Bảo mật HTTPS? SSL? TẦM QUAN TRỌNG HTTPS, SSL đối với doanh nghiệp

Truy cập internet sẽ có nhiều thời điểm bạn gặp tình trạng website bị trình duyệt cảnh bảo không an toàn, không bảo mật. Khi nhìn thấy những cảnh báo đỏ đó, chúng ta sẽ out ngay ra khỏi website đó, dù nội dung trong đó có hay như thế nào.

Đó là lý do tại sao sinh ra HTTPS, chứng chỉ bảo mật SSL. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết về các giao thức mang tới sự an toàn cho website. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu giao thức HTTP – giao thức truyền văn bản sử dụng rộng rãi.

Giao thức HTTP

Giao thức HTTP là gì?

HTTP viết tắt HyperText Tranfer Protocol, là giao thức truyền văn bản giữa webserver đến các trình duyệt web: Chrome, safari, firefox… trên máy tính client.

Ví dụ: Bạn truy cập vào một website, nếu giao thức http:// được thêm trước tên miền. Chứng tỏ trang web đang sử dụng giao thức http để truy xuất.

Lỗ hổng bảo mật khi dùng giao thức HTTP

Đối với Website http, tất cả thông tin trao nhận giữa máy tính client và máy chủ web truyền đi bằng văn bản thô, qua mạng internet công cộng. Trên đường đi, tin tặc ở đâu đó trên internet sẽ dễ dàng đánh cắp các văn bản thô.

Rất nguy hiểm nếu văn bản của bạn truyền đi là những dữ liệu quan trọng có chứa thông tin cá nhân: Tên, số điện thoại, email, địa chỉ, thông tin về thẻ ngân hàng, mật khẩu….

Đây là kẽ hở an ninh mạng rất nguy hiểm. Giao thức HTTPS ra đời nhằm hạn chế lỗ hổng bảo mật này.

Tìm hiểu giao thức bảo mật HTTPS

Giao thức HTTPS Là gì?

HTTPS –  là tên viết tắt từ cụm từ Secure HyperText Transfer Protocol. Đây là giao thức truyền dữ liệu siêu an toàn. Bạn có thể hiểu nôm na nó chính là giao thức HTTP cộng thêm tính năng bảo mật.

HTTPS có nhiệm vụ mã hóa dữ liệu truy xuất bởi http

Bảo mật HTTPS? SSL? TẦM QUAN TRỌNG HTTPS, SSL đối với doanh nghiệp

Cơ chế hoạt động giao thức HTTPS?

Tất cả dữ liệu nhập, truyền qua giao thức https được mã hóa bằng các ký tự không thể giải mã trên đường truyền internet. Tin tặc dù có đánh cắp thông tin cũng không mã hóa dữ liệu.

Website thương mại điện tử, bán hàng, yêu cầu nhập thông tin cá nhân, mật khẩu, thẻ ngân hàng…thường dùng giao thức Https. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết website khuyến khích sử dụng giao thức này.

Ví dụ: Bạn muốn truy cập website của công ty LANIT đăng ký thuê Hosting. Tức là bạn sẽ có những giao dịch online trên đó, bạn cần phải khai báo thông tin cá nhân của mình. Gõ tên website, bạn thấy đằng trước tên web đó là giao thức https://lanit.com.com

Khi xuất hiện https:// và ổ khóa trước https://, chứng tỏ bạn đã truy cập vào một trang web bảo mật, nơi dữ liệu nhạy cảm sẽ được bảo vệ trên đường truyền. Bạn hoàn toàn yên tâm trải nghiệm dịch vụ mua sắm trên đó.

HTTPS bảo mật dữ liệu bằng cách sử dụng một trong 2 giao thức: SSL và TLS.

Bài viết này chúng tôi gửi tới bạn giao thức phổ biến SSL.

Chứng chủ bảo mật SSL

Bảo mật SSL là gì?

SSL viết tắt của Secure Sockets Layer. Là một chứng chỉ bảo mật, được tổ chức quốc tế cung cấp cho website. Nó mã hóa khóa công khai để bảo mật dữ liệu.

Một website cài đặt SSL khi truy cập có biểu tượng khóa an toàn và giao thức https.

Bảo mật HTTPS? SSL?

Cơ chế bảo mật ssl hoạt động như thế nào?

Ví dụ: Một máy tính kết nối với 1 trang web bảo mật SSL, trình duyệt web máy tính yêu cầu trang web đó phải chứng thực danh tính, sau đó máy chủ web gửi cho máy tính một bản sao chứng chỉ SSL.

Nhận được chứng chỉ SSL từ máy chủ, trình duyệt máy tính kiểm tra đảm bảo chứng chỉ đó đáng tin cậy. Khi tin tưởng, máy tính client gửi tin nhắn phản hồi máy chủ web, máy chủ web gửi phản hồi lại xác nhận kiểm tra chứng chỉ SSL hoàn thành.

Các bước kiểm tra hoàn tất, dữ liệu mã hóa sẽ được trao đổi.

Chứng chỉ bảo mật ssl là gì?

Là chứng chỉ kỹ thuật số xác định danh tính của trang web. Về cơ bản nó cho biết rằng trang web bạn truy cập đáng tin cậy.

Tầm quan trọng bảo mật HTTPS, SSL đối với doanh nghiệp

Bạn thấy đấy, hiện nay không chỉ các trang web cần lưu trữ thông tin khách hàng mới sử dụng giao thức HTTPS bảo vệ bởi SSL, mà ngay cả những trang tin tức thông thường cũng đăng ký SSL.

  • Google đánh giá cao website giao thức https: Những trang web giao thức http bị google đánh giá không an toàn, gây bất lợi cho việc tối ưu seo web.
  • Tạo độ uy tín đối với khách hàng: Khách hàng khó có thể tin tưởng web bị cảnh báo không an toàn cho người truy cập.
  • Tối ưu chi phí quảng cáo google, facebook: Trải nghiệm người dùng được các ông lớn trong ngành công nghệ quan tâm nhất. Do đó, họ sẽ mang đến khách hàng những website mang đến khách hàng nhiều lợi ích nhất, an toàn nhất.

Một số ngành: tài chính , doanh nghiệp bắt buộc sử dụng tiêu chuẩn bảo mật, nếu muốn nhận thanh toán qua thẻ tín dụng qua website. Một trong số yêu cầu quan trọng đó là chứng chỉ SSL/TLS.

Đăng ký bảo mật SSL cho Website như thế nào?

Đăng ký bảo mật SSL mang tới nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp hay cá nhân sở hữu website. Bạn chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ khoảng vài trăm nghìn mỗi năm, sẽ có chứng chỉ bảo mật cho website riêng mình.

LANIT – Nhà cung cấp chứng chỉ SSL giá rẻ, uy tín cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu bảo vệ Website và khách hàng luôn an toàn, chỉ với giá 230.000 VNĐ/1 Năm. Ngoài ra, LANIT hỗ trợ khách hàng cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí, nhanh chóng

Nếu có nhu cầu Mua SSL, hãy liên hệ với LANIT. 

Hotline: 0945.96.95.94 và 0247.10.88.444

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!