Redis là gì? Các Data Model Tích Hợp Sẵn Trong Redis Cloud Hosting

Redis là gì? Đối với các chuyên gia mạng máy tính, Redis là một thuật ngữ rất đỗi quen thuộc. Nhưng với một người chưa quá thông thạo các dữ liệu lưu trữ thì rất ít người biết được. Nếu bạn cũng là một trong số đó, thì bạn hãy theo chân LANIT tìm hiểu chi tiết khái niệm về Redis và các ứng dụng nổi bật của mã nguồn mở này nhé.

Redis là gì?

Redis là gì? Redis có tên gọi tiếng Anh là Remote Dictionary Server. Là một mã nguồn mở hay kho lưu trữ dữ liệu dạng Key – Value với chức năng chính là:

  • Hỗ trợ người dùng lưu trữ dữ liệu có cấu trúc xác định.
  • Sử dụng như Database thông thường trên hệ thống mạng máy tính.
  • Có tính năng tương tự như bộ nhớ Cache hoặc một Message Broker.
Redis là một mã nguồn mở hay còn gọi là kho lưu trữ dữ liệu dạng Key - Value
Redis là một mã nguồn mở hay còn gọi là kho lưu trữ dữ liệu dạng Key – Value

Lợi ích khi sử dụng Redis

Sử dụng Redis giúp thao tác truy cập và lưu trữ dữ liệu được thực hiện nhanh chóng hơn
Sử dụng Redis giúp thao tác truy cập và lưu trữ dữ liệu

Thực tế cho thấy quá trình ứng dụng Redis sẽ đem đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng. Nổi bật như:

  • Tạo nên kho bộ nhớ lưu trữ Data rộng rãi hơn để quá trình truy cập mạng máy tính được diễn ra cấp tốc.
  • Đơn giản hóa các câu lệnh để các thao tác truy cập, lưu trữ và sử dụng Data được thực thi tức thì.
  • Sao chép dữ liệu dễ dàng từ máy chủ này sang máy chủ khác với hiệu suất đọc cao nhất. 
  • Hỗ trợ User xây dựng các giải pháp lưu trữ có tính khả dụng cao với độ tin cậy lớn và hiệu suất hoạt động cực kỳ ổn định.
  • Giúp người dùng phát triển và cập nhật các công nghệ mới nhanh chóng để định dạng được nhiều kiểu data hiện có.

Các đặc trưng cơ bản của Redis

So với các mã nguồn mở khác, Redis sẽ mang trong mình các đặc trưng nổi bật riêng giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết như sau: 

Các kiểu Module của Redis

Theo các chuyên gia công nghệ chia sẻ thì Redis hiện đang có sẵn nhiều kiểu Module sau đây:

  • Framework (ae và anet): Hỗ trợ các User xử lý tất cả các bất đồng bộ xảy ra bên trong hệ thống lưu trữ.
  • Mô tả dữ liệu: Là các dạng thức biểu thị các dữ liệu được lưu trữ bên trong Redis như sds.c, t_hash.c, t_list.c và notify.c (pub-sub),…
  • Bộ lưu trữ Data: Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu cơ sở và dữ liệu hệ thống có dạng db.c, dict.c, ziplist.c và zipmap.c,…
  • Hỗ trợ IO: Bao gồm các dạng thức bio.c, rio.c và rdb.c,…
  • Utilities: Chứa đựng các dữ liệu dưới dạng pqsort.c, lzf_c.c, lzf_d.c,…

In-Memory Redis

In-Memory Redis là một thuộc tính của mã nguồn mở. Cụ thể hơn là thuật ngữ này được dùng để chỉ khả năng lưu trữ dữ liệu trên RAM của Redis. 

Thực tế cho thấy khi dữ liệu được ghi trên RAM, tốc độ đọc ghi Data sẽ nhanh hơn rất nhiều so với khi ghi trên ổ cứng. Đây là một đặc điểm ưu việt giúp cho Redis nhận được sự ưa thích lớn của anh em công nghệ.

