Memcached Là Gì? Cách Hoạt Động & Sử Dụng Memcached trên WordPress

Memcached Là Gì? Memcached hoạt động như thế nào? Ưu điểm - hạn chế của Memcached là gì? Sử dụng Memcached như thế nào? Tất cả sẽ được LANIT chia sẻ dưới đây. Đọc ngay nhé!

Memcached là một cơ chế lưu trữ mạnh mẽ nằm trên server hosting của bạn, nó được thiết kế để giải quyết lượng lớn yêu cầu từ database. Nó cải thiện đáng kể thời gian tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách giảm áp lực database của bạn.

Những ông lớn như Youtube, Reddit, Facebook, X, và Wikipedia phụ thuộc vào Memcached để giảm tải tốc độ tải trang của họ. Kể cả những dịch vụ đám mây như Google App Engine, Microsoft Azure, IBM Bluemix và Amazon Web Service cũng sử dụng dịch vụ Memcached thông qua API của họ

Bài viết này sẽ chỉ ra lợi thế của Memcached đối với các trang WordPress thông qua cách xử lí yêu cầu từ database, cải thiện hiệu suất và giảm tốc độ tải trang để tăng trải nghiệm người dùng.

Memcached là gì?

Khái niệm này được định nghĩa trên trang chính thức của Memcached: Memcached là mã nguồn mở và miễn phí, hiệu suất lớn, bộ nhớ đệm cho dữ liệu phân tán, được thiết kế để tăng tốc các ứng dụng sử dụng web bằng cách giảm tải Database. Memcached là kho lưu trữ những memory-key trong bộ nhớ dành cho các khối dữ liệu tùy chỉnh từ yêu cầu của database, API, hoặc hiển thị trang web.

Memcached Là Gì? Cách Hoạt Động & Sử Dụng Memcached trên WordPress
Memcached là gì?

Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản, Memcached là hệ thống bộ nhớ đệm đối tượng tạm thời được lưu trữ trong các chuỗi và đối tượng trong RAM server do xử lý kết quả từ yêu cầu của database, API hoặc tải trang web. Server sử dụng cơ chế này có thể được gọi là Memcached servers.

Tìm hiểu về Memcached và Object Caching đơn giản nhất

Page caching (bộ nhớ đệm trang) xử lý các tài nguyên tĩnh như ảnh, HTML, CSS và file JS. Đồng thời tối ưu hóa bộ nhớ đệm của trình duyệt người dùng, trong khi object caching (bộ nhớ đối tượng) tập trung vào database

Nhiệm vụ chính của Object caching là lưu trữ kết quả truy vấn từ database. Khi người dùng hoặc trình duyệt đặt yêu cầu tới trang web của bạn, nó sẽ tạo ta các truy vấn tới database. Tuy nhiên, với số lượng lớn yêu cầu sẽ dễ dẫn đến server bị quá tải và khiến hiệu suất website chậm đi.

Để khắc phục vấn đề này, WordPress đã giới thiệu đến các lớp object caching của mình – WP_Object_Cache vào năm 2005. WP_Object_Cache đóng vai trò hoạt động như một cơ chế lưu trữ kết quả của các truy vấn database, cải thiện hiệu suất trang web và giảm thời gian tải cho Server.

Bằng cách tận dụng Object caching, các trang web WordPress giờ đây có thể tối ưu hóa hiệu suất Database hiệu quả, mang lại thời gian phản hồi nhanh chóng, trải nghiệm người dùng mượt mà hơn.

So sánh WordPress Redis vs Memcached

Memcached và Redis WordPress đều sử dụng database in-Memcachedory nhưng cả 2 đều có một số đặc điểm riêng biệt. Cùng đi tìm hiểu điểm khác biệt này ngay bảng dưới đây nhé!

