WebRTC là gì?
WebRTC viết tắt bởi Web Real-Time Communication có nghĩa là Giao tiếp thời gian thực trên web. Đây là công nghệ nguồn mở cho phép trao đổi dữ liệu và giao tiếp theo thời gian thực trên các trình duyệt web và thiết bị khác nhau. Công nghệ này tập trung vào lưu lượng âm thanh, video và dữ liệu qua Internet.
WebRTC là kỹ thuật hay ho giúp thiết lập giao tiếp mà không cần thiết lập bất kỳ cài đặt hoặc trình cắm bên ngoài nào. Và khi không có WebRTC, các thiết bị không thể kết nối với nhau trừ khi có máy chủ trung gian. Đây được xem là công cụ quan trọng để liên lạc và chia sẻ dữ liệu hiện nay.
Thành phần chính của WebRTC
Dưới đây là các thành phần chính của WebRTC:
MediaStream: Thành phần này cho phép truy cập vào các thiết bị như camera, micro từ phía người dùng với JavaScript. Nó giúp thu thập và chuyển đổi âm thanh và video từ các thiết bị đầu vào.
RTCPeerConnection: Là thành phần chính của WebRTC, RTCPeerConnection giúp quản lý kết nối và truyền dữ liệu thời gian thực giữa hai máy tính hoặc hai thiết bị. Nó có vai trò mãi hóa dữ liệu và giải mã dữ liệu, quản lý độ trễ, chất lượng, thực hiện các chức năng kết nối khác.
RTCDataChannel: Nó cho phép truyền dữ liệu đối tượng giữa các đầu cuối mà không thông qua máy chủ, nó cung cấp cổng truyền thông đủ chức năng, cho phép truyền dữ liệu theo thời gian thực, tin cậy và an toàn.
3 thành phần chính của WebRTC hoạt động cùng nhau để tạo thành kết nối thời gian thực giữa các trình duyệt và thiết bị, cho phép các ứng dụng thực hiện các chức năng của mình như gọi video, truyền dữ liệu thời gian thực mà không cần cài đặt plugin hỗ trợ.
Lợi ích khi sử dụng WebRTC
WebRTC ra đời đã mở ra một thế giới mới để nâng cao trải nghiệm người dùng. Cụ thể nó mang đến một số lợi ích như sau:
Mã nguồn mở Miễn Phí
WebRTC là dự án mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được W3C phát triển, nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng cá nhân và thương mại. Các công ty có thể sử dụng nó để cung cấp các ứng dụng giao tiếp video trên trình duyệt dưới dạng dịch vj mà không phải trả tiền để chơi.
Ngoài ra, các nhà phát triển cũng có thể tạo phương thức liên lạc trong nội bộ nhanh chóng với WebRTC. Nó cũng dễ dàng sử dụng và cải tiến.
Linh hoạt
Kỹ thuật WebRTC mang đến sự linh hoạt cho các nhóm phát triển sử dụng trong ứng dụng hoặc phần mềm theo nhu cầu của mỗi người. Nó cho phép có các phần mềm mới, giúp hiện đại hóa giao tiếp trực tuyến và thúc đẩy cải tiến trong tương lai.
Tương thích với nhiều trình duyệt và HĐH
WebRTC không phải là mã nguồn mở độc quyền, thay vào đó, hầu hết trên các trình duyệt và thiết bị đều có thể tương thích WebRTC. Thêm vào đó, nó cũng tương thích với các ứng dụng mobile, HĐH di động, cho phép có nhiều quyền truy cập vào các ứng dụng WebRTC. Từ đó, giúp bạn tiếp cận được nhiều người dùng bằng các công cụ giao tiếp có thể tải xuống.
Bạn có thể sử dụng nó dễ dàng mà không cần phải tải và cài đặt các ứng dụng bên ngoài nào, cuộc trò chuyện được thực hiện ngay trên trình duyệt của bạn. Điều này thật tiện lợi phải không nào.
WebRTC Có An Toàn Không?
WebRTC tự động mã hóa các dữ liệu được truyền bằng API của nó. Khi có bất kỳ ai cố gắng đột nhập vào cuộc gọi video hoặc truyền dữ liệu bằng WebRTC, họ sẽ không thể giải mã được bất cứ điều gì cả.
Điều này khiến cho việc sử dụng WebRTC trở nên an toàn hơn khi thông tin cuộc nói chuyện video được đảm bảo an toàn, không bị rò rỉ ra ngoài. Mã hóa dữ liệu này cũng giúp các nhà cung cấp dịch vụ tuân thủ luật an toàn thông tin người dùng.
Tương tự như nhiều công nghệ khác, WebRTC cũng có thể có những thách thức về an toàn và bảo mật. Các nhà phát triển cần thực hiện và duy trì các biện pháp bảo mật phù hợp và cập nhật phiên bản để dảm bảo tính an toàn và tuân thủ chuẩn bảo mật hiện đại.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của LANIT về WebRTC là gì? Thành phần và lợi ích của WebRTC mang lại. Nếu bạn còn có thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về dịch vụ lưu trữ như hosting giá rẻ, thuê vps, liên hệ LANIT ngay nhé!