Slave Replication

Slave Replication là tính năng duy trì nhiều bản sao lưu dữ liệu của Redis. Nó được thực hiện bằng cách cho phép người dùng tự động sao chép một Data nào đó từ nơi này đến nơi khác hoặc ngay tại nơi mà dữ liệu được quản lý. 

Slave Replication duy trì các bản sao lưu có trong cơ sở dữ liệu
Slave Replication duy trì các bản sao lưu có trong cơ sở dữ liệu

Persistent Redis

Redis chủ yếu lưu trữ dữ liệu trên RAM, nhưng cũng hỗ trợ sao lưu dữ liệu trên ổ cứng để đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng khôi phục dữ liệu khi gặp sự cố. Đây gọi là Persistent Redis.

Persistent Redis có những tính năng nổi bật như:

  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu khi gặp sự cố.
  • Hỗ trợ khôi phục dữ liệu sau khi khởi động lại server.
  • Hỗ trợ gửi dữ liệu nhanh chóng đến Slave Server và tính năng Replication.

Hiện Redis cung cấp 2 phương thức khác nhau cho người dùng lựa chọn khi sao lưu dữ liệu ra ổ cứng là RDB và AOF. Mỗi một phương thức như thế sẽ có các ưu nhược điểm như sau:

RDB (Redis Database Backup):

  • Ưu điểm: Sao lưu các Version nhanh chóng, dễ dàng di chuyển các data và tối ưu hóa hiệu năng của Redis.
  • Nhược điểm: Có thể mất dữ liệu cuối cùng khi gặp sự cố, sao lưu dữ liệu lớn mất thời gian.

AOF (Append Only File):

  • Ưu điểm: Dữ liệu ổn định hơn, không cần tìm kiếm file khi sao lưu, tự động ghi log.
  • Nhược điểm: File lớn hơn RDB, sao lưu chậm hơn, không tái tạo dữ liệu chính xác khi khởi động lại.

Tham khảo thêm: Joomla là gì? Các bước cài đặt và sử dụng chi tiết từ A đến Z

Các Data Model được tích hợp sẵn trong Redis Cloud Hosting

Hiện tại, Redis được tích hợp sẵn các Data Model khác nhau để người dùng dễ lựa chọn và sử dụng là:

  • Redis Key: Cung cấp các lệnh để quản lý các key trong Redis. Các lệnh này bao gồm xóa key (DEL), kiểm tra sự tồn tại (EXISTS), và tìm kiếm key theo mẫu (KEYS).
  • Redis Cluster: Cho phép phân tán dữ liệu trên nhiều node, hỗ trợ phân tầng và tăng tính sẵn sàng, giúp phát triển các ứng dụng có khả năng mở rộng cao.
  • Redis Sentinel: Giám sát các instance Redis và tự động chuyển đổi dự phòng nếu một instance gặp sự cố, đảm bảo tính sẵn sàng cao cho hệ thống.
  • Redis Hash: Lưu trữ và quản lý các cặp key-value trong bảng băm, lý tưởng cho việc lưu trữ các object như cấu hình hoặc dữ liệu người dùng.
  • Redis List: Quản lý danh sách các giá trị, hỗ trợ các kiểu dữ liệu như Stack (danh sách ngăn xếp) và Queue (hàng đợi).
  • Redis Pub/Sub: Hỗ trợ mô hình publish/subscribe, cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau thông qua các kênh (channel) mà không cần biết về sự tồn tại của nhau.
  • Redis String: Quản lý các key và giá trị dạng chuỗi, hỗ trợ các lệnh như SET để đặt giá trị, GET để lấy giá trị, và GETSET để lấy giá trị cũ và đặt giá trị mới.
  • Redis Sorted Set: Quản lý các giá trị duy nhất và sắp xếp chúng theo điểm số hoặc thứ tự xác định, hữu ích cho các ứng dụng yêu cầu sắp xếp dữ liệu.
  • Redis Transaction: Cho phép thực hiện nhóm lệnh theo thứ tự xác định trước, đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Các lệnh trong giao dịch được bắt đầu bằng MULTI và kết thúc bằng EXEC.

