ORM là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Thức Hoạt Động của ORM

ORM là gì? Ưu & nhược điểm của ORM và cách thức hoạt động của ORM như thế nào? Hãy cùng LANIT theo dõi ngay bài viết dưới đây!

ORM là gì?

ORM là kỹ thuật lập trình phổ biến sử dụng trong nhiều ngôn ngữ hiện đại, như PHP, Java, Ruby,… giúp ánh xạ dữ liệu từ hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu thành đối tượng được định nghĩa trong các Class. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này trong hầu hết các dự án lập trình của mình.

ORM là gì? Ưu Nhược Điểm & Cách Thức Hoạt Động của ORM
ORM là gì?

Cụ thể, chúng ta ánh xạ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ thành các đối tượng. Điều này giúp lập trình viên tương tác với cơ sở dữ liệu tự nhiên và dễ hiểu, mà không cần quan tâm chi tiết về database hoặc kiểu dữ liệu trong database.

Phân loại ORM

Hiện có hai loại ORM phổ biến được sử dụng nhiều nhất, đó là:

Active Record

Active Record là mô hình ORM phổ biến được tích hợp trong các framework như Ruby on Rails và Laravel. Mô hình này cho phép bạn định nghĩa các đối tượng thông qua các lớp kết nối với bảng trong database.

Data Mapper

Data Mapper là một mô hình ORM độc lập, nó tách đối tượng khỏi cơ sở dữ liệu và focus (tập trung) việc ánh xạ các đối tượng vào các bảng dữ liệu. Data Mapper thường được áp dụng trong các ứng dụng lớn và phức tạp.

Cách thức hoạt động của ORM

ORM có đặc trưng cơ bản là biểu diễn cơ sở dữ liệu trong một đối tượng (object). Một phần của đối tượng này chứa dữ liệu (data), trong khi phần còn lại quyết định cách dữ liệu được xử lý và biến đổi thành cơ sở dữ liệu quan hệ.

Orm La Gi 2
Cách thức hoạt động của ORM

ORM giải quyết các vấn đề đồng bộ hóa dữ liệu giữa các kiểu dữ liệu trả về. Một phía là cơ sở dữ liệu, nơi dữ liệu thể hiện dưới dạng tập hợp các bản ghi. Một phía là các đối tượng, nơi dữ liệu được biểu diễn dưới dạng đối tượng (object).

Ưu điểm – Hạn Chế của ORM

Dưới đây là những ưu và nhược điểm của ORM nhất định bạn không thể bỏ qua:

Về ưu điểm

  • ORM tập trung vào việc lập trình hướng đối tượng (OOP).
  • Cho phép truy cập vào mã nguồn nghiệp vụ thay vì cơ sở dữ liệu.
  • Hạn chế các lỗi ngữ pháp trong SQL.
  • Quản lý Transaction và tạo tự động khóa chính.
  • Đặc biệt thích hợp cho những người không thành thạo MySQL.
  • Cung cấp API truy vấn đa dạng và hỗ trợ HSQL.
  • Ẩn các chi tiết SQL khỏi logic hướng đối tượng.
  • Giúp viết mã ít hơn và dễ hiểu hơn, phù hợp cho các hoạt động CRUD (Create, Read, Update, Delete).
  • Thích hợp với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu và kiểu dữ liệu khác nhau.
  • Giảm thiểu việc viết mã và tăng tính hiệu quả. Cung cấp khả năng sử dụng lại mã.
  • Hỗ trợ cache dữ liệu để cải thiện tốc độ truy xuất.
  • Tự động thực hiện các thao tác dữ liệu một cách hiệu quả.

Hạn chế

  • Đối với người mới làm quen với ORM, họ có thể gặp một số khó khăn
  • Còn hạn chế trong việc truy vấn dữ liệu, đôi khi cần sử dụng ngôn ngữ SQL trực tiếp để thực hiện các truy vấn phức tạp.
  • Khó khăn trong việc tối ưu hóa các truy vấn SQL, do câu lệnh SQL thường được tự động tạo ra bởi ORM.
  • Dễ gặp trường hợp truy xuất quá nhiều dữ liệu, ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống.

Sử dụng ORM cho website liệu có phù hợp?

Những người tìm hiểu ORM là gì đều quan tâm đến vấn đề ORM và ứng dụng cho website. Các thư viện ORM Python không phải lúc nào cũng cần truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ. Thông thường, quyền truy cập cơ sở dữ liệu được thực hiện thông qua một thư viện khác gọi là trình kết nối cơ sở dữ liệu (database), ví dụ như psycopg (cho PostgreSQL) hoặc MySQL-python (cho MySQL).

Dưới đây là bảng minh họa cách ORM có thể tương tác với các framework web và trình kết nối cơ sở dữ liệu khác nhau:

Sử dụng ORM cho website liệu có phù hợp?
Sử dụng ORM cho website

Chẳng hạn, trong bảng trên, bạn có thể thấy rằng SQL Alchemy có khả năng làm việc cùng nhiều framework web và trình kết nối cơ sở dữ liệu khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa rằng nhà phát triển có thể sử dụng ORM mà không bắt buộc phải sử dụng một framework web, ví dụ khi họ xây dựng các công cụ phân tích dữ liệu hoặc các ứng dụng dòng lệnh mà không có giao diện người dùng.

Kết luận

Nếu biết cách sử dụng ORM hiệu quả và đúng cách thì ORM sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc, dự án của bạn. Hy vọng qua bài viết “ORM là gì? Phân loại và cách thức hoạt động” các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ORM. Hãy theo dõi nhiều bài viết hơn từ LANIT để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!