Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC

Đối với những anh chị làm IT mảng lập trình thì mô hình MVC không có gì xa lạ. Họ thường xuyên sử dụng mô hình MVC để tạo ra những dự án thành công. Vậy mô hình MVC trong Java là gì? Lợi ích mô hình MVC mang đến? Ứng dụng của nó vào trong lập trình như thế nào?… Nếu bạn mới chập chững vào nghề còn nhiều thứ chưa nắm rõ về mô hình này thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ từ LANIT trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC
Mô hình MVC trong Java được giới lập trình đặc biệt quan tâm

Mô hình MVC trong Java là gì?

MVC được viết tắt từ Model View Controller. Đây là mô hình phần mềm dùng để tạo lập giao diện người dùng trên máy tính. Mô hình MVC bao gồm ba bộ phận chính là Model, View và Controller. Mỗi thành phần có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng giữa chúng có sự tương tác qua lại, hỗ trợ nhau. Trong đó:

  • Model có chức năng quản lý và xử lý dữ liệu.
  • View có nhiệm vụ hiển thị dữ liệu cho người dùng. 
  • Controller có chức năng điều khiển tương tác giữa Model và View.

Mô hình MVC trong Java giúp lập trình viên dễ dàng tách biệt giữa cách thức dữ liệu nội hàm với dữ liệu hiển thị. Sự tương tác qua lại giữa ba thành tố Model, View, Controller tạo nên hiệu quả tốt nhất cho việc lập trình. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về chức năng của từng thành phần trong MVC trong phần tiếp theo để từ đó hiểu và ứng dụng tốt nhất nhé!

Quan tâm dịch vụ chất lượng tại LANIT: Mua Vps tốc độ cao

Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC
MVC là một trong mô hình lập trình hiện đại nhất hiện nay

Các thành phần trong mô hình MVC trong Java

1. Model

Một trong những thành phần quan trọng nhất của mô hình MVC trong Java. Đây là bộ phận làm nhiệm vụ quản lý dữ liệu. Model có chức năng vận chuyển thông tin từ nội hàm để hiển thị đến người dùng thông qua màn hình và xử lý các thông tin để người dùng dễ dàng tiếp cận nhất.

Model hoàn toàn độc lập với các thành phần còn lại trong MVC và nó chứa các tác vụ cần thiết nhất cho quá trình lập trình .

2. View

Thành phần tiếp theo chúng ta sẽ nhắc đến ở mô hình MVC trong Java, đó là View. Đối với người dùng thì View có vai trò thiết yếu. Nó thực hiện nhiệm vụ tạo tương tác với người dùng và hiển thị các kết quả từ tầng Controller. Đồng thời, View cũng thực hiện việc tiếp nhận các hoạt động, yêu cầu của người dùng để chuyển đến Controller xử lý.

Mo Hinh Mvc Trong Java La Gi 03 2
Model-View-Controller trong mô hình MVC hoạt động tách biệt

Nói một cách dễ hiểu. Các thành phần trong MVC giống như một website. View chính là các trang giao diện hiển thị những gì mà người dùng nhìn thấy

3. Controller

Khi nhắc tới các thành phần ở mô hình MVC nhất định không thể bỏ qua Controller. Nếu không có thành phần này thì mọi hoạt động của Model hay View đều không còn giá trị.

Controller thực hiện chức năng kết nối tương tác giữa View và Model. Nó định nghĩa các lệnh và thực hiện xử lý các lệnh trong hệ thống. Controller đối chiếu hành động của người dùng từ View và tương tác với Model để chuyển tải thông tin cần thiết đến người dùng.

Tại sao lập trình viên nên sử dụng mô hình MVC trong lập trình?

Lý do để các lập trình viên phải sử dụng mô hình MVC là gì? Đó là:

  • MVC giúp phát triển nhanh chóng bất kỳ ứng dụng web nào. Nó có thể hoàn thành công việc sớm gấp 3 lần so với các mô hình khác.
  • Cho phép tạo nhiều view trong một mô hình, giúp các Coder thoải mái sáng tạo.
  • Các thành phần trong MVC hoạt động độc lập nên các sửa đổi không gây ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình.
  • MVC Model có thể trả về dữ liệu mà không cần định dạng. Phần mềm cho phép các thành phần giống nhau hiển thị trên mọi giao diện.
  • Nền tảng MVC rất thân thiện với seo. Nhờ đó có thể dễ dàng phát triển các URL thân thiện, giúp seo tốt hơn để thu hút lượng người truy cập.
  • MVC tích hợp với cả JavaScript Framework nên các ứng dụng trong MVC hoạt động được với cả file PDF. Ngoài ra, MVC còn hỗ trợ kỹ thuật Asynchronous, giúp các nhà sáng chế phát triển được các ứng dụng load nhanh.
Mo Hinh Mvc Trong Java La Gi 04 1
Mô hình MVC được ứng dụng để tối ưu lập trình web

Ưu và nhược điểm mô hình MVC

Một điều mà trước khi sử dụng mô hình MVC, các lập trình viên đều rất quan tâm đến điểm mạnh và những điểm yếu của nó mang lại? Vậy ưu điểm và nhược điểm mô hình MVC là gì? Mời bạn tiếp tục tìm hiểu trong những chia sẻ tiếp theo!