Tiêu chíMemcachedRedis
Mức dễ dùngDễ cài đặt và giao diện thân thiệnDễ cài đặt và giao diện thân thiện
Độ trễMillisecondMillisecond
Mã nguồn mở
Ngôn ngữ lập trìnhTương thích với mọi ngôn ngữ phổ thôngTương thích với mọi ngôn ngữ phổ thông
EngineĐa luồngMột luồng
Giới hạn độ dài250 ký tự (1 MB)Hỗ trợ file cỡ lớn (lên đến 512MB)
Khả năng mở rộngTheo chiều dọcCả ngang và dọc
Độ bền dữ liệuKhông
Cơ chế failoverKhôngHỗ trợ phục hồi và backup Dữ liệu
Trường hợp sử dụngCaching và lưu trữ theo phiên Các quá trình phức tạp và đa nhiệm

Như vậy, qua bảng so sánh này, chúng ta có thể thấy Memcached và Redis đều dễ cài đặt và sử dụng, độ trễ tương đối thấp và tương thích với mọi ngôn ngữ lập trình phổ biến. Memcached phù hợp cho mục đích lưu trữ cache và bộ nhớ phiên, trong khi Redis lại vượt trội trong việc xử lý các quy trình phức tạp và đa nhiệm

Memcached là đa luồng, phù hợp để xử lý số lượng lớn dữ liệu, trong khi Redis là đơn luồng và phù hợp cho số lượng nhỏ hơn. Redis cung cấp cơ chế failover và lưu trữ dữ liệu, trong khi Memcached không hỗ trợ các tính năng này.

Lý do bạn nên sử dụng Memcached trên trang WordPress

Ví dụ Website WordPress của bạn có lượng truy cập cao và khi khách truy cập vào, họ sẽ được chào đón với tốc độ trải trang chậm do server không thể xử lý lượng yêu cầu? Bởi mỗi truy vấn từ database đều tăng gánh nặng cho server, gây tắc nghẽn hiệu suất. Memcached đã ra đời mang đến giải pháp mạnh mẽ để giảm bớt áp lực cho server bằng cách lưu vào bộ nhớ đệm được truy cập thường xuyên trong RAM.

Memcached tăng tốc cho các ứng dụng web động như trang thương mại, trang đăng kí/đăng nhập,… bằng cách giảm tải database. Bằng cách giữ cho server bớt áp lực, người dùng khi vào trang sẽ nhanh hơn, tăng trải nghiệm người dùng hiệu quả.

Để hiểu hơn về lý do bạn nên chọn Memcached trên trang WordPress, chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu điểm hạn chế của mã nguồn mở miễn phí ngay sau đây nhé!

Ưu điểm của Memcached WordPress

  • Thời gian phản hồi cực nhanh nhờ bộ nhớ in-memory key-value
  • Kiến trúc có thể mở rộng để mở rộng khả năng tính toán theo chiều dọc
  • Thân thiện, dễ sử dụng và linh hoạt để phát triển ứng dụng
  • Hỗ trợ các định dạng dữ liệu mở và tương thích với nhiều Client và ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Hạn chế của Memcached WordPress

  • Dữ liệu được lưu trữ tạm thời và có thế mất nếu phiên bản Memcached bị lỗi.
  • Khả năng hiển thị hạn chế của dữ liệu được lưu trữ khiến cho việc gỡ lỗi khó khăn hơn
  • Giới hạn cho một value là 250 ký tự (1MB)
  • Thiếu các tính năng bảo mật tích hợp, cần có biển pháp bảo vệ thủ công
  • Không có cơ chế dự phòng hoặc chuyển đổi dữ liệu.

Qua những đánh giá về ưu điểm – hạn chế trên của Memcached, bạn có thể xác định được nó có phù hợp với yêu cầu bộ nhớ đệm của mình hay không. Từ đó tìm hiểu cách hoạt động và sử dụng của nó.

Cách Memcached hoạt động như nào?

