Cloud Backup: 6 điều mọi doanh nghiệp nên biết về Cloud Backup

Cloud backup hay còn gọi là sao lưu dữ liệu đám mây là dịch vụ được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Bài viết này, LANIT sẽ phân tích chi tiết!

Cloud Backup là gì?

Cloud Backup hay còn gọi là Sao lưu trực tuyến – Giải pháp tiên tiến về việc sao lưu và khôi phục dữ liệu. Sử dụng công nghệ đám mây, Cloud Backup mang đến một cấp độ bảo mật cao và tính tiện lợi cho người sử dụng ngày nay.

Cloud Backup: 6 điều mọi doanh nghiệp nên biết về Cloud Backup
Cloud Backup là gì?

Cụ thể, Cloud Backup là hình thức sao lưu dữ liệu thông qua việc tạo và chuyển gửi bản sao của dữ liệu Internet tới một máy chủ nằm ngoài hạ tầng của tổ chức. Máy chủ thường sẽ thuộc sở hữu của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây độc lập. Người sử dụng sẽ mất một khoản phí nhất định khi sử dụng gói dịch vụ Cloud Backup này.

Cách thức hoạt động của Cloud Backup là gì?

Trong quá trình thực hiện sao lưu, dữ liệu được nhân bản (copy) và lưu trữ trên nhiều phương tiện hoặc kho lưu trữ khác nhau. Điều này nhằm mục đích tạo ra bản sao an toàn của dữ liệu, cho phép dễ dàng truy cập khi cần khôi phục dữ liệu. Cloud Backup là một giải pháp phổ biến được nhiều tổ chức ưa chuộng để thực hiện quá trình này.

Lợi ích Cloud Backup mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Cloud Backup giúp nâng cao khả năng bảo vệ đối với dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc xử lý vấn đề như lỗi phần mềm, nhiễm virus hoặc tấn công từ hacker diễn ra thường xuyên. Những thách thức này thường dẫn đến mất mát dữ liệu quan trọng, nhưng với Cloud Backup, dữ liệu được đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng bởi những sự cố này.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho hệ thống dữ liệu thì Cloud Backup còn hỗ trợ giảm thời gian ngưng hoạt động hay những tổn thất trực tuyến. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của Cloud Backup

Tính khả dụng

Cloud Backup có độ tin dùng cao. Hầu hết doanh nghiệp đều tin dùng và cố gắng đào tạo nhân viên biết cách truy xuất và khôi phục dữ liệu đã mất.

Bảo mật tốt

Dữ liệu lưu trữ trên các dịch vụ đám mây đều được đảm bảo an toàn thông qua việc áp dụng một lớp mã hóa bảo mật và chỉ cho phép những người được ủy quyền truy cập. Hạn chế nguy cơ mất thông tin do xâm nhập bất hợp pháp.

Cloud Backup: 6 điều mọi doanh nghiệp nên biết về Cloud Backup
Cloud Backup mang đến lợi ích gì?

Khả năng mở rộng

Một trong những ưu điểm nổi bật của Cloud Backup là khả năng mở rộng linh hoạt. Bạn có thể điều chỉnh dung lượng lưu trữ tăng hoặc giảm theo nhu cầu của hệ cơ sở dữ liệu mà không cần đầu tư quá mức vào hạ tầng phần cứng. Chọn lựa dịch vụ sao lưu đám mây là một quyết định thông minh, giúp tối ưu hóa tài nguyên và chi phí.

Chi phí tương đối

Mức giá cho Cloud Backup rất đa dạng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Khi muốn gia tăng dung lượng bạn chỉ cần mua thêm một cách dễ dàng. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kĩ các khoản chi phí để chi sao cho phù hợp.

Khắc phục sự cố

Cloud Backup đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch khắc phục sự cố của các hệ thống, đặc biệt là khi cần truy cập dữ liệu để bắt đầu chỉnh sửa và khôi phục. Trong trường hợp mất mát hoặc hỏng hóc dữ liệu, bạn có thể dễ dàng khôi phục chúng từ các phiên bản sao lưu trước đó. Quy trình này diễn ra nhanh chóng, thường chỉ mất vài phút.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì Cloud Backup còn có một số hạn chế như:

  • Tốc độ sao lưu phụ thuộc vào băng thông và độ trễ
  • Chi phí Cloud Backup sẽ tăng theo lượng dữ liệu cần sao lưu.
  • Dữ liệu không còn nằm trong phạm vi kiểm soát của tổ chức mà nó được quản lý bởi một nhà cung cấp ngoại vi.

Khi nào cần sử dụng Cloud Backup?

Trực tiếp sao lưu lên đám mây công cộng

Bao gồm việc ghi lại dữ liệu trực tiếp trên cơ sở hạ tầng đám mây thuộc các nhà cung cấp. 

Dịch vụ sao lưu của nhà cung cấp

Khách hàng đưa dữ liệu lên dịch vụ đám mây của nhà cung cấp, trong đó bao gồm các dịch vụ sao lưu được triển khai và quản lý tại trung tâm dữ liệu của họ.