Ưu điểm mô hình MVC

  • Mô hình MVC mang đến sự chuyên nghiệp trong lập trình và phân tích đối tượng.
  • Phần mềm có băng thông nhẹ nên hoạt động của website sẽ ổn định hơn.
  • Dễ dàng kiểm tra thông tin, phát hiện lỗi phần mềm.
  • Các thành phần trong ứng dụng được phân tách rõ ràng và độc lập khiến cho việc sử dụng, thao tác các lệnh trở nên đơn giản, thuận tiện hơn. Việc nâng cấp, bảo trì từng thành tố cũng dễ dàng.
  • Model – View – Controller dù độc lập nhưng lại có mối quan hệ tương tác với nhau. Nó tạo nên một thể nhất quán trong quá trình lập trình.
  • MVC hỗ trợ test driven development, có thể tạo ra ứng dụng với unit test.

Nhược điểm mô hình MVC

  • MVC chưa thực sự thích hợp với các ứng dụng nhỏ.
  • Sử dụng mô hình MVC tốn rất nhiều thời gian, dễ gây ra áp lực trong khi lập trình.
  • Đòi hỏi người dùng phải có kiến thức để vận dụng.
  • Mô hình này sử dụng rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nên có thể tạo ra sự cồng kềnh trong quá trình trung chuyển dữ liệu.

Ứng dụng mô hình MVC trong lập trình

Mô hình MVC được ứng dụng trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các ngôn ngữ được ứng dụng nhiều nhất, đó là PHP MVC, Java MVC và ASP.NET MVC. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng để phát triển tốt cả front end và back end trong cùng một hệ thống.

Việc ứng dụng mô hình MVC trong Java Swing giúp cho việc thiết kế web cũng rất đơn giản hơn. Các lập trình viên chỉ cần nắm rõ chức năng của từng thành phần là có thể triển khai. Đối với các dự án lớn, mô hình MVC giúp giảm thiểu chi phí, thời gian và mang lại hiệu quả cao. Bởi phần mềm được tích hợp các tính năng hữu ích và hiện đại nhất.

Ví dụ mô hình MVC trong lập trình

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình MVC trong Java là gì, chúng tôi xin đưa ra demo ứng dụng đăng nhập thông qua user và mật khẩu. Trong demo sử dụng IDE Eclipse.

Bước 1: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc tạo một project, với 4 class (như hình)

Mo Hinh Mvc Trong Java La Gi 05 1
Ví dụ về cấu trúc thư mục trong lập trình Java

Bước 2: Thiết lập trong Model với các thành phần (như hình)

Mo Hinh Mvc Trong Java La Gi 06 1
Ví dụ về tạo Model trong MVC

Bước 3: Tạo View

Đối với thành phần này có 2 phương thức để tạo View trong MVC mà các lập trình có thể ứng dụng:

  • ShowMessage(): Có tính năng hiển thị thông tin cho người sử dụng.
  • GetUserInfo(): dùng để thu thập thông tin user mà người dùng đăng nhập vào web.
Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC
View được tạo ra trong lập trình

Bước 4: Kiểm tra tài khoản và mật khẩu người dùng trong Controller. Nếu thông tin chính xác nghĩa là sẽ đăng nhập thành công.

Mo Hinh Mvc Trong Java La Gi 08 1
Ví dụ về tạo Controller

Bước 5: Kiểm tra kết quả hiển thị trong Main

Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC
Thông tin hiển thị trong Main

Bước 6: Xem kết quả sau khi chạy chương trình MVC trong Java

Mô hình MVC trong Java là gì? Ví dụ cụ thể ứng dụng mô hình MVC
Kết quả sau khi ứng dụng MVC lập trình thành công

Lời Kết

Trên đây là những giải đáp từ LANIT cho những câu hỏi được nhiều anh chị quan tâm: Mô hình MVC trong Java là gì? Chi tiết các thành phần trong MVC? Lý do nên sử dụng mô hình này, những ưu nhược điểm và những ví dụ cụ thể về MVC. Chúng tôi hy vọng rằng, các bạn đã nắm được các chức năng của phần mềm này và ứng dụng MVC vào công việc của mình để mang lại hiệu suất cao nhất trong các dự án.

Chúc các bạn thành công!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!