KDE Plasma Là Gì? Nên Chọn KDE hay GNOME?

KDE Plasma là môi trường máy tính để bàn cũ nhưng hiện nay vẫn được ứng dụng nhiều cho người dùng vi tính vì hiệu quả và khả năng sáng tạo của nó. Vậy KDE Plasma là gì? Giữa KDE và GNOME nên chọn cái nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây nhé!

KDE Plasma là gì?

KDE Plasma thuộc trong các môi trường máy tính để bàn cũ vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Cũng bởi vì KDE đã tạo được danh tiếng và phát triển vững chức trong Linux và GNU. Nhờ đó, KDE được các nhà phát triển mô tả là một máy tính để bàn thế hệ mới cho Linux. KDE cho phép quản lý các tệp người dùng như video, tài liệu, nhạc,… Ngoài ra, nó còn cung cấp cách làm việc với máy tính rất sáng tạo và hiệu quả.

KDE Plasma là gì?
KDE Plasma là gì?

Các tính năng chính của KDE Plasma

KDE Plasma có rất nhiều tính năng nổi bật như:

  • Phát triển dựa trên công cụ QT
  • Cung cấp hệ sinh thái ứng dụng đa dạng và khổng lồ vẫn đang tiếp tục mở rộng
  • Được tạo nên hoàn toàn từ phần mềm tự do, open -source thuần tuý nhất
  • Giúp người dùng dễ dàng sử dụng tất cả các chức năng, ứng dụng tích hợp
  • Sở hữu giao diện thân thiện người dùng
  • Tính năng đọc hiểu tuyệt vời, nhanh nhạy
  • Plasma hỗ trợ nhiều desktop ảo, giúp người dùng quản lý và phân loại các ứng dụng đang chạy.
  • Ngoài Linux, Plasma còn có thể chạy trên các nền tảng khác như FreeBSD.
  • Người dùng có thể thêm nhiều loại widget vào desktop hoặc panel để hiển thị thông tin như thời tiết, đồng hồ, lịch, v.v.
  • Tính năng KRunner cho phép tìm kiếm nhanh ứng dụng, tệp tin và thực hiện nhiều tác vụ khác trực tiếp từ thanh tìm kiếm.
KDE Plasma có rất nhiều tính năng nổi bật
KDE Plasma có rất nhiều tính năng nổi bật

Vì sao nên sử dụng KDE Plasma?

Hãy cùng tìm hiểu lí do nên sử dụng KDE Plasma nhé!

Không tiêu tốn nhiều bộ nhớ

KDE Plasma yêu cầu ít RAM và hoạt động tốt trên CPU yếu. Mặc dù Steam Deck không thiếu CPU mạnh hay RAM, nhưng sử dụng Plasma giúp giải phóng tài nguyên cho các phần mềm khác, mang lại lợi ích tổng thể.

Tuổi thọ pin ngắn

Khi CPU không phải làm việc quá nhiều, thiết bị sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn, giúp kéo dài tuổi thọ pin. Điều này đặc biệt quan trọng với thiết bị di động như Steam Deck. Dù chế độ Máy tính để bàn có thể không tiện khi di chuyển nhưng KDE cho phép điều khiển bằng cần joystick, bàn di chuột và sử dụng bàn phím ảo. KDE Plasma giúp bạn sử dụng chế độ này lâu hơn nhờ tiết kiệm năng lượng.

Có độ quen thuộc cao

Nhiều bản phân phối Linux có giao diện giống Windows, và KDE Plasma là một trong số đó. Giao diện giống Windows có thể gây tranh cãi về tính thân thiện, nhưng với game thủ PC, điều này rất hữu ích. Phần lớn các trò chơi PC được phát triển cho Windows, nên game thủ quen với Windows sẽ dễ dàng sử dụng KDE mà không gặp nhiều khó khăn.

lí do nên sử dụng KDE
Lí do nên sử dụng KDE

Dễ dàng kết nối để truyền tệp dữ liệu

Bạn có thể kết nối Steam Deck với ổ cứng di động để truyền tệp hoặc dùng KDE Connect để gửi tệp qua mạng không dây. KDE Connect là tính năng tích hợp cho phép trao đổi tệp nhanh chóng giữa hai thiết bị đã cài đặt ứng dụng này. Được phát triển bởi cộng đồng KDE, KDE Connect mang lại trải nghiệm tuyệt vời trên Steam Deck.

