, mượt mà, trơn tru.

Reverse Proxy là gì? Tại sao nên sử dụng Reverse Proxy
Proxy Reverse giúp tăng cường tốc độ website

Quản lý và kiểm soát:

Reverse proxy cho phép quản lý và kiểm soát truy cập vào máy chủ cuối, bằng cách áp dụng quy tắc chặn truy cập, xác thực người dùng, quản lý băng thông và theo dõi hoạt động Internet, từ đó hạn chế được truy cập trái phép và đảm bảo an ninh hệ thống.

SSL/TLS Offloading

Reverse proxy có thể xử lý quá trình mã hóa và giải mã SSL/TLS, giúp giảm tải công việc cho máy chủ cuối, tăng hiệu suất máy chủ và cung cấp một lớp bảo mật tốt hơn.

Chuyển hướng linh hoạt:

Reverse proxy có thể được cấu hình để chuyển hướng yêu cầu người dùng đến máy chủ dựa trên các quy tắc cấu hình. Giúp mang lại sự linh hoạt đặc biệt trong việc triển khai và quản lý định tuyến trong hệ thống.

Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng reverse proxy mang lại nhiều lợi ích như giúp tăng cường bảo mật, cải thiện hiệu suất, tăng khả năng mở rộng và quản lý truy cập cho hệ thống web. 

Nguy cơ khi Sử dụng Reverse Proxy

Ứng dụng Proxy Reverse trong hệ thống mạng mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, Proxy server cũng mang đến những nguy cơ và chúng ta cần nắm bắt để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Điển hình như:

  • Proxy Reverse có thể mã hóa các yêu cầu và địa chỉ IP gốc của các client. Có nghĩa mọi thông tin, mật khẩu của các client sẽ được Proxy server nắm giữ. Nếu nó bị tấn công thì server sẽ đưa phần mềm nguy hiểm vào trang web mà nó phụ trách.
  • Trường hợp Proxy Reverse sử dụng nhiều tên miền cùng lúc, nếu nó ngừng hoạt động, tất cả tên miền nó quản lý sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.  
  • Reverse Proxy phải được vận hành bởi một tổ chức, đơn vị có kinh nghiệm. Cần có am hiểu chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ. Nếu không thì bạn sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối khi có sự cố từ Proxy Reverse xảy ra.
Reverse Proxy 5
Để vận hành Proxy Reverse cần có đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao

So sánh sự khác nhau giữa Reverse Proxy và Forward Proxy

Forward Proxy thường được gọi tắt là Proxy hoặc Server Proxy, nó được dùng phía Máy khách Client và có thể được cài đặt trong mạng nội bộ hoặc trên Internet. Forward Proxy có thể dùng để điều chỉnh lưu lượng của Client ra ngoài mạng Internet, và dùng để che giấu địa chỉ IP của Client , chặn cách truy cập rủi ro hoặc các truy cập không được phép.

Reverse proxy và Forward proxy là hai loại Proxy hoàn toàn khác nhau về cách thức hoạt động cũng như phục vụ cho các yêu cầu mục đích khác nhau. Cụ thể:

So sánh Reverse Proxy và Forward Proxy
So sánh Reverse Proxy và Forward Proxy

Vị trí và flow truy cập:

Reverse proxy: Được đặt ở phía Server, khi người dùng gửi yêu cầu truy cập vào một trang web, yêu cầu này sẽ được chuyển đến reverse proxy. Nó sẽ xác định máy chủ mục tiêu và chuyển tiếp yêu cầu đến máy chủ cuối cùng. Loại proxy này thường được triển khai trong mạng nội bộ với vai trò như một cổng thông tin vào hệ thống.

Forward proxy: Được đặt ở phía Client hoặc trước máy chủ cuối cùng. Khi Client yêu cầu truy cập vào một trang web, yêu cầu sẽ được gửi đến forward proxy. Sau đó, nó sẽ tiếp nhận và chuyển tiếp yêu cầu đến máy chủ ngoài. Forward proxy thường được triển khai trên máy tính cá nhân, mạng nội bộ. Người dùng cần cấu hình để sử dụng nên nó cho phép lưu giữ thông tin truy cập và đại diện người dùng thực hiện các yêu cầu.

Chức năng và ứng dụng:

Reverse proxy: Điển hình là các chức năng như: load balancing (cân bằng tải công việc và tăng cường hiệu suất, caching (lưu trữ các nội dung để giảm thời gian tải trang và tăng tốc độ truy cập). Ngoài ra, nó cũng cung cấp lớp bảo vệ bổ sung cho máy chủ cuối cùng để che giấu thông tin và hạn chế các cuộc tấn công trực tiếp.

