Trang chủ » Trackback là gì? Pingback là gì? So sánh Trackback và Pingback
Trackback là gì? Pingback là gì? So sánh Trackback và Pingback
- 08/02/2023
- LANIT JSC
Trackback và Pingback là gì? Chúng khác nhau như thế nào trong WordPress? Đây là những điều mà rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về các website xây dựng bằng WordPress. Vậy thì, chúng ta cùng đi tìm lời giải đáp trong những chia sẻ từ bài viết ngày hôm nay nhé!
1. Trackback là gì?
Trước hết hãy tìm hiểu về Trackback! Chúng tôi muốn các bạn nắm rõ khái niệm này để có cơ sở phân biệt rõ hơn với Pingback. Trackback chính là một cách thức giao tiếp giữa các website wordpress với nhau. Hay nói đơn giản, nó là cách thức giao tiếp của Blogger A trao đổi, trò chuyện với Blogger B.
Trackback sẽ thông báo cho người khác biết về việc bạn kết nối bài viết hoặc website đến họ. Từ đó, người nhận thông báo có thể nắm bắt, tương tác ngược trở lại với bạn. Chúng tôi có một ví dụ về điều này để các bạn có thể hiểu rõ hơn như sau.

Chẳng hạn: Một Blogger có tên Mai viết một bài viết nào đó trên blog của họ. Một Blogger khác tên Nam đọc được và họ muốn bình luận, nhận xét bài của Blogger Mai. Nam muốn tất cả mọi người đều nhìn thấy bình luận của mình về bài viết của Mai. Khi đó, Nam sẽ viết bình luận cho Blogger Mai trên chính tài khoản Blog của mình.
Quá trình đó chính là quá trình tạo ra Trackback. Nghĩa là: Blogger Nam viết trên chính kênh blog của mình và gửi trackback tới blog của Mai. Blog của Mai nhận được trackback gửi đến và nó hiển thị lại comment trên bài gốc của Mai. Và trong comment này chứa một link hướng đến bài viết của Blogger Nam. Lúc đó, Mai chỉ cần click vào tên Nam sẽ chuyển tới kênh Blog của Nam.
2. Pingback là gì?
Pingback được biết đến là thông báo trong phần mềm của WordPress. Đây là công cụ giúp các phần mềm có thể giao tiếp giữa các trang web với nhau. Chúng giúp tác giả, trang web biết được ai đã gắn link liên kết về bài viết của mình.
Dựa vào Pingback, bạn sẽ biết ai đã comment bài viết và đã gắn link tới bài gốc của mình. Đây là tính năng rất hữu ích được sử dụng trên phần lớn các mã nguồn CMS hiện nay.

3. Pingback và Trackback dùng để làm gì?
Cả Pingback và Trackback đều rất cần thiết trong quá trình xây dựng và phát triển website. Cả hai đều gợi ý, thúc đẩy người đọc nhấn vào đường link gắn kết để tăng traffic cho trang web.
Với tính năng bình luận công khai và tự động, Pingback và Trackback giúp tăng tính tương tác cộng đồng. Tuy nhiên, các comment thông thường có thể xuất hiện theo chiều hướng tiêu cực. Chẳng hạn: comment spam, comment phê bình, thiếu chính xác, có thể dẫn tới các hiểu lầm,…
Trang web của bạn được kích hoạt Trackback và Pingback. Chúng xác minh comment được viết trên blog có phải từ chính chủ hay không. Điều này giúp cho việc giả mạo Pingback trở nên khó khăn hơn.

4. Ưu điểm nổi trội và nhược điểm của Pingback và Trackback
4.1 Ưu điểm nổi trội
Chúng ta thấy được những tính năng hữu ích của Trackback và Pingback đối với sự phát triển của website. Các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá về ưu, nhược điểm nổi bật của chúng nhé!
- Trackback và Pingback giúp tối ưu hóa các công cụ Seo. Cả hai còn giúp tăng tương tác, tăng sự liên kết giữa các trang web với nhau.
- Thu hút người đọc bài viết tới link đích của trang web. Từ đó, lượng truy cập và lượng view cũng tăng lên.
- Chia sẻ những thông tin, những bài viết hữu ích tới người đọc. Những ý kiến của độc giả sẽ giúp tác giả nâng cao chất lượng nội dung trong bài viết tới.