Bất kỳ khi nào người dùng/trình duyệt gửi yêu cầu đến Server cần xử lý dữ liệu và phản hồi khiến cho thời gian tải trang tăng lên. Và Memcached sẽ giảm tải chúng bằng cách lưu trữ các dữ liệu object trong bộ nhớ động tạm thời. Chúng lưu dữ liệu trên key value và kiểm tra bộ nhớ trước khi gửi yêu cầu tới database. Nếu cache đang chạy, nó sẽ trả lời yêu cầu mà không liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Memcached là một hệ thống bộ nhớ đệm đối tượng phân tán bao gồm bốn thành phần chính:

  • Client software: Nhận danh sách các server Memcached có sẵn được phân phối
  • Client- Based Hashing Algorithm: Chọn server dựa theo key values
  • Server Software: Lưu trữ data (value) và key vào một kho lưu trữ bí mật
  • Server Algorithms: Xác định thời điểm xóa dữ liệu cũ và sử dụng lại bộ nhớ

Các thành phần này cho phép Memcached lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Mỗi mục bao gồm một key, thời gian hết hạn, dữ liệu thô.

Khi một mục được yêu cầu, Memcached sẽ xác nhận thời gian hết hạn của nó để xem liệu chúng có còn hợp lệ không trước khi trả lời yêu cầu. Nếu không có cache, chúng sẽ yêu cầu đến cơ sở dữ liệu để xử lý và lưu trữ kết quả dưới dạng một mục. Nếu máy chủ hết cache, chúng sẽ tìm và thay thế các mục đã hết hạn. Nếu vẫn cần thông tin, Memcached sẽ tìm các mục không được yêu cầu trong một khoảng thời gian cụ thế. Bằng cách này, Memcached đã giữ thông tin được yêu cầu trong bộ nhớ động.

Ở cấp độ cao hơn, Memcached sẽ hoạt động như sau:

  • Kiểm tra dữ liệu được yêu cầu để xem chúng có được lưu trữ trong bộ nhớ đệm hay khộng
  • Hai kết quả đầu ra có thể là dữ liệu được lưu trong bộ nhớ đệm (quay lại dữ liệu được yêu cầu từ Memcached mà không cản trở database) hoặc dữ liệu chưa được lưu trong bộ nhớ đệm (Thực hiện truy vấn được yêu cầu, xử lý và truy vấn dữ liệu, lưu kết quả vào bộ nhớ).

Mỗi khi có bản cập nhật về một item hết hạn, Memcached sẽ cập nhật cache của chúng và đảm bảo mọi thông tin mới nhất được đưa ra theo yêu cầu.

Cách sử dụng Memcached trên trang WordPress

Cách 1: Cài đặt Memcached trên Server

Memcached không yêu cầu quá nhiều tài nguyên CPU mà phụ thuộc hoàn toàn vào RAM. Nếu bạn đang có một web server với 8GB RAM, nhưng hệ điều hành và trang web của bạn đã chiếm mất 4GB, bạn có thể để phần RAM còn lại cho Memcached để tăng dung lượng lưu trữ.

Memcached hoạt động tốt trên hầu hết mọi Server Linux, bạn chỉ cần tải chúng bằng lệnh Linux.

Với người dùng debian hoặc Ubuntu sử dụng lệnh apt-get install memcached

Với người dùng Redhat/Fedora gõ lệnh yum install Memcached

Cách 2: Cài đặt Memcached trên WordPress với Plugin

WordPress có kho lưu trữ plugin lớn nhất để mở rộng chức năng của trang web. Chúng cũng cung cấp rất nhiều cache plugin, hầu hết là hỗ trợ Memcached, như W3TC.

Memcached Là Gì? Cách Hoạt Động & Sử Dụng Memcached trên WordPress
Plugin W3TC

Nếu bạn sử dụng W3TC, bạn tìm đến tab General Setting và chọn Memcached ở dropbox dưới, trong đó bao gồm: Page cache, Minify Cache và Database Cache.

Sử dụng Memcached WordPress

Lưu toàn bộ cài đặt và đừng quên để xóa bộ nhớ đệm một lần.

Kết luận

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!