Honeypot là gì?
Honeypot là kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực bảo mật mạng để thu hút, giữ chân và theo dõi những kẻ tấn công mạng, làm chệch hướng và nghiên cứu các nỗ lực hack nhằm đạt được quyền truy cập trái phép vào hệ thống thông tin. Kỹ thuật này có thể được triển khai ở nhiều dạng khác nhau, nhưng vẫn nhằm mục đích giả mạo để đánh lừa kẻ xấu muốn tấn công hệ thống.
Đây được xem là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xác định và bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công từ các tác nhân đe dọa. Ngoài ra, nó còn được các nhà nghiên cứu an ninh mạng muốn tìm hiểu thêm về các công cụ và kỹ thuật mà kẻ tấn công sử dụng.
Cách mà Honeypot hoạt động ra sao?
Honeypots được thiết kế cần trông giống như mục tiêu mạng mà một tổ chức đang cố gắng bảo vệ, nó được sản xuất trông giống như một cổng thanh toán, là mục tiêu phổ biến của tin tặc vì nó chứa lượng thông tin cá nhân và chi tiết giao dịch phong phú.
Khi ở trong mạng, có thể theo dõi chuyển động của tội phạm mạng để hiểu rõ hơn về phương pháp và động cơ của chúng. Giúp tổ chức có phương án điều chỉnh các giao thức bảo mật đang có để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự đến các mục tiêu hợp pháp trong tương lai. Nó thường chứa các lổ hổng bảo mật có chủ ý nhưng không quá rõ ràng để tránh kẻ xấu nghi ngờ bất thường.
Honeypots đóng vai trò là công cụ thu thập thông tin được thiết kế để giúp các tổ chức hiểu được các mối đe dọa và lỗ hổng hiện có cũng như xác định các mối đe dọa. Chứ nó thường không được dùng để giải quyết các vấn đề như tường lửa hoặc phần mềm chống vi-rút.
Lợi ích và rủi ro của Honeypot mang lại
Lợi ích của Honeypots mang lại trong hệ thống an ninh mạng
Honeypots là kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong an ninh mạng. Với mục tiêu chính là phát hiện và vạch trần các lỗ hổng trong hệ thống hiện có và thu hút tin tặc khỏi các mục tiêu hợp pháp. Honeypot có thể giúp tổ chức tập trung nhân lực về an ninh mạng dựa trên các kỹ thuật để nhắm đến mục tiêu.
Sử dụng Honeypots mang lại các lợi ích cho hệ thống an ninh mạng như:
- Dễ phân tích
Lưu lượng truy cập Honeypot được giới hạn với kẻ xấu nên nhóm infosec không cần phải tách các tác nhân xấu khỏi lưu lượng truy cập web hợp pháp. Trong Honeypot, các hoạt động đều có thể bị coi là độc hại. Kỹ thuật viên an ninh mạng có thể dành nhiều thời gian hơn để phân tích hành vi của tội phạm mạng thay vì phân loại chúng khỏi người dùng thông thường.
- Thu thập thông tin liên tục
Sau khi được triển khai, công cụ honeypot có thể làm lệch hướng một cuộc tấn công mạng và thu thập thông tin liên tục. Thông qua đó, nhóm an ninh mạng có thể ghi lại loại tấn công nào đang xảy ra và cách chúng phát triển. Điều này giúp tổ chức có cơ hội thay đổi các giao thức bảo mật của họ để phù hợp với nhu cầu.
- Nhận dạng mối đe dọa nội bộ.
Honeypots có thể xác định hầu hết các mối đe dọa an ninh bên trong và bên ngoài. Honeypot có thể thu hút các tác nhân bên trong đang cố gắng truy cập vào dữ liệu, IP hoặc thông tin nhạy cảm khác của tổ chức.
- Tiêu tốn ít tài nguyên, chi phí
Bởi honeypot xử lý lưu lượng truy cập hạn chế nên chúng tốn ít tài nguyên. Không đặt ra yêu cầu lớn về phần cứng, mà có thể cài đặt honeypot thông qua các máy tính cũ. Về phần mềm, nó có thể được viết sẵn từ các kho lưu trữ trực tuyến, giúp giảm nỗ lực nội bộ để thiết lập và khởi chạy honeypot.
- Cung cấp thông tin tin cậy về các mối đe dọa đang phát triển ra sao.
Honeypots cung cấp thông tin về các cuộc tấn công, cách khai thác và phần mềm độc hại,… Tin tặc luôn điều chỉnh kỹ thuật xâm nhập của chúng. Do đó, sử dụng Honeypots giúp mạng của của bạn phát hiện các mối đe dọa, xâm nhập mới với tỷ lệ sai số khá thấp.
Rủi ro khi sử dụng Honeypot
Honeypot sẽ không bảo vệ hoàn toàn hệ thống của tổ chức trước các mối đe dọa và rủi ro. Tội phạm mạng có thể sử dụng honeypot giống như các tổ chức. Khi nó nhận thấy honeypot là mổi nhử, nó sẽ spam honeypot nhằm thu hút sự chú ý khỏi các cuộc tấn công thật vào hệ thống của bạn. Chúng có thể tung tin tặc cho honeypot.
Ngoài ra, sử dụng honeypot còn có rủi ro khi môi trường mồi nhử bị cấu hình sai. Như vậy, kẻ tấn công sẽ có thể xác định được cách di chuyển từ mồi nhử sang cá phần khác của mạng. Vì vậy, các tổ chức cần cài đặt và cấu hình đồng thời firewall và các công cụ giám sát dựa trên đám mây để làm lệch hướng các cuộc tấn công và xác định các hành vi xâm nhập tiềm ẩn một cách nhanh chóng.
Các loại Honeypots hiện nay
Có ba loại honeypot được phân chia theo các cấp độ hoạt động độc hại khác nhau. Cụ thể:
- Honeypot thuần túy: Hệ thống sản xuất hoàn chỉnh giám sát các cuộc tấn công thông qua việc dò lỗi URL kết nối honeypot với mạng.
- Honeypot có mức độ tương tác thấp: Loại này sẽ copy các dịch vụ và hệ thống thu hút sự chú ý của kẻ xấu. Nó giúp thu thập các dữ liệu từ các cuộc tấn công như botnet và worms malware
- Honeypot có tính tương tác cao: Các thiết lập phức tạp hoạt động như cơ sở hạ tầng sản xuất thực sự. Nó không hạn chế khả năng hoạt động của các tội phạm mạng, cung cấp thông tin chuyên sâu về an ninh mạng. Tuy nhiên, nó yêu cầu bảo trì cao hơn và chuyên môn cũng cao hơn để đảm bảo kẻ tấn công mạng không thể truy cập tới hệ thống mạng thực sự.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về Honeypot là gì? Cách hoạt động của Honeypot và lợi ích cũng như rủi ro Honeypot mang lại cho hệ thống an ninh mạng. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ, liên hệ ngay với LANIT để được hỗ trợ sớm nhất nhé!