Sao lưu giữa các đám mây

Trong mô hình SaaS cho dữ liệu đám mây, quá trình sao chép dữ liệu diễn ra khi chúng được chuyển từ một đám mây sang một đám mây khác.

Khi nào cần sử dụng Cloud Backup?
Cloud storage background, business network design

Khi tổ chức hoặc doanh nghiệp chọn sử dụng dịch vụ cloud backup, việc tải lên bản sao lưu đầu tiên có thể mất một vài ngày, tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu truyền qua mạng.

Phương pháp Cloud Seeding cho phép nhà cung cấp cloud backup gửi một thiết bị lưu trữ đến khách hàng. Khách hàng lưu trữ dữ liệu cục bộ trên thiết bị này và sau đó gửi lại cho nhà cung cấp. Loại bỏ việc phải gửi toàn bộ dữ liệu ban đầu qua mạng đến nhà cung cấp cloud backup. Sau khi hoàn tất bản sao đầu tiên, chỉ những dữ liệu mới hoặc đã cập nhật được sao lưu qua mạng.

Điểm khác biệt giữa Public Cloud Backup và Private Cloud Backup

Hiện nay, có hai loại Cloud backup phổ biến là public cloud backup và private cloud backup . Public cloud backup là dịch vụ CNTT do bên thứ 3 cung cấp, phục vụ đối tượng người dùng đa dạng. Còn private cloud backup chỉ dành riêng cho một công ty cụ thể và chỉ cho phép truy cập nội bộ trong công ty.

Dưới đây là bảng phân biệt giữa hai loại hình Cloud Backup này:

Đặc ĐiểmPublic Cloud BackupPrivate Cloud Backup
Chi PhíThấp hơn, thanh toán theo sử dụngCao hơn, có chi phí cố định cao và cần đầu tư ban đầu
Bảo TrìĐược đảm bảo bởi nhà cung cấpTùy thuộc vào tổ chức, cần tự quản lý và bảo trì
Khả Năng Mở RộngDễ dàng mở rộng theo nhu cầuLinh hoạt, có thể điều chỉnh
Độ Tin CậyCao, dữ liệu vẫn được mã hóa trên public cloudCao, tăng cường bảo mật với quản lý quyền truy cập
Bảo MậtThấp hơn do chia sẻ tài nguyên và đối tượng người dùng đa dạngCao, chỉ người được cấp quyền mới có thể truy cập
Tính Linh HoạtGiới hạn do đối tượng người dùng đa dạngLinh hoạt, có thể điều chỉnh môi trường linh hoạt
Khả Năng Mở Rộng Lưu TrữCó thể giảm tốc độ truyền dữ liệu do nhu cầu lớnHiệu quả và đơn giản, dễ mở rộng quy mô lưu trữ
Giá CảPhù hợp với ngân sách hạn chếĐòi hỏi nguồn lực và ngân sách lớn hơn

Sự lựa chọn giữa hai loại dịch vụ này phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và chiến lược kinh doanh của từng tổ chức.

Cách lựa chọn Cloud Backup phù hợp và tối ưu chi phí

Để đưa ra quyết định phù hợp, chúng ta cân nhắc những điểm sau:

  • So sánh về chi phí, public cloud backup thường rẻ hơn so với private cloud backup. Với private cloud thường không hiệu quả chi phí như public cloud.
  • Public cloud backup thích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và mới bắt đầu, trong khi private cloud backup phù hợp với các công ty có nhu cầu CNTT cao cấp và phức tạp hơn.
  • Nếu an ninh và giảm rủi ro trước các sự cố mạng là ưu tiên hàng đầu, nên lựa chọn private cloud backup.

Trong trường hợp bạn khó lựa chọn thì có thể tham khảo dịch vụ Cloud Backup của LANIT để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. Cloud Backup LANIT:

  • Hỗ trợ backup đa nền tảng, sao lưu tương thích nhiều nền tảng khác nhau như Linux, Windows, MacOS và cả các nền tảng ảo hóa VMWare, KVM, Xen Citrix, Hyper-V.
  • Tự động sao lưu giúp quý khách hàng hoàn toàn có thể chủ động lên lịch backup cho server cũng như VPS của mình nhanh chóng và thuận tiện.
  • Dễ dàng khôi phục nhanh khi xảy ra sự cố chỉ với vài phút.

Hoặc khi khách hàng đăng ký các gói VPS giá rẻ, VPS cao cấp, hosting và thuê máy chủ giá rẻ của chúng tôi, sẽ được hỗ trợ backup dữ liệu định kỳ, đảm bảo dữ liệu được an toàn và bảo mật.

Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết.

Kết luận

Trên đây là 6 điều mà mọi doanh nghiệp cần biết về Cloud Backup, hy vọng bài viết đã đem lại nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có điều gì thắc mắc đừng ngần ngại mà bình luận ngay để LANIT giải đáp cho bạn nhé!

avata Hải

Triệu Huyền Trang

Triệu Huyền Trang chuyên gia 3 năm kinh nghiệm trong ngành Công Nghệ, Phần Mềm. Chuyên chia sẻ các kiến thức phần mềm mã nguồn, ứng dụng và thông tin về công nghệ hữu ích.

Chat với chúng tôi qua Zalo!
Chat với chúng tôi qua Zalo!