4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, Pingback và Trackback vẫn còn một vài đặc điểm hạn chế. Chúng ta cần nắm được để có những sự chủ động trong quá trình sử dụng các cách thức này. Những nhược điểm đó là:
Trackback | Pingback |
---|---|
Lượng comment spam trên bài viết tăng cao do tính năng cho phép bình luận công khai và tự động. Khi đó, chúng vô tình tạo cơ hội cho những kẻ muốn lợi dụng để gắn link tràn lan. | Pingback hỗ trợ Trackback ngăn chặn spam. Tuy nhiên chức năng chỉ phát huy khi cả trang của tác giả và người bình luận đều bật Pingback. |
Người dùng chỉ loại bỏ những spam bằng các thao tác thủ công, mất khá nhiều thời gian kiểm duyệt. | Pingback không kiểm duyệt và ngăn chặn được các link liên kết trong các bình luận. Bởi vậy, kẻ xấu vẫn có thể lợi dụng để gửi các link độc hại. |
5. 3 khác biệt cơ bản giữa Pingback và Trackback
Qua thông tin về Trackback và Pingback, các bạn thấy hai cách thức giao tiếp này khác biệt với nhau. Dưới đây là 3 điểm khác biệt nhất giữa Trackback và Pingback để các bạn hiểu hơn.
- Pingback sử dụng công nghệ giao tiếp khác với Trackback. Trong khi Pingback sử dụng XML-RPC thì Trackback lại sử dụng HTTP POST.
- Pingback có tính năng tự động phát hiện và gửi thông báo. Đối tượng là các link trong bài viết đến các URL tương ứng. Còn Trackback thực hiện thủ công bằng cách điền URL cần trackback tới một website.
- Pingback chỉ thông báo mà không gửi nội dung đi. Trackback sẽ chứa một thông điệp trong nội dung mà nó gửi đi.

6. Hướng dẫn vô hiệu hóa các Trackbacks, Pingbacks trong WordPress
Trackback và Pingback đều có những tính năng rất hữu ích đối với các trang web. Trong trường hợp spam quá nhiều, bảo mật trang web, ngăn chặn link độc thì phải vô hiệu hóa chúng.
Vậy vô hiệu hóa các Trackbacks, Pingbacks trong WordPress như thế nào? Các bạn hãy tham khảo những hướng dẫn mà chúng tôi cung cấp để biết cách thực hiện nhé!
Bước 1: Các bạn truy cập vào Admin website WordPress. Sau đó, nhấn vào mục Post >> Rồi chọn All posts.

Bước 2: Màn hình hiện ra cửa sổ mới, chọn nút Screen Options ở góc bên phải trên cùng.
Bước 3: Ở tùy chọn “Number of items per page”, các bạn nhập 999, rồi nhấn nút “Apply”. Khi đó, tất cả danh sách các bài đã đăng được tải lại và hiển thị. Nó sẽ hiện tối đa 999 bài đã đăng.

Bước 4: Nhấn vào mục “Title” để chọn tất cả các bài viết.
Bước 5: Nhấn nút “Bulk Actions”. Sau đó, chọn “Edit” rồi tiếp tục nhấn “Apply”.

Bước 6: WordPress sẽ hiển thị một “Bulk Edit box” với toàn bộ bài đăng đã được chọn. Ở trong “Bulk Edit box”, các bạn tìm tùy chọn “Ping”. Sau đó, nhấn đổi thành ‘Do not allow’.
Bước 7: Nhấn update để lưu thay đổi của bạn. Khi đó, WordPress sẽ cập nhật và tắt Pingback trên tất cả các bài đăng được chọn.

Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu về Pingback, Trackback là gì. Sự khác nhau giữa Pingback và Trackback giúp ích cho bạn ứng dụng và vô hiệu hóa tính năng này. Hy vọng bạn đạt được hiệu quả mong muốn trong quá trình xây dựng và phát triển website của mình.
- Website: https://lanit.com.vn/.
- Hotline: 0945.96.95.94.
- Địa chỉ: Tòa nhà CT5 X2 Bắc Linh Đàm – P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội.