Hosted Virtual Desktop là gì?
Hosted Virtual Desktop (HVD) là một môi trường máy tính để bàn được lưu trữ dựa trên đám mây được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ, được thực thi trên máy ảo VM. Người dùng có thể kết nối với máy tính để bàn ảo của họ từ nhiều thiết bị khác nhau, miễn là có kết nối Internet, thông qua một giao diện từ xa. HVD mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng để truy cập dữ liệu trên máy chủ trung tâm do nhà cung cấp máy tính để bàn ảo lưu trữ cung cấp.
Hosted Virtual Desktop hoạt động như thế nào?
HVD là dịch vụ đám mây được cấp và quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ HVD. Họ sẽ cung cấp thông tin đăng nhập cho người dùng sử dụng dịch vụ và những thông tin này sẽ được sử dụng để truy cập vào máy tính để bàn ảo HVD từ bất kỳ thiết bị hay vị trí nào.
HVD được vận hành bằng cách đưa ra môi trường máy tính từ những máy chủ tập trung tới người dùng qua internet. Bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa, nhiều máy ảo hoạt động trên một máy chủ vật lí duy nhất, mỗi máy ảo sẽ cung cấp trải nghiệm máy tính để bàn riêng lẻ hoàn chỉnh với hệ điều hành và ứng dụng riêng. Ngoài ra, nó cũng bao gồm các công cụ để quản lý và bảo trì như các bản cập nhật và vá lỗi. Điều này cho phép bạn tái sử dụng tài nguyên hiệu quả và linh hoạt, cho phép các tổ chức mở rộng quy mô theo nhu cầu.
Người dùng HVD từ xa có thể truy cập bằng nhiều thiết bị khác nhau thông qua Remote Desktop Protocol (RDP). Các biện pháp xác thực gồm mật khẩu và xác thực đa lớp, đảm bảo chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào máy ảo của họ. Sau khi xác thực, người dùng sẽ làm việc với một giao diện máy tính để bàn quen thuộc nơi họ sẽ tương tác với các ứng dụng và tệp như khi làm việc với máy cục bộ.
Lợi ích mà công nghệ HVD mang lại cho doanh nghiệp 4.0
Giảm thiểu chi phí:
Lợi ích quan trọng hàng đầu của HVD mang lại cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí CNTT, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Bằng cách chuyển sang môi trường máy tính để bàn ảo, cung cấp quyền truy cập từ xa vào các ứng dụng được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc mua, nâng cấp và bảo trì phần cứng. Doanh nghiệp chỉ cần chi trả chi phí cho mức sử dụng, chỉ chi trả tiền cho các máy tính để bàn ảo đang được sử dụng.
Tính linh hoạt và di động:
Tính năng nổi bật của HVD là khả năng truy cập môi trường máy tính để bàn từ xa ở bất kỳ vị trí nào, miễn là có kết nối Internet. Điều này giúp nhân viên có thể làm việc từ xa một cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả, từ đó doanh nghiệp không tốn chi phí cho các giải pháp khác như VPN. Công nghệ này thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên và đảm bảo tính liên tục của doanh nghiệp.
Quản lý tập trung:
HVD là giải pháp giúp đơn giản hóa việc quản lý CNTT bằng cách tập trung kiểm soát môi trường máy tính để bàn. Quản trị viên CNTT có thể triển khai các bản cập nhật, bản vá và ứng dụng phần mềm trên các máy tính để bàn ảo từ một vị trí duy nhất, đảm bảo tính nhất quán và tiết kiệm thời gian cho các tác vụ bảo trì. Cách tiếp cận này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ các giao thức bảo mật và các yêu cầu quy định.
Bảo mật nâng cao:
Bảo mật luôn là mối quan tâm chính khi làm việc tại nhà với nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp. Với HVD, dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ đám mây an toàn thay vì các thiết bị người dùng. Điều này giúp người dùng có thể truy cập máy tính để bàn và ứng dụng từ bất kỳ đâu trong khi vẫn đảm bảo khả năng bảo mật và hiệu suất mạnh mẽ nhờ các giải pháp mã hóa, xác thực đa yếu tố, sao lưu thường xuyên. Mặt khác, HVD cũng giải thiểu nguy cơ mất dữ liệu hoặc bị đánh cắp bằng việc cô lập dữ liệu trên đám mây thay vì được lưu trữ trên các thiết bị đầu cuối.
Khả năng mở rộng:
Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô môi trường máy tính để bàn nhanh chóng theo nhu cầu, biến động thị trường. HVD cho phép doanh nghiệp cung cấp hoặc ngừng hoạt động máy tính để bàn ảo một cách dễ dàng. Điều này sẽ đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ tối ưu được khả năng sử dụng, giảm thiểu chi phí với những thay đổi nhu cầu theo điều kiện thị trường.
Trải nghiệm người dùng nhất quán
HVD cung cấp cho người dùng môi trường có thể tùy chỉnh theo nhu cầu. Người dùng có thể thêm hoặc xóa ứng dụng, thay đổi cài đặt và cá nhân hóa môi trường làm việc để phù hợp với các điều kiện của họ. Nó cung cấp trải nghiệm người dùng nhất quán trên mọi thiết bị, người dùng có thể truy cập máy tính để bàn và các ứng dụng của họ từ bất kỳ thiết bị nào, vị trí nào mà vẫn đảm bảo hiệu suất và chức năng như trong môi trường máy tính để bàn truyền thống.
Bảo trì dễ dàng
Việc bảo trì phần cứng và nâng cấp máy tính để bàn ảo được nhà cung cấp dịch vụ HVD phụ trách, doanh nghiệp không phải mất thời gian cũng như chi phí cho đội ngũ CNTT trong việc bảo trì phần cứng.
Cải thiện tính hợp tác:
HVD tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, nhất là trong môi trường làm việc phân tán. Người dùng có thể truy cập các ứng dụng và dữ liệu được chia sẻ trong thời gian thực, cho phép kết nối và làm việc một cách liền mạch, hiệu quả.
Tính khôi phục:
HVD có khả năng khôi phục các thảm họa của tổ chức. Bởi các ứng dụng, dữ liệu được quản lý tập trung và được sao lưu thường xuyên trên đám mây. Điều này giúp tăng khả năng phục phồi sau những sự cố thảm họa do tấn công mạng, lỗi phần cứng hoặc do thiên tai.
Cùng với những lợi ích trên, HVD cũng còn một số hạn chế như:
- Phụ thuộc vào Internet và sự ổn định
- Có thể giảm chi phí dài hạn nhưng doanh nghiệp sẽ cần xem xét chi phí về phần mềm ảo hóa, phần cứng máy chủ và nâng cấp mạng.
- Hiệu suất của HVD có thể thay đổi tùy theo dung lượng máy chủ, số lượng người dùng và loại ứng dụng
- HVD không thể tránh khỏi các mối đe dọa mạng
Ứng dụng của công nghệ HVD
Làm việc từ xa và liên lạc từ xa:
Với sự gia tăng của làm việc từ xa, HVD cho phép nhân viên truy cập vào môi trường máy tính để bàn của họ từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Nhân viên có thể sử dụng thiết bị cá nhân của họ để kết nối an toàn với máy tính của công ty khi họ có quyền truy cập vào các ứng dụng cần thiết mà không ảnh hưởng đến bảo mật.
Trong tổ chức giáo dục
Các trường đại học, tổ chức giáo dục có thể sử dụng HVD để cung cấp cho sinh viên, học sinh và giáo viên các quyền truy cập vào ứng dụng. Sinh viên có thể sử dụng thiết bị của mình để vào các tài nguyên khi có quyền truy cập.
Trong môi trường chăm sóc sức khỏe
HVD cho phép các chuyên gia y tế, bác sĩ truy cập dữ liệu bệnh nhân một các an toàn từ bất kỳ đâu. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự cộng tác giữa các nhóm chăm sóc sức khỏe bằng cách cho phép nhiều người dùng truy cập các ứng dụng, dữ liệu dùng chung trong thời gian thực.
Các nhà phát triển phần mềm
Các nhà phát triển có thể tận dụng HVD để tạo môi trường biệt lập để thử nghiệm các ứng dụng mới, giúp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao năng suất làm việc hiệu quả.
Giúp phục hồi thảm họa
HVD giúp phục hồi thảm họa và kinh doanh liên tục bằng cách tập trung lưu trữ dữ liệu và môi trường máy tính để bàn.
Trong lĩnh vực tài chính:
HVD có thể cung cấp quyền truy cập an toàn vào dữ liệu nhạy cảm, đồng thời đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định nghiệm ngặt. Các nhà phân tích tài chính, nhà giao dịch và nhân viên có thể truy cập máy tính để bàn an toàn và làm việc với các ứng dụng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ vi phạm dữ liệu. Nó cũng giúp làm việc từ xa hiệu quả trong môi trường Internet phát triển như hiện nay.
So sánh sự khác nhau giữa HVD và VDI
Cả HVD và VDI đều là các giải pháp máy tính để bàn ảo cung cấp môi trường làm việc từ xa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai giải pháp này có sự khác biệt về cách thức hoạt động và cách sử dụng.
Sau đây là bảng so sánh chi tiết!
Quản lý CNTT
VDI: Tất cả máy tính để bàn dược tạo trên máy chủ từ xa cục bộ nên có thể đưa nhóm làm việc làm mạng CNNT trung tâm. Tuy nhiên, giải pháp này doanh nghiệp phải quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng, triển khai máy tính để bàn, cài đặt, cập nhật nên cần nguồn lực chất lượng và chi phí lớn để kiểm soát và duy trì chất lượng máy tính để bàn.
HVD: Giải pháp này sẽ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây, họ sẽ thực hiện các công việc về triển khai, bảo trì, cài đặt, nâng cấp. Đơn vị cung cấp sẽ phụ trách việc giám sát máy tính để bàn ảo nên đảm bảo hiệu suất sử dụng cho người dùng. Do đó, bạn có thể tập trung hơn để phát triển doanh nghiệp khi tận dụng HVD.
Bảo mật
VDI: Máy chủ và thiết bị lưu trữ được lưu giữ tại đơn vị doanh nghiệp nên đòi hỏi cao việc giám sát liên tục các vấn đề có thể xảy ra. Bạn khó có thể kiểm soát được toàn bộ các vấn đề về an ninh, mặc dù bạn đã trang bị tường lửa, phần mềm diệt virus.
HVD: Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ có kinh nghiệm xử lý các vấn đề về bảo mật hơn so với doanh nghiệp. Họ áp dụng nhiều biện pháp bảo mật như vá lỗi, tăng cường bảo mật hệ điều hành, mã hóa dữ liệu, phát hiện và ngăn chặn xâm nhập để giám sát liên tục các hành vi tấn công dữ liệu. Dữ liệu của bạn được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu có sự giám sát chuyên nghiệp, chặt chẽ.
Ngân sách
VDI: Doanh nghiệp sẽ phải đầu tư vốn ban đầu lớn khi phải tự mua máy chủ, máy tính để bàn cao cấp, cáp LAN và setup cơ sở hạ thầng. Ngoài ra, bạn còn phải tốn ngân sách cho việc thuê các chuyên gia, đội ngũ IT chuyên nghiệp để quản lý, xử lý các vấn đề về triển khai, bảo trì,…Còn thêm các chi phí về điện, mạng Internet,…
HVD: Do được cung cấp dịch vụ bởi các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, nên bạn sẽ chỉ phải chi trả cho phần mà mình sử dụng. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản đầu tư ban đầu lớn và chuyển từ chi phí cố định sang chi phí hoạt động của mình. Hơn nữa, các gói dịch vụ đa dạng, có thể thanh toán theo nhiều chu kỳ, khi bạn thuê chu kỳ dài hạn, giúp tối ưu chi phí cho bạn. Bạn hoàn toàn không mất thêm các chi phí khác như điện, mạng, bảo trì,…
Tính liên tục của doanh nghiệp
VDI: Trong trường hợp không may xảy ra các sự cố hay thảm họa, hệ thống máy chủ tại chỗ của bạn có thể bị hư hỏng, dẫn đến mất dữ liệu quan trọng và gây tốn kém về chi phí để khắc phục, sửa chữa. Điều này khiến cho việc tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn đến ảnh hưởng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
HVD: Các nhà cung cấp cung cấp cho bạn một tiện ích DRaaS, trong đó dữ liệu của bạn được sao chép và lưu trữ tại nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Do đó, cho dù có bất kỳ sự cố nào xảy ra ở một vị trí thì bạn vẫn có thể tiếp tục công việc của mình vì các nhà cung cấp có thể khôi phục dữ liệu trong thời gian ngắn.
Để quyết định nên chọn HVD hay VDI thì cần căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Có thể chọn VDI khi doanh nghiệp muốn kiểm soát hoàn toàn phần cứng, máy chủ và cơ sở hạ tầng khác nhưng đòi hỏi có ngân sách lớn. Còn doanh nghiệp có thể chọn HVD khi muốn tối ưu chi phí cho việc lưu trữ và không có kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống CNTT.
Lời kết
Trên đây, LANIT đã chia sẻ chi tiết về HVD – giải pháp máy tính để bàn ảo để làm việc từ xa hiệu quả được nhiều doanh nghiệp làm việc dựa trên đám mây lựa chọn. Dịch vụ này mang đến cho doanh nghiệp 4.0 những lợi ích về bảo mật, hiệu suất, tính linh hoạt và tối ưu chi phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ máy chủ ảo tại LANIT khi làm việc trong môi trường đám mây. Nếu có nhu cầu, liên hệ ngay với chúng tôi nhé!