5 Ứng dụng nổi bật của Redis trong mạng máy tính

Redis được ứng dụng vô cùng đa dạng trong hệ thống mạng máy tính. Vậy cụ thể hơn ứng dụng của Redis là gì? LANIT sẽ nói cho bạn biết ngay sau đây:

Caching 

Do có tốc độ ghi khá nhanh nên Redis được dùng làm Caching, nghĩa là làm bộ nhớ đệm. Ngoài ra, Redis còn được ứng dụng làm Full Page Cache cho các trang Web cần giảm độ trễ trong lúc truy cập vào mạng dữ liệu. 

Lưu trữ luân phiên

Redis có tính lưu trữ Data rất khả dụng với độ ổn định cao nên thường được dùng như là một kho lưu trữ dữ liệu luân phiên. Đôi khi nó còn được kết hợp với các Database khác để gia tăng tốc độ xử lý dữ liệu cho hệ thống mạng máy tính.

Redis được ứng dụng như là kho lưu trữ dữ liệu luân phiên trên hệ thống máy tính
Redis được ứng dụng như là kho lưu trữ dữ liệu luân phiên trên hệ thống máy tính

Bộ đếm

Thực tế cho thấy, các Set và Sorted Set trong Redis có khả năng tăng giảm thông số dữ liệu trên RAM khá nhanh chóng. Vậy nên chúng thường được ứng dụng để đếm lượt view của một website hoặc đếm xếp hạng của một trò chơi nào đó. 

Queues

Trong trường hợp này, Redis còn được dùng để tạo lập nên các hàng đợi trong quá trình xử lý các yêu cầu. Nó đồng thời còn hỗ trợ người dùng lưu trữ các List và sắp xếp các phần tử trong danh sách đó một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do vì sao mà Redis được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực game, tài chính và cả lĩnh vực công nghệ quảng cáo.

Publish/Subscribe

Nghĩa là tạo kênh chia sẻ các Data có bên trong hệ thống mạng máy tính. Theo đó, Redis sẽ hỗ trợ người dùng tạo lập các Channel hoặc Comment để trao đổi dữ liệu giữa Publisher và Subscriber. Chẳng hạn như theo dõi hệ thống chát hoặc tăng cường kết nối trong mạng xã hội.

Không nên sử dụng Redis trong những trường hợp nào ?

Mặc dù Redis là một mã nguồn mở có sức mạnh vượt trội thế nhưng trong một số trường hợp các chuyên gia sẽ không khuyến khích sử dụng Redis. Một vài trường hợp điển hình có thể kể đến như: 

  • Sử dụng Redis làm cơ sở dữ liệu duy nhất cho một ứng dụng có quy mô cực kỳ lớn.
  • Sử dụng Redis như một server giao dịch.
  • Sử dụng Redis làm cơ sở dữ liệu quan hệ

Kết luận

Phía trên là các thông tin cực kỳ hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc Redis là gì? Nó có tính ứng dụng gì nổi bật? Đây quả là một kho lưu trữ dữ liệu cực kỳ lý tưởng dành cho tất cả các User bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Chúc bạn thành công!

Nguyễn Đức Hòa

Xin chào, mình là Nguyễn Đức Hoà, hiện đang đảm nhận vị trí Trưởng phòng kỹ thuật tại LANIT. Với 8 năm kinh nghiệm trong mảng System, Network , Security; mình luôn hướng đến việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất cho mọi dự án. Công việc của mình không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà còn mang đến cho khách hàng những giải pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất hiện nay. Rất hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ của mình sẽ mang lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!