Forward proxy: Có chức năng che giấu địa chỉ IP và danh tính người dùng thực. Cũng có khả năng kiểm soát truy cập, cho phép quản lý và giám sát các yêu cầu truy cập từ người dùng. Vì vậy, Forward proxy thường được các công ty hoặc tổ chức dùng để kiểm soát truy cập Internet và bảo vệ khỏi các nội dung độc hại.

Bảo mật và quyền kiểm soát:

Reverse proxy: Cung cấp lớp bảo vệ bổ sung cho máy chủ cuối. Nó cũng cho phép quản lý và kiểm soát truy cập vào máy chủ cuối cùng bằng cách áp dụng quy tắc cấu hình.

Forward proxy: Che giấu địa chỉ IP thực tế của người dùng và ẩn danh truy cập Internet. Ngoài ra, forward proxy cũng có khả năng kiểm soát truy cập và bộ lọc nội dung, giúp quản lý và giám sát truy cập vào tài nguyên trên Internet.

Triển khai và quản lý:

Reverse proxy: Việc triển khai và quản lý reverse proxy cần có kiến thức kỹ thuật và cấu hình phức tạp.

Forward proxy: Việc triển khai và quản lý forward proxy cũng tương đối dễ dàng và có thể áp dụng các chính sách quản lý truy cập và bộ lọc nội dung theo yêu cầu.

Như vậy, điểm khác biệt chính của Reverse proxy và Forward proxy đó là Reverse proxy đặt ở phía máy chủ cuối cùng, chuyển tiếp yêu cầu từ phía người dùng còn forward proxy đặt ở phía người dùng và chuyển tiếp yêu cầu từ người dùng đến máy chủ ngoài. Cả hai loại Proxy đều cung cấp các chức năng, ứng dụng quan trọng để cải thiện hiệu suất, bảo mật và quản lý truy cập mạng.

Hướng Dẫn Cài đặt và Cấu hình Reverse Proxy trên Nginx

Cài đặt Nginx

Bước 1: Chạy dòng lệnh sau đây:

vi/etc/yum.repos.d/nginx.repo

Bước 2: Copy đoạn text vào file nginx.repo vừa tạo

[nginx]
name=nginx repo
baseurl=http://nginx.org/packages/mainline/centos/7/$basearch/
gpgcheck=0
enabled=1
Cấu hình Reverse Proxy trên Nginx
Cài đặt Nginx

Bước 3: Lưu file vừa tạo bằng cách nhấn Esc, nhập

 :x 

và nhấn Enter

Bước 4: Chạy dòng lệnh sau:

sudo yum install nginx

Trong quá trình chạy chương trình có xác nhận yes/no thì cứ chọn yes. Cho đến khi báo Complete! có nghĩa là cài đặt xong Nginx.

Một số câu lệnh cơ bản để thao tác với Nginx

  • Khởi động Nginx: sudo systemctl start nginx
  • Dừng hoạt động Nginx: sudo systemctl start nginx
  • Khởi động lại Nginx: sudo systemctl restart nginx
  • Kiểm tra trạng thái của Nginx: sudo systemctl status nginx

Có thể bạn quan tâm: 

Hướng dẫn Cấu hình Reverse Proxy trên Nginx

Bước 1: Vào thư mục conf.d của Nginx với lệnh sau:

cd /etc/nginx/conf.d

Bước 2: Tạo 1 file config mới: vi domain.conf
Bước 3: Copy đoạn cấu hình sau vào trong file domain.conf

server {
listen 80;
server_name your_domain_name; #change to your domain name

location / {
proxy_set_header X-Real-IP $remote_addr;
proxy_set_header X-Forwarded-For $proxy_add_x_forwarded_for;
proxy_set_header Host $http_host;
proxy_pass http://checkip.dyndns.com/; #change to your internal server IP
proxy_redirect off;
     }
}
Cấu hình Reverse Proxy trên Nginx
Cấu hình Reserver Proxy trên Nginx

Bước 4: Lưu lại cấu hình bằng cách nhấn Esc sau đó nhập:

:x 

và Nhấn Enter

Bước 5: Reload lại Nginx với lệnh sau:

systemctl restart nginx

Như vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt và cấu hình Server của bạn thành Reverse Proxy trên Nginx.

Ở ví dụ của mình thì mỗi khi truy cập vào http://lanit.com.vn/  thì luôn nhận được reponse là response của trang http://checkip.dyndns.com/ (chỗ này bạn sẽ thay bằng Base Url của Server Resource của bạn)

Kết luận

Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho các bạn về Reverse Proxy là gì, ứng dụng, vai trò cũng như cách cài đặt cấu hình Reserver proxy trên Nginx. Nếu bạn còn thắc mắc nào về Proxy hay Reserver, bạn hãy liên hệ với LANIT để được hỗ trợ sớm nhất cũng như tư vấn về dịch vụ cho thuê Server riêng, Hosting hay VPS giá rẻ nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!