Không cần cập nhật nhiều lần

Phiên bản SteamOS trên Steam Deck dựa trên Arch Linux, cho phép cập nhật liên tục mà không cần phiên bản chính. Arch Linux và KDE đều phát hành phần mềm theo từng phần, phù hợp với mô hình phát hành cuốn chiếu.

Tuỳ chỉnh giao diện cho phù hợp với người dùng

Bạn có thể thay đổi biểu tượng KDE Plasma trong trình khởi chạy ứng dụng thành biểu tượng của bản phân phối mà bạn đang dùng. Nhiều bản phân phối, bao gồm SteamOS, đều hỗ trợ điều này.

Đồng thời có thể thêm phím tắt đến Steam hoặc phím tắt để trở lại Chế độ chơi game từ màn hình nền.

So sánh giữa KDE và GNOME

Tiêu chíKDE PlasmaGNOME
Giao diện người dùngBố cục kiểu Windows, thanh khởi chạy ở góc dưới trái, chỉ báo hệ thống ở góc dưới phải. Các nút thu nhỏ, phóng to và đóng trên thanh tiêu đề.Giao diện Activities Overview cho phép tìm kiếm, xem cửa sổ mở và điều hướng không gian làm việc. Không có nút thu nhỏ hoặc phóng to.
Khả năng tùy chỉnhTùy chỉnh cao, cho phép thay đổi hầu hết mọi khía cạnh của giao diện.Tùy chỉnh hạn chế, yêu cầu sử dụng GNOME Tweak Tool và tiện ích mở rộng để thay đổi.
Ứng dụngNhiều phần mềm mạnh mẽ như Kdenlive, digiKam, Krita. Có thể tùy chỉnh ứng dụng theo ý muốn.Tập trung vào thiết kế đơn giản với ứng dụng GNOME như gThumb và Apostrophe.
Tiện ích mặc địnhBao gồm nhiều ứng dụng bổ sung như LibreOffice.Cơ bản, người dùng cần cài đặt thêm ứng dụng.
Tính dễ sử dụngThích hợp cho người dùng quen với Windows, có nhiều tùy chọn và tính năng.Tương tự với thiết kế của điện thoại và máy tính bảng, dễ sử dụng cho người mới.
Sử dụng tài nguyên hệ thốngYêu cầu ít RAM và CPU, hoạt động mượt mà trên máy tính yếu.Đưa ra trải nghiệm tối giản, có thể gặp trục trặc đối với một số người dùng vì tương tác liên tục với Activities Overview.
Hiệu suất và tính đáp ứngTốc độ khởi động nhanh, hoạt động ổn định trong thời gian dài.Thời gian khởi động tương tự như KDE Plasma, nhưng có thể chậm dần sau 4-6 giờ sử dụng liên tục.
 Nên Chọn KDE hay GNOME?
Nên Chọn KDE hay GNOME?

Kết luận

Việc lựa chọn sử dụng môi trường nào còn tuỳ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Nếu bạn cần môi trường đồ hoạ nhanh, đáp ứng cao và tương đồng như Windows thì nên lựa chọn KDE. Nếu bạn tìm kiếm giải pháp thay thế MacOS, dễ dùng thì có thể nghiên cứu về GNOME.

Với những chia sẻ về KDE Plasma, LANIT hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Nếu bạn còn cần giải đáp thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi phía dưới phần bình luận để LANIT hỗ trợ nhanh nhất nhé! Đừng quên theo dõi để cập nhật các bài viết công nghệ mới nhất!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!